Những lễ vật dâng cúng

Một phần của tài liệu Phụng thờ dương tự minh qua di tích, lễ hội và phong tục (Trang 76 - 79)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Lễ hội và phong tục thờ cúng Dương Tự Minh

2.2.3. Những lễ vật dâng cúng

Dâng lễ vật là một trong những cách thức bày tỏ sự tơn kính và là một lễ nghi quan trọng trong ngày hội.

Lễ hội ở đền Đuổm, huyện Phú Lương được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm - tương truyền đó là ngày sinh của Dương Tự Minh. Đây là lễ hội lớn nhất nhì tỉnh Thái Ngun, có ý nghĩa mở đầu cho lễ hội mùa xuân. Trong lễ hội đền Đuổm, lễ vật dâng cúng ngoài những thành quả lao động của người dân thì trên mâm cỗ thờ khơng thể thiếu mười hai con cá chép nướng - tục Hèm liên quan đến truyền thuyết tồn tại quanh vùng núi Đuổm về Dương Tự Minh. Theo truyền thuyết, thuở nhỏ, Dương Tự Minh thường câu cá kiếm sống để đỡ đần người mẹ già. Con số mười hai làm người ta liên tưởng tới mười hai tháng trong năm Dương Tự Minh luôn lao động chăm chỉ, kiếm cá. Mười hai con cá được chia đều vào ba mâm cỗ mặn, mỗi mâm bốn con…Lễ vật dâng cúng của hội Đuổm mang ý nghĩa đặc biệt, gắn với cuộc đời nhân vật được phụng thờ.

Lễ vật dâng cúng trong ngày hội làng tại các di tích phụng thờ Dương Tự Minh ở huyện Phú Bình chủ yếu là những thành quả lao động của người dân. Có thể coi đây là sự tri ân và cảm tạ của người dân đối với Đức thành hoàng làng, người đã phù hộ độ trì cho dân làng có được một mùa vụ bội thu. Lễ vật thường phải chuẩn bị lễ chay và lễ mặn. Lễ chay gồm hoa quả theo mùa và tiền vàng. Lễ mặn gồm xôi in oản, thủ lợn, gà nguyên con…Gạo dùng đồ xôi phải là gạo nếp cái hoa vàng, chọn hạt ngun, khơng lẫn tấm. Nhìn chung đồ lễ hiện nay chủ yếu là hương hoa, oản quả, xôi, gà, thủ lợn… khơng có quy định riêng về một loại lễ vật đặc trưng buộc phải có trong ngày hội. Các mâm lễ được bày đặt ở những nơi trang trọng, lễ vật dâng thánh đồ mặn gồm xôi gà, xôi thủ lợn đặt tại hậu cung. Hoa quả bày đặt tại các ban thờ…Xưa kia trong các làng xã vào những năm được mùa thường thịt trâu (bò hoặc lợn) để tế. Sau khi tế xong, một nửa con biếu cho những người có vị thế trong làng. Một nửa con chia đều cho các xóm. Dân trong các xóm góp tiền gạo, rượu, rồi chọn nhà cai đám mà nấu thịt liên hoan ăn uống vui vẻ.

Sự phụng thờ Dương Tự Minh ở huyện Phú Bình mang tính vùng miền rõ rệt. Phương Độ là một làng trung du nằm ven sông Cầu thuộc huyện Phú Bình, có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Trong làng hiện còn giữ lại nhiều phong tục tập quán mang đậm phong cách dân dã, truyền thống. Các lễ vật dâng cúng tại đình Phương Độ trong Đại lệ mùng 10 tháng 10 âm lịch dưới đây có thể là tiêu biểu cho những lễ vật dâng cúng Dương Tự Minh thời xưa:

Dân làng từ một tuổi đến năm mươi tuổi đều phải đóng góp trong các dịp mùng mười tháng tư và mùng mười tháng mười là hai hào rưỡi để làng mua lợn, gà, rượu, thịt, gạo nếp, trầu cau và hương hoa.

Mỗi giáp từ mùng hai tháng mười và ngày mùng ba tháng mười phải mua một con trâu (bị) đực khơng thiến chăn dắt cẩn thận, tắm rửa kỹ lưỡng

và vỗ béo để tế Thánh. Người làng xưa nay còn lưu truyền câu ca: “Mùng một giao ca, mùng hai chợ hội, mùng ba tậu ba trâu sáu sừng”.

Ngày mùng mười, mỗi giáp phải chuẩn bị giã bánh dầy. Một nồi gạo chỉ “bắt’ được 40 chiếc bánh. Bánh làm xong phải được trình bày đẹp, bên trên mặt bánh thường người ta dán chữ thọ bằng giấy trang kim, hoặc hình bơng hoa bằng giấy màu…Giã bánh dày là một công việc rất cầu kỳ đòi hỏi sự dẻo dai, khéo léo của người làm bánh. Bánh được giã phải ở trong cối mà người ta phải đan một chiếc mành, trên có lót mê cói sạch đã được quết tráng lên một lớp mỡ để chống dính. Mỡ dùng vào việc này phải được chế biến cẩn thận sao cho có màu trong, tinh khiết khơng có mùi khét. Chày giã bánh phần tay cầm được làm bằng một đoạn tre đực chiều dài chừng 1,2 m, đường kính từ 4cm- 5cm. Đầu chày được làm bằng gỗ có hình thù tựa như vồ đập đất. Đầu chày được bịt bằng một tấm đan bằng bẹ cau để chống dính. Khi xơi vừa chín tới, người ta đổ ra chiếc mê cói và bắt đầu giã ngay khi xơi cịn nóng. Hai người đứng đối diện nhau nện chày vào giữa bánh giã liên tục. Hai người phụ đứng bên cạnh luôn tay vắt bánh từ mép ngồi vào giữa mê cói. Khi bánh đã dẻo, mịn khơng cịn hạt gạo, người ta chọn một người có kinh nghiệm để bắt bánh, ngắt làm 40 phần bằng nhau rồi mới nặn thành hình quả hồng hoặc hình bánh nem. Sau khi bánh đã làm xong, được bày ra mâm. Đến khoảng 18h30 các giáp rước bánh ra đình, có kèn nhạc phụ họa.

Có thể thấy rằng, người dân dâng lên Dương Tự Minh những sản phẩm thơm - ngon - tinh - sạch - thiêng có nguồn gốc dù chay (sản phẩm hoa màu), hay mặn (sản phẩm chăn ni)…thì với tư cách là vật dâng cúng, người dân muốn gửi thông điệp tới thánh thần. Thánh thần chứng giám tấm lòng của người dân thơng qua đồ dâng cúng và từ đó trợ giúp, bảo vệ, ban cho người dân cuộc sống an lành và hạnh phúc.

Một phần của tài liệu Phụng thờ dương tự minh qua di tích, lễ hội và phong tục (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)