Lời văn cúng

Một phần của tài liệu Phụng thờ dương tự minh qua di tích, lễ hội và phong tục (Trang 79 - 82)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Lễ hội và phong tục thờ cúng Dương Tự Minh

2.2.4. Lời văn cúng

Một trong những phương tiện để người trần thông linh với thần thánh trong các nghi lễ đó là văn cúng và sớ tấu.

Những yếu tố tế lễ ở những nơi thờ Dương Tự Minh về cơ bản giống như các lễ hội đình ở vùng xi khác, tuy nhiên nét khác biệt được bộc lộ qua các bài văn cúng. Đối với những nơi như Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh…là nơi tập trung nhiều bậc khoa bảng, văn cúng có phần “văn vẻ” hơn, cịn ở các các di tích thờ Dương Tự Minh ở Phú Bình văn cúng giản dị, mộc mạc hơn.

Theo sưu tầm của chúng tôi, cho đến giờ chưa được biết bài văn cúng đầu tiên do ai làm ra để dâng lên Dương Tự Minh. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ban Tư văn làm nhiệm vụ soạn văn tế Dương Tự Minh để tấu dâng trong lễ hội. Sau này, hình thức ban Tư văn được thay thế bằng những cụ có uy tín trong làng, có trình độ, am hiểu về phong tục tập quán. Trên cơ sở văn tế được lưu truyền từ đời trước, các cụ soạn cho đúng ngày giờ, địa điểm, năm tổ chức lễ hội và trình tự các nghi lễ để chủ tế, thủ từ đọc trong trang nghiêm và đúng đắn. Văn tế được viết tại di tích, viết xong cài lên giá văn. Khi tế, văn tế được trợ tế, chuyển từ bên tả sang bên hữu tới chủ tế, văn đọc xong được hoá trước cung.

Trong mỗi làng lại có cách hành văn khác nhau. Tuy nhiên, nội dung chính là cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu, cầu thần phù hộ độ trì cho dân làng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.... Ngoài ra, trong văn tế còn xuất hiện các duệ hiệu, mỹ tự nhà vua phong cho Dương Tự Minh nhằm ca ngợi công đức của ông. Tùy từng địa phương và từng người viết, văn tế có thể được viết cả bằng chữ Hán, nhưng hiện nay chủ yếu là văn tế bằng chữ quốc ngữ. Lời văn tế trang trọng, thành kính xen lẫn những lời cầu khẩn mộc mạc khiến cho văn tế Dương Tự Minh có những nét riêng biệt. Sau đây, chúng tơi xin trích một số văn tế tiêu biểu do nhân dân địa phương cung cấp.

Văn tế Thượng Ngun tại đình Phương Độ:

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Tuế thứ…..niên chính nguyệt sơ thập ngũ nhật Thái Nguyên tỉnh, Phú Bình huyện, Xuân Phương xã, Phương Độ thơn, úc Tân Đình, viết lệ hữu đệ niên, đồng bàn thôn nghinh phụng hương đăng. Tế quan...; Bồi tế quan...; Phó ban...; Trưởng xóm đăng cai...Đồng bản thôn quan viên thuộc thượng hạ đẳng cẩn dĩ thanh trước, khiết sinh tư thình, long bàn khiết sinh, phù tữu hương đăng, phù lưu phẩm vật cãm chiêu cáo vụ.

Cung duy: Thượng đức đương Dương Quý Minh, đức quãng linh phù dục bảo trung hưng, gia tăng đông ngưng, thánh cung vạn tuế, bản cảnh thành hoàng thượng đẳng đại vương.

Ngự tiền:

Ơng tả đơ thống chính trực đại thần vị tiền Ông Hữu thống lĩnh cương nghị đại thần vị tiền

Đại vương văn võ thành phần, thông minh duệ khí, đoan ngũ vị dĩ tơn lâm, nhập nhất phương chi chúa tế, trừ tai hãn hoạn, hiền thanh danh, lập phúc nghinh tường thi đức huệ, mạnh xuân niên thuộc Duy Tân, kỳ phúc thức tuân thường lệ, ngưỡng kỳ vi diệu thành tơng, tích dĩ truy tương, phúc lý, tam dương khai thái, hân hoan vạn sự gia thành, ngũ phúc lai lâm, hỹ kiên thiên hưu tỷ chí. Cẩn cáo.

Văn tế Kỳ phúc tại đình Xuân La trong dịp lễ hội mùng 6 tháng giêng:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Duy! Tuế thứ…niên chính nguyệt kiến…sóc…sơ lục nhật…Thái Nguyên tỉnh, Phú Bình huyện, Xn Phương xã, La Thơn tế quan…Bồi tế…đồng bản thôn quan viên hương lão thượng hạ đẳng. Thanh chước khiết sinh tạp bàn phù lưu đẳng vật thứ phẩm chỉ điện cảm chiêu cáo vu. Vị tiền. Cao Sơn Quý Minh quang rượu đôn tĩnh địch cát tứ ngực rực bảo trung hưng bảo chiếu đàm ân

lễ long đăng trật thượng thượng đẳng đôn thần. Đệ niên lệ hữu kỳ phúc sự tất cáo lễ dã. Vị tiền viết.

Cung duy, Đại vương văm vũ thánh thần thơng minh duệ trí đoan ngũ vị dĩ lâm tôn, nhậm nhất phương chi chúa tể, trừ tai hãn hoạn hiển thanh danh tập phúc nghinh tường thi đức huệ, mạnh đông niên thuộc nghinh tân, kỳ phúc thức tuân thường lệ, ngưỡng kỳ vi diệu thánh thơng, tích dĩ tuy tương phúc lý, tam dương khai thái, hân hoan vạn vật giai thành, ngũ phúc lai lâ, hỷ kiến thiên hưu tư trí.Cẩn cáo.

Tiểu kết chương 2

Gắn liền với truyền thuyết, thần tích là các di tích thờ phụng Dương Tự Minh. Dù được thờ riêng hay phối thờ, dù trực tiếp lập công từ thời nhà Lý hay vẫn tiếp tục “âm phù” cho các cuộc chinh chiến của dân tộc sau này, Dương Tự Minh vẫn ln là bậc thánh - thành hồng của nhiều làng xã thuộc huyện Phú Bình và tỉnh Thái Nguyên. Các làng xã thuần nông trồng lúa nước, đều chung tâm thức thờ phụng Dương Tự Minh - thành hồng phù trì, che chở, bảo vệ cuộc sống cho họ một cách an bình và chắc chắn.

Lễ hội và phong tục thờ Dương Tự Minh ở mỗi làng, mỗi vùng tuy có một số cách biểu hiện, tổ chức khác nhau nhưng đều là cách thức thể hiện sự ngưỡng vọng lên thánh thần, cũng là dịp để thành hoàng làng Dương Tự Minh - bậc tướng tài trong chiến tranh bảo vệ đất nước, tiếp tục làm nhiệm vụ “bảo ngã lê dân”, đem lại cuộc sống no ấm và hạnh phúc cho từng cộng đồng nhỏ bé với những ước mong cụ thể, giản dị trong một năm lao động và sản xuất.

Qua hệ thống di tích, lễ hội và phong tục tín ngưỡng về Dương Tự Minh tại huyện Phú Bình, chúng ta đều thấy tốt lên một diện mạo chung về những sinh hoạt văn hóa thuần khiết, thể hiện sự thống nhất trong đa dạng đối với nhân vật lịch sử Dương Tự Minh.

Chương 3

BẢN CHẤT, Ý NGHĨA VÀ BIẾN ĐỔI

CỦA SỰ PHỤNG THỜ DƯƠNG TỰ MINH TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN HUYỆN PHÚ BÌNH HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Phụng thờ dương tự minh qua di tích, lễ hội và phong tục (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)