Bố cục mặt bằng, kết cấu và trang trí trên kiến trúc

Một phần của tài liệu Phụng thờ dương tự minh qua di tích, lễ hội và phong tục (Trang 45 - 55)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Hệ thống di tích phụng thờ Dương Tự Min hở huyện Phú Bình

2.1.3. Bố cục mặt bằng, kết cấu và trang trí trên kiến trúc

2.1.3.1. Bố cục mặt bằng

Bố cục mặt bằng là sự bố trí, sắp xếp các đơn nguyên kiến trúc của một di tích trên một mặt bằng. Mặt bằng các đình phụng thờ Dương Tự Minh thường được bố cục theo các hạng mục cơ bản như đình mơn, sân đình, đình chính gồm tiền tế và hậu cung.

Đình mơn thường xây bằng gạch, nối liền với hệ thống tường bao, là một cửa chính lớn với hai cột trụ được đắp gờ nổi, trên cùng có thể là hình bơng sen cách điệu, dưới một đế vng thót đáy, rồi tới lồng đèn với bốn ô lớn tạo khung với nhiều đường gờ để đắp nổi tứ linh bằng vôi vữa và chất phụ gia, bốn mặt thân cột thường là các câu đối.

Phía sau đình mơn có bức bình phong như đã thấy ở các đình Phương Độ, đình Đơng và đình Úc Sơn…Mục đích của bình phong là để chống luồng gió độc (đồng nhất với ma quỷ) thổi vào nơi ở của thánh.

Sân đình thường là hình vng hoặc hình chữ nhật được lát bằng gạch Bát Tràng, hoặc gạch đỏ. Đây là nơi diễn ra các hoạt động công cộng của làng xã như hội họp của chính quyền phong kiến hay các lễ hội hàng năm.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Bình chỉ có đình An Châu cịn tịa phương đình. Đó là một tồ nhà hình vng hai tầng tám mái, với diện tích chừng 9m2 , khơng xây tường bao quanh, nền cao hơn sân đình. Tịa phương đình mới được trùng tu lớn nên kiến trúc trang trí đơn giản, nhưng vẫn mang dáng vẻ của kiến trúc xưa.

Qua khảo sát điền dã có thể thấy đa phần các ngơi đình đã thay đổi cả quy mơ, diện tích và dáng vẻ kiến trúc so với xưa. Sự thay đổi này do hủy hoại của tự nhiên, hủy hoại của chiến tranh và hủy hoại của con người…

Tại một số đình có niên đại sớm như đình Phương Độ, đình Xuân La kiến trúc theo kiểu chữ nhất, gồm năm gian hai chái với bốn lá mái, các góc mái được làm đao cong. Hậu cung là một gác lửng cao nằm ở gian giữa của đình, cách nền đình khoảng 2m, phía trước có treo rèm mở và y môn bằng vải lụa đỏ. Phía sau là hậu cung được quây kín nơi đặt tượng Đức thánh. Khám thờ được khóa cẩn thận, bên trong cất giữ các đạo sắc phong của vua ban, niềm vinh quang lớn của làng xã.

Trước đây, đình Lũ n, đình Úc Sơn có nghi mơn, hai dãy nhà tả vu, hữu vu, tiền tế năm gian và hậu cung ba gian. Nhưng đến nay, đình Lũ Yên chỉ cịn một ngơi nhà ba gian xây bằng gạch, lợp ngói ta; đình Úc Sơn cũng cịn lại một ngơi nhà năm gian, nghi mơn mới được xây dựng lại.

Phần đa các ngơi đình trải qua các đợt trùng tu, sửa chữa lớn thường có kết cấu hình chữ đinh, gồm ba gian tiền tế và một gian hậu cung. Gian hậu cung nhỏ, bên trong thường xây bệ thờ, trên có thể đặt bát hương, bài vị và các đồ tế tự…

Theo di ngơn của các cụ trong làng thì xưa kia đình Đồi, đình Úc Kỳ, đình Lộng…có kiến trúc theo hình chữ nhất khá lớn gồm ba gian hai chái hoặc năm gian hai chái, hậu cung khơng ở phía sau, mà là một gác lửng ở gian giữa đình, bên trong đặt bài vị thành hồng làng. Trong đình có bắc sàn để hội họp. Nhưng trải qua nhiều đợt tu bổ lớn, quy mô đã thu nhỏ với ba gian hai chái, hậu cung được mở rộng về phía sau, tạo thế chữ đinh, nhà làm bằng gỗ xoan, bào trơn, không chạm khắc hoa văn.

Một số ngơi đình có niên đại khởi dựng muộn như đình Lũa, đình Bàn Đạt, đình Lềnh…hậu cung được mở rộng về phía sau đình, chiếm hết khơng gian của phần chuôi vồ, tạo thế chữ đinh. Nhờ đó hậu cung rộng, sâu, khép kín với vẻ thâm nghiêm huyền bí.

Dương Tự Minh được thờ ở các đình của huyện Phú Bình với cương vị là thành hồng làng. Cịn tại đền Đuổm, Dương Tự Minh được thờ với tư cách là vị thần bản mệnh của làng, đức Thánh Đuổm. Ðền đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn giữ được phong cách kiến trúc cổ gồm: đền Thượng, đền Trung và đền Hạ (Trong đó, đền Hạ thờ cơng chúa Diên Bình và cơng chúa Thiều Dung; đền Trung thờ Dương Tự Minh; đền Thượng thờ mẹ của ơng). Phía trước cổng đền, băng ngang qua đường quốc lộ 3 khoảng hơn chục mét là Thủy đình xây dựng theo kiểu kiến trúc hai tầng tám mái, hồ bán nguyệt và

sân lễ hội. Cụm di tích này được bố trí hợp lý, hài hịa trong một địa thế đẹp. Đền chính là một cơng trình xây dựng bề thế nhất trong khu vực này, với diện tích hơn 80 m2. Đền được xây dựng lại năm 2004, theo lối kiến trúc đặc trưng của thời Nguyễn. Đền có kết cấu dạng chữ đinh gồm nhà tiền tế và hậu cung. Hai nếp nhà này được liên kết chặt chẽ với nhau bằng hệ thống tường bao khép kín. Nhà tiền tế gồm ba gian đều nhau, xây gạch kiểu tường hồi bít đốc, các hàng cột dựng trên chân tảng đá, mái lợp ngói mũi hài.

2.1.3.2. Kết cấu kiến trúc

Kết cấu móng: Xưa kia móng của các đình chỉ là nền đất đầm chặt, các cột được đặt trên chân tảng, móng tường chỉ là ba đến năm lớp gạch. Hiện nay các cơng trình đều tạo nền móng bằng đá, sỏi, gạch vỡ....sâu khoảng 50 – 60cm.

Kết cấu nền: Trước đây, các di tích thờ phụng Dương Tự Minh ở Phú Bình đều có hệ thống sàn đình, trừ gian giữa để trống với nền đất nện. Hai gian tả hữu của đình được lát sàn gỗ theo nhiều cấp cao dần về hai chái. Mỗi cấp cao từ 10-15cm. Hiện nay, hệ thống sàn đã bị dỡ bỏ thay vào đó là kết cầu nền có lát gạch. Dấu vết lỗ mộng sàn đình vẫn cịn ở các cột tại đình Phương Độ, Hộ Lệnh, Úc Sơn, Xuân La…

Kiến trúc đình làng thờ Dương Tự Minh ở Phú Bình mang đặc trưng kiến trúc truyền thống Việt Nam. Cấu tạo kiểu khung chịu lực gồm các bộ vì (rường, cột) và hệ giằng (các loại xà) bằng vật liệu gỗ. Hiện nay, một số đình ở Phú Bình có năm gian hai chái như đình Phương Độ, đình Xuân La, đình Hộ Lệnh, đình Đơng, đình Làng Nguyễn, đình Lũa… Các đình khác thường có ba gian hai chái.

Đình được bao che bằng hệ thống tường bên ngồi hệ khung gỗ, có tác dụng bảo vệ và giảm thiểu các tác nhân xấu (con người, tự nhiên) xâm nhập vào nội thất.

Vì nóc phổ biến của các ngơi đình có kết cấu kiểu giá chiêng chồng rường. Vì nách thường được trang trí bằng cách soi gờ chỉ hoặc kết hợp chạm khắc. Trên những chi tiết kết cấu kiến trúc, người thợ điêu khắc còn khéo léo tạo tác các mảng chạm khắc, trang trí tơ điểm thêm cho cơng trình có giá trị thẩm mỹ cao.

Các ngơi đình phụng thờ Dương Tự Minh thường có bốn mái: mái trước, mái sau và hai mái hồi. Trên bờ nóc đình trang trí vịng thái cực trong vầng mặt trời, trong đồ án lưỡng long chầu nhật hoặc trang trí lưỡng long chầu nguyệt/nhật. Đầu mái cong tạo nên sự thanh thốt, nhẹ nhàng cho tồn

bộ cơng trình. Ngói lợp đình thường là ngói mũi hài. Có một số cơng trình trải qua nhiều đợt trùng tu lớn có kết cấu hai mái và tường hồi bít đốc…

Trên bờ nóc của đền Đuổm có trang trí “Lưỡng long chầu hổ phù ngậm chữ thọ”. Trường hợp rồng chầu hổ phù thì chắc chắn đó là chầu mặt trăng, vì trong tạo hình, biểu tượng của mặt trăng thường gắn với những con vật thiêng có cơ thể thiếu thốn (thời gian hiện hình của mặt trăng dưới con mắt người đời thường khuyết nhiều hơn là tròn).

2.1.3.3. Các đề tài trang trí trên kiến trúc

Như các di tích lịch sử khác trên đất nước Việt Nam, các di tích phụng thờ Dương Tự Minh ở Phú Bình cũng được thể hiện với nhiều đề tài, các đồ án trang trí điêu khắc. Các đề tài ấy được xuất hiện ngay từ nghi mơn của di tích, chúng được thể hiện bởi nhiều chất liệu, có thể là đắp nổi bằng vơi vữa, xi măng trên tường hồi, trên nóc đình, trên nghi mơn… Nhưng nhiều hơn cả, chúng được thể hiện trên các kiến trúc gỗ và trên các đồ thờ trong các di tích. Qua khảo sát, chúng tơi nhận thấy tại các đình thờ phụng Dương Tự Minh ở huyện Phú Bình có bốn nhóm đề tài trang trí mỹ thuật: thiên nhiên - vũ trụ, động vật, thực vật và con người. Qua những đề tài trang trí mỹ thuật này,

phần nào người dân muốn gửi gắm những ước vọng tới thành hoàng làng Dương Tự Minh về một cuộc sống bình an, giàu sang, hạnh phúc, trường tồn và phồn thịnh...

- Đề tài về thiên nhiên - vũ trụ trong điêu khắc trang trí

Mặt trời/ Mặt trăng: Hình tượng mặt trời biểu tượng cho sự chủ động và sự thống lĩnh. Mặt trời là thái dương hay đại diện cho nguyên lý thuần dương, biểu hiện của dương tính mạnh mẽ. Mặt trăng là hình ảnh mang ngun lý đối lập với mặt trời. Người xưa theo chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng để làm lịch, nên gọi là âm lịch, và cũng theo đó mặt trăng mang tính âm, liên quan đến phụ nữ. Mặt trăng mang lại điềm lành, hạnh phúc. Mặt trăng thường gắn nhiều với sự sinh sôi, nảy nở liên quan tới mùa màng...Trong chạm khắc trang trí đình làng mơ típ mặt trời và mặt trăng có mặt trong đồ án trang trí như: lưỡng long

chầu nhật/ nguyệt. Mơtíp này thường được bố trí ở vị trí trung tâm, trang trọng,

đắp nổi bằng vữa có thể gắn mảnh sành ở trên nóc đình, hoặc trong các đồ án trang trí ở cửa võng, hương án, trên trán bia đá...Như vậy, biểu tượng lưỡng long chầu nhật/nguyệt là biểu tượng của cát tường và sự an lành của nơi linh

thiêng trước mọi sự xâm nhập của tà ma...

Thái cực: được quan niệm là khởi nguyên của vũ trụ. Thái cực được diễn tả bằng một biểu tượng dưới dạng một hình trịn, ở giữa có đường lượn hình chữ S. Một nửa màu trắng (biểu tượng cho dương) có chấm đen (âm), nửa bên kia màu đen (biểu tượng cho âm) có chấm trắng (dương). Thái cực là nguồn gốc, là sự bắt đầu của sự sống. Sự chuyển động của thái cực sản sinh ra âm - dương. Âm dương vận động sản sinh ra vạn vật. Biểu tượng thái cực mang ý nghĩa về sự khởi đầu, hoàn hảo, toàn vẹn, mang lại điềm lành, hạnh phúc, đồng thời có thể trấn quỷ, trừ tà. Trong điêu khắc trang trí đình làng ở huyện Phú Bình, chúng tơi bắt gặp vịng thái cực trong vầng mặt trời trên nóc đình, trong đồ án lưỡng long chầu nhật, ở những ngơi đình muộn thời Nguyễn.

Mây mang đến những dấu hiệu tốt lành, hạnh phúc. Đối với cư dân nông nghiệp, mây là dấu hiệu báo hiệu cơn mưa. Đối với cộng đồng, cá nhân, mây mang đến điềm báo cát tường. Hình tượng mây được những người nghệ nhân dân gian xưa bố trí trong những đồ án trang trí cùng với tứ linh như long

vân khánh hội, long ẩn vân, phượng mây,...Vân mây cũng được chạm khắc

trên các vì nách, các bẩy hiên…của các đình.

Tia chớp: Hệ quả của mối quan hệ lửa và nước, dấu hiệu báo trước cơn mưa là tia chớp, sét. Hình tượng của tia chớp có ý nghĩa giao hịa để tạo ra mưa thuận, gió hịa. Tia chớp cịn là biểu tượng của thanh gươm, tia sáng mặt trời. Trong điêu khắc đình làng, tia chớp được hiện thực hóa dưới hình thức đao rồng (cịn gọi là đao lửa). Tia chớp - đao rồng làm cho con rồng như tăng thêm uy lực...

- Đề tài động vật trong điêu khắc trang trí

Nhóm động vật thể hiện dày đặc trong các di tích thờ phụng Dương Tự Minh là đề tài tứ linh (Long - Ly - Quy - Phượng). Tứ linh là bộ bốn con vật được cho là có nhiều quyền năng và thể hiện những ước vọng to lớn của con người.

Long là con rồng, được coi là con vật thiêng và xuất hiện nhiều nhất trong trang trí mỹ thuật. Con rồng là con vật chúng ta thấy xuất hiện ở khắp mọi nơi trong các di tích, từ bình phong, nghi mơn, cho đến tận hậu cung di tích. Rồng xuất hiện trong các mảng chạm gỗ và cả trong những di vật, cổ vật (Bát hương…). Rồng tượng trưng cho sức mạnh và uy lực tồn năng. Hình tượng rồng rất gần gũi với người dân Việt Nam, còn là biểu trưng của mưa thuận gió hịa.

Lân là con vật thiêng và có nhiều tên gọi. Lân có thể được gọi là Kỳ Lân. Do tạo hình có dáng lơng thú, bờm dài nên có khi được gọi là con Sư tử hay con Nghê. Theo quan niệm xưa, Lân biểu thị cho sự tốt lành. Đề tài con

lân thường được đặt chân trên một quả cầu trịn, vì thế gọi là lân vờn cầu hoặc sư tử hý cầu.

Phượng được cho là biểu hiện của sự thái bình khi nó xuất hiện. Phượng cũng biểu hiện cho sự kết hợp giữa đàn ông và đàn bà trong hôn nhân. Nếu Long tượng trưng cho đàn ơng thì Phượng biểu trưng cho phụ nữ. Qua đó, cặp đơi con vật này thường biểu hiện cho sự hoà hợp.

Quy là con rùa. Rùa có mai trịn và là con vật sống lâu, vì vậy, Rùa (Quy) thường biểu tượng cho sự bền vững, trường tồn.

Hổ phù: là một linh vật có bộ mặt giống như mặt lân. Hình tượng này ít khi được thể hiện dưới dạng chìm mà thường nổi khối trong kiến trúc và đồ thờ. Chúng thường chiếm vị trí trung tâm hoặc các ơ hộc vng của nhang án. Hổ phù là một linh vật thường chỉ được biểu thị có đầu và hai tay trước. Cư dân trồng lúa nước quan niệm rằng, nếu hổ phù nuốt hết mặt trăng (nguyệt thực tồn phần) thì năm đó đói to, thậm chí có cả chiến tranh. Nếu qi vật khơng nuốt được (nguyệt thực một phần) thì đó là điềm no đủ hạnh phúc...Chính từ nhận thức này mà hình tượng hổ phù ln xuất hiện trong kiến trúc và đồ thờ dưới hình thức đang ọe mặt trăng ra, như để đề đạt nguyện vọng cầu được mùa lên thần linh. Cũng có trường hợp hổ phù ngậm chữ thọ với ý nghĩa cầu mong sự trường tồn.

Tiêu biểu, tại đình Hộ Lệnh các bộ vì kèo đều được trang trí "Long, Ly, Quy, Phượng" rất đặc sắc. Các ván lá gió được chạm thủng với "Long vân khánh hội " là rồng mây quần tụ. Hai bộ vì hướng vào hậu cung đình được chạm khắc khéo léo "Sư tử hí cầu", hình tượng sư tử vờn khối cầu hay khối ngọc.

Bộ khung nhà đại đình Phương Độ và Xuân La còn giữ được nhiều mảng chạm, trang trí đầu đao, các đầu dư. Các cột cái cũng được chạm hình tứ linh theo phong cách chạm lộng, chạm bong kênh. Rồng có miệng rộng,

mũi hếch, mắt lồi, trán to, tai to kiểu tai trâu và đôi chân trước chỗi, trơng dáng vẻ uy nghi đường bệ. Các đầu nghé, kẻ được chạm hình như phượng múa, sư tử...

- Đề tài thực vật trong điêu khắc trang trí

Nhóm thực vật được xuất hiện trong các di tích thờ Dương Tự Minh ở huyện Phú Bình chủ đạo là hình tứ quý (Tùng - Cúc - Trúc - Mai). Là biểu tượng cho bốn mùa, bốn loại cây này được gọi chung là “Tứ quý hưng long” (bốn mùa tươi tốt), trong đó Tùng - mùa đơng, Cúc - mùa thu, Trúc - mùa hè, Mai - mùa xuân.

Tùng thuộc họ nhà thông cùng với bách. Tùng là loại cây chịu đựng bền bỉ trước thiên nhiên khắc nghiệt, bốn mùa luôn xanh tốt. Tán lá tùng bền lâu, nhựa cây không hề biến chất. Thân tùng thẳng, sống bền bỉ trong bộ tứ quý được gọi là Tùng Đại Phu như một người gánh vác trách nhiệm không quản ngại mọi thời tiết, đặc biệt là giá rét. Biểu tượng của cây tùng còn là sự trường thọ, một ước vọng muôn đời của con người.

Cúc là loại cây biểu trưng cho mùa thu. Hoa cúc biểu tượng cho sự sống lâu vì thế trong tứ quý, cúc được gọi là cúc vạn thọ. Hoa cúc cũng là biểu tượng cho niềm vui an lạc, viên mãn, là bạn của những người đi ở ẩn.

Một phần của tài liệu Phụng thờ dương tự minh qua di tích, lễ hội và phong tục (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)