7. Cấu trúc của luận văn
2.1. Hệ thống di tích phụng thờ Dương Tự Min hở huyện Phú Bình
2.1.2. Niên đại khởi dựng, quá trình tồn tại
Tương truyền, núi Đuổm là nơi Dương Tự Minh đã thác. Sau đó vào khoảng thế kỷ XII, nhân dân phủ Phú Lương dựng đền thờ Ngài. Đền Đuổm là nơi thờ chính. Trong Đại Nam nhất thống chí có viết: Sau khi Dương Tự
Minh mất, thường tỏ anh linh, nhân dân đã lập đền thờ. Cũng theo sách này có đoạn viết: “Điểm Sơn: Ở cách huyện Phú Lương 30 dặm về phía Tây -
Bắc, phía trước núi có phiến đá chỗ lên xuống như con rồng ngóc đầu, phía dưới có hai phiến đá lớn như hình hai con voi chầu vào. Đỉnh núi và sườn núi đều có đền” [6, tr. 159 - 160]. Sắc phong cổ nhất tìm được ở đền Đuổm có niên đại Lê Cảnh Trị thứ 8 (1670). Trước cổng đền Đuổm có đơi câu đối cổ:
Quan Triều hiển thánh thiên thu tại Động Đạt giáng thần vạn cổ hinh
Tạm dịch: Đất Quan Triều hiện thánh từ ngàn năm, đến nay vẫn còn;
xã Động Đạt giáng thần, mn đời khói hương thơm ngát.
Có thể coi đền Đuổm là nơi khởi nguyên của sự phụng thờ Dương Tự Minh. Từ đó, tín ngưỡng thờ cúng Dương Tự Minh lan tỏa ra khắp vùng.
Di tích có niên đại sớm nhất thờ phụng Dương Tự Minh trên địa bàn huyện Phú Bình được khởi dựng từ bao giờ? Cho tới nay chưa có câu trả lời thỏa đáng. Qua nghiên cứu khảo sát, chúng tơi khơng tìm thấy bất cứ nguồn tư liệu thành văn nào ghi chép lại một cách chính xác niên đại khởi dựng của các di tích. Nhưng qua dấu tích và phong cách kiến trúc cùng một số hiện vật hiện lưu giữ tại các di tích như sắc phong, bia “Hậu thần bi ký”…chúng tôi đốn định rằng phần đa các di tích thờ phụng Dương Tự Minh ở huyện Phú Bình đều có niên đại khởi dựng từ thời Hậu Lê đến đầu thời Nguyễn.
Một số ngơi đình có niên đại khởi dựng sớm vào thời Hậu Lê có thể kể đến như đình Xn Phương, đình Xuân La (xã Xn Phương). Những ngơi đình này hiện nay vẫn giữ được dáng vẻ kiến trúc thế kỷ XVI - XVII với một tịa đại đình, ban thờ là một gác lửng cao chừng 2m so với mặt sàn đình, phía trước có treo rèm mở và y môn bằng vải lụa đỏ; phía sau là hậu cung quây kín, nơi đặt ngai thờ và tượng thành hoàng Dương Tự Minh. Cả hai đình đều cịn dấu vết lỗ mộng ghép sàn tại cột quân và cột cái. Điều đó cho thấy trước đây hai đình này có hệ thống sàn ở hai gian tả hữu chia thành nhiều cấp cao
dần về hai chái, mỗi cấp cao từ 10 - 15cm. Khi hội họp, dân làng ngồi ở các cấp của sàn đình theo ngơi thứ. Đây là phong cách kiến trúc tiêu biểu ở những ngơi đình có niên đại sớm.
Đình Phương Độ cịn gắn liền với lịch sử khai khẩn lập làng của dòng họ Dương Hữu, Dương Quang gốc gác xứ Thanh. Có lẽ vì vậy mà dân làng Phương Độ đã đặt gỗ lim tận Thanh Hóa, đóng bè chuyển theo các dịng sơng về dựng đình. Theo một số nguồn tư liệu thì khoảng giữa thế kỷ XV làng Phương Độ được tạo lập và đặt tên chính thức. Các câu đầu, đầu dư và các xà ngang, dọc…tại đình đều được trang trí hoa văn, chạm trổ các bộ tứ linh mang phong cách nghệ thuật tiêu biểu của thế kỷ XVI - XVII.
Tại đình Xn La cịn có các đầu nghé, kẻ được chạm hình như phượng múa, sư tử, đặc biệt bẩy hiên trái đình được chạm nổi đơi trai gái vui đùa cưỡi trên mình rồng...Những tác phẩm nghệ thuật này mang rõ nét phong cách nghệ thuật điêu khắc gỗ đặc trưng của đình làng thế kỷ XVI - XVII.
Đình Hộ Lệnh, xã Điềm Thụy cịn lưu giữ một bia cổ "Hậu thần bi ký", trong đó có ghi: vào thời Lê Ý Tơng niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 4 (1738) bà Dương Thị Huệ đã đem ruộng vườn cơng đức để tu sửa đình. Người cơng đức này được bầu là hậu thần thứ nhất tại đình làng Hộ Lệnh. Qua đó có thể xác định đình Hộ Lệnh là một kiến trúc nghệ thuật cổ có từ rất lâu đời thuộc thời nhà Lê và ít nhất có niên đại từ cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII.
Làng Cầu Muối, xã Tân Thành có từ thế kỷ XVIII - đời vua Lê Dụ Tông (1705 - 1729). Đình - đền - chùa Cầu Muối được khởi dựng sau khi có làng. Theo văn bia khắc trên cây hương đá tứ diện Linh Sơn Tự của chùa: đình và chùa Cầu Muối được nhân dân dựng lên vào năm 1719 (tức năm Kỷ Hợi niên hiệu Vĩnh Thịnh).
Đình Đồi, xã Hà Châu hiện chỉ còn bia hậu, sắc phong vào đầu thời Nguyễn, nhưng theo lời kể của các cụ và văn bia của các di tích khác trong xã có thể đốn định đình được nhân dân xây dựng từ thời Lê Trung Hưng.
Đình Lềnh, xã Tân Đức được xây dựng từ lâu cũng không rõ niên đại khởi dựng, nhưng theo văn bia cũ của đình do ơng Nguyễn Đắc Lộc và vợ là Lê Thị Thái bỏ tiền của để lập bia đá cung tiến, bia được lập vào thời Cảnh Hưng thứ 40 (1779). Từ đó có thể thấy đình được xây dựng vào trước hoặc thời điểm này, khoảng cuối thế kỷ XVIII.
Tại đình Úc Sơn, thị trấn Hương Sơn còn lưu giữ nhiều mảng chạm kiến trúc, hiện vật thời Nguyễn. Nhưng qua tấm bia “Hậu thần bi ký” có niên hiệu Hồng Triều Cảnh Thịnh lục niên (1798) hiện cịn tại đình, có thể thấy thời gian khởi dựng của đình vào trước hoặc vào thời điểm này.
Theo sắc phong và bia hậu ở một số ngơi đình khác như Lũ Yên (xã Đào Xá), Bàn Đạt (xã Bàn Đạt), Lũa (xã Tân Đức), Bình Giang (xã Nhã Lộng), Phi Long (xã Tân Đức), Nga My, Diệm Dương (xã Nga My)… có thể các ngơi đình này có niên đại khởi dựng vào thế kỷ XIX, muộn nhất vào đầu thế kỷ XX…
Tuy nhiên, trải qua năm tháng cũng như những biến cố của lịch sử nhiều ngơi đình ở Phú Bình đã bị phá hủy, đặc biệt trong thời kỳ tiêu thổ kháng chiến chống Pháp năm 1947. Những năm 90 của thế kỷ XX, hàng loạt các ngơi đình đã được trùng tu, tơn tạo lại nhưng quy mơ và diện tích bị thu hẹp hơn trước, dáng vẻ kiến trúc theo đó cũng thay đổi nhiều. Hiện nay, một số ngơi đình vẫn cịn giữ được những nét cơ bản của kiến trúc xưa như đình Xuân La, đình Phương Độ, đình Hộ Lệnh, đình Úc Sơn…