Lễ hội tại các di tích thờ Dương Tự Minh

Một phần của tài liệu Phụng thờ dương tự minh qua di tích, lễ hội và phong tục (Trang 64 - 70)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Lễ hội và phong tục thờ cúng Dương Tự Minh

2.2.1. Lễ hội tại các di tích thờ Dương Tự Minh

Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng quy tụ được đơng đảo nhân dân tham gia. Lễ hội bao gồm hai phần là phần lễ và phần hội: Lễ là hệ thống những hành vi, động tác trang nghiêm nhằm biểu hiện sự tơn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Hội là những hoạt động sinh hoạt văn hóa, tơn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.

Qua nghiên cứu, khảo sát tại hệ thống di tích phụng thờ Dương Tự Minh trên địa bàn huyện Phú Bình, chúng tôi nhận thấy các lễ hội được tổ

chức thường niên với những nghi lễ chủ yếu chung trong các lễ hội, không mang nhiều những nét đặc trưng riêng mà mang tính vùng miền. Vì vậy, luận văn khơng đề cập đến lễ hội diễn ra tại từng di tích mà tập trung tổng hợp tất cả những nét chung nhất về thời điểm tổ chức lễ hội, các nghi lễ chính, các trị chơi dân gian diễn ra trong ngày hội…. Những khác biệt trong lễ hội tại các di tích gồm thời gian tiến hành các nghi lễ, số lượng người tham gia tế lễ, dâng hương, trang phục đội tế…. Để thấy rõ được những đặc điểm của lễ hội tại các di tích thờ Dương Tự Minh ở huyện Phú Bình, chúng tơi so sánh chúng với nơi thờ tự chính tại đền Đuổm.

Sự tương đồng của lễ hội tại các di tích thờ Dương Tự Minh ở huyện Phú Bình và lễ hội đền Đuổm được thể hiện ở một số nghi lễ như đại tế, rước kiệu và một số trị chơi dân gian. Ngồi ra, tại các di tích thờ phụng đó đều có các lễ lớn trong năm như lễ Hạ điền và lễ Thượng điền, những nghi lễ của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Lễ Hạ điền thường tổ chức vào đầu mùa cầy cấy để cầu các vị thành hồng, thần Nơng, các thần mây, mưa, sấm chớp phù hộ cho mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu. Lễ Thượng điền tổ chức vào cuối mùa gặt mang ý nghĩa cảm tạ ơn thần đã cho mùa màng bội thu. Trong quan niệm của cư dân trồng trọt, Dương Tự Minh được coi như một vị thần nơng cho mưa thuận gió hồ, chăm lo mùa màng bội thu. Tuy vậy, ở mỗi nơi lại có nét đặc sắc riêng mang tính địa phương.

Lễ hội đình thờ thành hồng làng Dương Tự Minh ở huyện Phú Bình do người dân đứng ra tổ chức. Mỗi làng quê đều có một vị Thánh của mình: “Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ” nên ngày hội là ngày vui của cả làng, người tham dự lễ hội là dân làng đó, ngồi ra, cịn có nhân dân của một số làng lân cận. Còn lễ hội đền Đuổm, huyện Phú Lương được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm - tương truyền đó là ngày sinh của Dương Tự Minh. Đây là lễ hội lớn nhất nhì tỉnh Thái Ngun

có ý nghĩa mở đầu cho lễ hội mùa xuân. Lễ hội cũng do người dân làng Đuổm tổ chức, nhưng thu hút hàng chục ngàn lượt du khách đi chơi hội, leo núi và hái lộc đầu xuân, tưởng nhớ, tôn vinh Dương Tự Minh và hai nàng công chúa. Tại các di tích thờ Dương Tự Minh ở Phú Bình lễ hội thường vào mùa xuân và mùa thu và ngày quan trọng nhất trong lễ hội là ngày vào đám - vào hội. Lễ hội xuân ở các đình Xuân La, Cầu Muối…diễn ra vào mùng 6 tháng giêng; đình An Châu…vào mùng 7 tháng giêng; đình Đơng, đình Phi Long, đình An Mỹ, đình làng Nguyễn, đình Hoa Sơn…là mùng 8 tháng giêng…; lễ hội đình Lũ Yên vào mùng 10 tháng giêng; lễ hội đình Phương Độ, đình Lộng, đình Úc Kỳ, đình Hà Châu …vào 15 tháng giêng;…

Đại lễ mùa thu của các đình Xuân La, Phương Độ, Lộng, Đồi… vào mùng 10 tháng 10 âm lịch; đình An Châu vào ngày 12 tháng 10 âm lịch; đình Hộ Lệnh vào ngày 30 tháng 10 âm lịch…

Mùa vụ truyền thống của người Việt thường diễn ra vào mùa xuân và mùa thu. Tạo ra hai hình thức lễ hội là lễ hội mùa xuân và lễ hội mùa thu, gọi là xuân thu nhị kỳ. Lễ hội tưởng niệm Dương Tự Minh ở Phú Bình là lễ hội theo thời gian, mùa vụ sản xuất nông nghiệp. Mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở, con người như được tiếp thêm sức mạnh, bừng bừng sức xuân trong cuộc sống mới, dân làng mở hội kỳ phúc đầu năm, cầu mong Đức thành hoàng làng Dương Tự Minh phù hộ mùa màng năm nay được bội thu, nhân khang vật thịnh…Mùa thu là vụ mùa - chính vụ, sau khi thu hoạch mùa màng người dân tổ chức cúng cơm mới, cúng những thành quả lao động của dân làng trong một năm. Với mục đích cảm tạ đức thánh Dương Tự Minh đã phù hộ độ trì cho làng có được mùa màng bội thu, con người và vạn vật được sinh sôi, nảy nở…

Cả hai dịp đó dân làng đều mở hội để vui chơi và thưởng ngoạn. Đó cũng là dịp để mọi người gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm làm ăn. Dưới đây xin

nêu diễn trình cơ bản của lễ hội tại các di tích thờ phụng Dương Tự Minh ở huyện Phú Bình:

- Lễ cáo yết: Sau khi cơng tác chuẩn bị đã xong, người chủ tế tiến hành lễ cáo yết để xin phép các vị thần cho dân làng được tiến hành mở hội theo thông lệ hàng năm. Thành phần tham gia lễ cáo yết gồm những người trong Ban Khánh tiết và Ban Tổ chức lễ hội.

- Lễ tỉnh sinh: là lễ dâng con vật cúng thành hoàng làng. Xưa kia, tại các làng có thờ phụng Dương Tự Minh ở Phú Bình vào những năm được mùa thường có lễ vật là trâu (bị, lợn). Con vật được lựa chọn cẩn thận (con đực, không thiến) và chăn dắt chu đáo. Trước khi tiến hành lễ tỉnh sinh nó được tắm rửa sạch sẽ và đưa đến giữa sân đình. Sau một tuần hương con vật được đem ra chọc tiết, lấy bát tiết cùng nhúm lơng của nó đặt lên ban thờ để cúng Thánh. Lễ này được gọi là tế mao huyết.

- Lễ mộc dục (tắm long ngai, bài vị): được diễn ra trang nghiêm, kín

đáo, thường diễn ra vào đêm. Chủ tế và một số thành viên trong Ban Khánh tiết lấy nước (trước đây, nước thường được lấy ở giữa dịng sơng, sau này các cụ lấy nước tại giếng của đình) pha với rượu trắng đựng trong chóe có buộc dải lụa đỏ, dùng khăn lau bài vị. Sau đó lại lau lại bằng nước ngũ vị hương. Tiếp theo đưa bài vị, long ngai, Thần tượng về lại vị trí cũ và làm lễ an vị.

- Lễ rước:“Rước cũng là một nghi lễ thiêng có ở các lễ hội, nhất là vào

dịp chính hội, thể hiện sự nghênh tiếp thần linh, phô diễn sức mạnh của cộng đồng…”[47, tr.120]. Đám rước của các di tích và lễ hội phụng thờ Dương Tự

Minh trên địa bàn huyện Phú Bình cũng có tính chất khác với đám rước của lễ hội đền Đuổm.

Đám rước của lễ hội đền Đuổm là đám rước “phát du”, nghĩa là rước Thánh đi du ngoạn nơi cảnh cũ. Đám rước của lễ hội về Dương Tự Minh ở

huyện Phú Bình thường là rước “phụng nghênh hồi đình”, nghĩa là rước thần vị từ nghè về đình - nơi tiến hành trọng lễ và là trung tâm của lễ hội ở làng xã. Có nhiều sự lý giải về việc rước phụng nghênh hồi đình này, theo như dân làng Xuân La thì rước bát hương thờ Diên Bình cơng chúa và Thiều Dung công chúa từ nghè về đình, để hai bà cùng xem hội, dự hưởng lễ vật cùng chồng trong lễ hội đình làng. Dân làng Phương Độ cũng rước bát hương thờ quan văn, quan võ từ nghè trên và nghè dưới về đình, cũng với mục đích để các vị thần ở các nghè, miếu xem hội và hưởng lễ vật cùng thành hoàng tại lễ hội đình ...Theo người dân một số làng khác thì nghè mới là nơi “thờ trú” của thành hồng, khi có lễ tiết, hội hè mới rước thành hồng về đình hành lễ, kết thúc hội lại rước thành hoàng trở về nghè. Cũng có ý kiến cho rằng, nghè là nơi thờ cúng “Thổ thần” trước khi vị đó trở thành thành hồng và ngự ngơi đình như hiện nay…Ngồi rước “phụng nghênh hồi đình”, trong các lễ hội tại các di tích thờ Dương Tự Minh tại Phú Bình cịn có trường hợp rước thần vị từ đình ra nghè để tế (đình An Châu, đình Đơng …); hoặc rước sắc từ nghè về đình (đình Đồi, đình Nga My, đình Úc Kỳ…). Lễ rước thành hoàng tới các nghè, miếu hay chùa chỉ diễn ra khi sắc phong của thành hoàng được để ở chùa, miếu, nghè hoặc điếm, cịn sắc phong để ở đình khơng thấy rước sắc như vậy.

Ngồi rước sắc cịn có rước lễ vật: các phe, giáp được phân cơng chuẩn bị lễ vật theo lệ, làng dùng nghi trượng đến rước về đình để cúng tế thần.

- Trình tự đám rước: Đám rước là một hình thức biểu đạt, biểu trưng,

đề cao sự tơn kính và thể hiện sự trang nghiêm, long trọng của việc thờ Dương Tự Minh ở các làng xã của huyện Phú Bình. Đám rước có sự tham gia đông đảo của dân làng và khách thập phương về dự lễ hội. Đi đầu mỗi đoàn rước là những thanh niên nam cầm cờ thần, cờ tổ quốc, cờ hội, tiếp đến là đội trống chiêng, rồi đến các chàng trai rước lỗ bộ, bát bửu và biển đề chữ (hán) “tĩnh túc” (giữ yên lặng, cung kính) và “hồi tỵ” (tránh đường). Theo sau là

phường bát âm, đội múa sinh tiền, đội thanh niên nam khiêng kiệu thánh. Đằng sau kiệu thánh là giới kỳ hào, hương lý mũ áo chỉnh tề, tay chắp trước ngực, mắt nhìn xuống, chậm rãi đi từng bước trang trọng, nghiêm kính. Rồi đến các lão ông, lão bà và dân làng vừa đi vừa khấn nguyện cầu thần thánh giáng phúc…Trên đường đi đám rước ln vui tươi, thành kính, người xem đứng ở hai bên đường tị mị, thành kính hướng vọng thánh.

- Nghi thức tế lễ: tế được quy định rất nghiêm ngặt, đòi hỏi tổ chức chặt chẽ, huy động nhiều người cùng phối hợp thực hiện. Trước nhất là chủ tế, hai bồi tế; đông xướng, tây xướng, các chấp sự (là người phục vụ cho chủ tế việc dâng hương, rượu trong khi tế). Những người trong ban tế ăn mặc theo quy cách riêng: chủ tế mặc áo dài đỏ, những người còn lại trong ban tế mặc áo dài xanh, mũ có dải, đi giày vải hoặc nhung. Những năm gần đây phổ biến đội tế nữ quan, ăn mặc áo dài vàng hay hồng, quần trắng, thắt đai đỏ, đội khăn dây đỏ quấn trên đầu. Các bồi tế đứng sau chủ tế, các chấp sự chia làm hai nhóm đứng bên phải và trái chủ tế. Đông xướng và tây xướng đứng hai bên mặt hướng vào chủ tế. Mọi hành động của người hành lễ phải nhất nhất tuân theo lời của đông xướng hô to và tây xướng lặp lại…Trong cuộc tế, nhạc tế chủ yếu chỉ dùng trống và chiêng. Trong khi tế, những lúc dâng rượu, đốt văn tế, đều phải cử nhạc. Chúc văn sau khi đọc phải đốt ngay trước ban thờ. Người đọc chúc văn châm lửa, khi chúc văn cháy hết bỏ vào chiếc chậu đồng do một vị khác đứng bên cầm, sau đó lui ra. Người dân các làng quan niệm rằng như vậy, thánh đã thấu hiểu được lời, ý thể hiện qua bản chúc văn đó. Sau khi tế xong thì dân làng và khách thập phương vào lễ thánh.

Các bát hương, thần vị hoặc sắc phong…được thờ qua đêm tại đình. Sáng hôm sau làm lễ tế giã. Sau đó rước phụng giá hoàn cung: rước bát

Tiếp sau phần lễ là phần hội. Phần hội tại các làng thờ phụng Dương Tự Minh ở huyện Phú Bình thường diễn ra trong khn viên của di tích với các trò chơi dân gian như đánh đu, chọi gà, cờ tướng, tổ tôm, tổ điếm, đấu vật, kéo co, đẩy cậy, hát quan họ…Phần hội vùng này, chúng tôi khơng thấy có tung cịn, hát sli, hát lượn…như trong lễ hội đền Đuổm. Có thể thấy rằng, lễ hội đền Đuổm diễn ra ở nơi mà cư dân Tày chiếm số lượng đông đảo và đồng bào vẫn sống, vẫn lao động, sinh hoạt hội hè theo phong tục, tập quán của dân tộc mình. Lễ hội đền Đuổm cịn bảo lưu và giữ gìn được nhiều nét văn hóa Tày.

Ngày nay, trong phần hội cịn có thêm hội diễn văn nghệ quần chúng và các hoạt động thể thao như bóng chuyền, bóng đá, cầu lơng…tạo nên khơng khí vui vẻ sau những ngày lao động vất vả, tình làng nghĩa xóm càng gắn bó mật thiết hơn. Trong dịp lễ hội diễn ra, tại một số làng cũng diễn ra các cuộc thi tài. Ví như ở đình Phương Độ có tổ chức chấm thi bánh dày. Mỗi giáp phải chọn 4 chiếc bánh để dự thi. Bánh đạt yêu cầu phải là bánh được giã thật mịn, nặn đều tay và mỗi chiếc bánh có trọng lượng chuẩn là 250 gam.

Lễ hội tưởng niệm Dương Tự Minh ở huyện Phú Bình về cơ bản giống với lễ hội truyền thống của người Việt, hình thức tế được quy định rất nghiêm ngặt, đòi hỏi tổ chức chặt chẽ, huy động nhiều người cùng phối hợp thực hiện.

Ở Phú Bình, đình thường được xây dựng ở phía trước chùa. Trong dịp diễn ra lễ hội tại đình, dân làng cũng mở cửa chùa để khách thập phương và dân làng dâng lễ nơi của Phật. Lễ hội đình - chùa ở Phú Bình là biểu tượng sinh động nhất trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Trước đây, các lễ hội thường kéo dài đến 5 ngày nhưng hiện nay thường được tổ chức trong 2 - 3 ngày.

Một phần của tài liệu Phụng thờ dương tự minh qua di tích, lễ hội và phong tục (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)