Đình làng Trúc Động trong diễn trình lịch sử

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa nghệ thuật đình làng trúc động (xã đồng trúc, huyện thạch thất, hà nội) (Trang 37)

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.2. Đình làng Trúc Động trong diễn trình lịch sử

1.2.1. Sự tích vị thần được thờ ở đình làng Trúc Động (xem phụ lục 5)

Truyền rằng vị Thành hồng của làng thờ ở đình Trức Động tên là Giám Sát, vốn là con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn. Trong một lần cầm quân đánh đuổi giặc Tô Định xâm lược, Hai Bà nghỉ đêm ở làng Trúc Động. Đêm đó, Bà Trưng chiêm bao thấy một cụ già dáng người cao lớn từ ngoài đi vào doanh trại xưng tên là Giám Sát, con vua Lạc Long Quân làm thần ở làng Trúc Động hứa phù hộ Hai Bà đánh tan giặc xâm lược. Hôm sau, Hai Bà mang quân ra trận tiền đánh tan quân Tô Định, thu non sông về một mối, khôi phục nghiệp xưa của các vua Hùng.

Nghĩ tới công âm phù của vị thần làng Trúc Động, Hai Bà sức dân bản thôn lập miếu thờ phong vị thần Giám Sát vào hàng Thượng đẳng thần và Ngài trở thành Thành hồng thờ ở đình làng Trúc Động. Sau này, để ghi nhớ

công đức của Hai Bà, dân làng Trúc Động đã phối thờ Hai Bà Trưng bên cạnh Giám Sát Đại Vương trong đình làng Trúc Động.

Từ góc độ tơn giáo - tín ngưỡng, qua q trình nghiên cứu, tác giả luận văn có thể bước đầu đưa ra nhận định rằng đình làng Trúc Động có tới ba lớp văn hóa tín ngưỡng tích hợp.

Lớp văn hóa thứ nhất, chúng ta có thể nhận thấy đó là lớp văn hóa tín ngưỡng thờ thần Núi - Tản Viên Sơn Thánh. Trong tất cả 33 đạo sắc phong cho các vị thần được thờ trong đình làng Trúc Động, tác giả đều thấy các đạo sắc này đều phong cho ba vị thần đó là: Cao Sơn, Quý Minh, Giám Sát Đại Vương. Vậy tại sao ở ngơi đình này chỉ thờ có Giám Sát Đại Vương mà trong sắc phong lại phong cho đến ba vị thần? Điều thứ hai, tác giả nhận thấy rằng trong thần tích của đình làng Trúc Động có đoạn viết rằng Hai Bà Trưng đã kêu cầu “Mấy ông Thánh Tản Viên” tới giúp sức để đánh tan quân giặc Tơ Định. Ngồi ra, chảy qua làng Trúc Động cịn có con sơng Tích. Sơng Tích hoặc Tích Giang, cịn gọi là sơng Con, là con sơng thật sự riêng của xứ Đồi. Sơng bắt nguồn từ dãy đồi làng Yên Kỳ, huyện Bất Bạt cũ, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, xuyên suốt địa bàn huyện Ba Vì và uốn khúc quanh co qua đất đai của tất cả các huyện khác của Xứ Đoài - Thạch Thất, Phúc Thọ, Quốc Oai. Người Xứ Đoài gọi sơng Tích là sơng Con để phân biệt với sơng Cái, tức sơng Hồng. Cái tên sơng Con, nghe có vẻ nhỏ nhoi, êm đềm nhưng kỳ thực lượng nước của nó thực khơng nhỏ và đơi khi nó cũng khá dữ dội. Vào mùa mưa, nước từ các nguồn, suối của dãy Ba Vì và các dãy Viên Nam đổ dồn về vẫn thường gây lũ lụt cho các làng ven sông. Trong lịch sử địa danh ở các địa phương, sơng Tích mà dân gian cịn gọi là sông Xưa cũng là con sơng cịn ghi nhiều dấu tích về các trận rút lui của Thủy Tinh. Như ở xã Thanh Mĩ, huyện Ba Vì, có một khúc sơng Tích nước chảy rất mạnh, dịng nước xốy thành vực sâu gọi là vực Cầu Hang. Tương truyền nơi đó chính là sào huyệt của thần Thuồng luồng, vốn là tàn quân của Thủy Tinh xưa. Còn

nhân dân làng Trúc Động thì lại có một câu chuyện khác: Khi bị Sơn Tinh đánh bại Thủy Tinh đã liều chết mở đường suối Di, phá đổ dãy gò đồi phía Đơng Bắc núi Tản rồi xẻ thành sơng Con (tức sơng Tích) để rút chạy ra sơng Cái. Ngồi ra, cịn có thể kể thêm được những mẩu chuyện tương tự như vậy ở các làng ven và dọc theo sơng Tích. Nhưng dù những câu chuyện đó có thế nào đi chăng nữa thì điều đó cũng khơng có gì khác là vang bóng mặt thủy hại của con sơng Tích lịch sử. Từ những cứ liệu trên, tác giả mạnh dạn bước đầu đưa ra nhận định rằng: vị thần Giám Sát Đại Vương ở đây thực chất chính là vị thần núi Sơn Tinh, nhưng có lẽ vì người dân làng muốn huyền thoại, thiêng hóa vị thần thờ ở làng mình nên họ đã gán cho vị thần núi Sơn Tinh một cái tên mới là Giám Sát Đại Vương.

Lớp văn hóa thứ hai là lớp tín ngưỡng thờ các vị tướng thời vua Hùng. Sở dĩ, tác giả có thể đưa ra được nhận định này là vì trong thần tích của đình làng Trúc Động có nói rằng Giám Sát Đại Vương là con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, sống vào thời Hùng Vương, hiển linh phù trợ cho nhiều triều đại phong kiến trong lịch sử dân tộc ta từ thời Hai Bà Trưng trải qua triều đại nhà Tiền Lê - Lê Hoàn, rồi lại tới nhà Trần - Trần Thái Tông và cuối cùng là nhà Lê - Lê Thái Tổ. Tất cả những lần đó vị Thành hoàng làng Giám Sát Đại Vương đều hiển linh trợ giúp cho các triều đại đánh thắng giặc ngoại xâm và được các triều đại đó ban cho mỹ tự. Vả lại, như ở trên đã nói rất có thể vị thần Giám Sát Đại Vương ở đây là thần núi Sơn Tinh, vốn là một tướng của vua Hùng thứ mười tám. Việc thờ Giám Sát Đại Vương (rất có thể là Sơn Tinh) tại đình làng Trúc Động đã thể hiện tấm lòng biết ơn những người đã có cơng với dân với nước, thể hiện truyền thống của dân tộc Việt - luôn biết ơn và tơn vinh những người có cơng ở nhiều thời đại khác nhau.

Lớp văn hóa thứ ba là lớp tín ngưỡng thờ Hai Bà Trưng. Việc lập thờ này có thể được giải thích như sau. Theo thần phả của đình làng Trúc Động cho biết rằng: Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn, trong một lần cầm quân đánh đuổi giặc Tô Định xâm lược, Hai Bà đã nghỉ đêm ở làng

Trúc Động và được Giám Sát Đại Vương phù hộ để đánh tan quân xâm lược. Sau này, để ghi nhớ công âm phù của thần, Hai Bà Trưng đã ban tiền cho dân làng Trúc Động xây dựng miếu thờ, phong vị thần Giám Sát Đại Vương là thượng đẳng thần và sau này là thành hoàng làng được thờ trong đình làng Trúc Động. Hiện nay, qua khảo sát thực tế, tác giả luận văn thấy rằng trong đình làng Trúc Động cịn có hai bài vị phối thờ của Hai Bà Trưng được đặt ở gian chính điện cùng với bài vị thành hoàng làng Giám Sát Đại vương. Tiếp đó, tác giả luận văn nhận thấy trong các mảng chạm trang trí tại tịa Tiền Tế có hai mảng chạm tại bức cốn thứ năm và thứ 6 (tác giả đã miêu tả và phân tích tại mục 2.2.1) là hai mảng chạm về đề tài Hai Bà Trưng. Như vậy, qua quá trình nghiên cứu và quan sát, tác giả nhận định rằng việc phối thờ Hai Bà Trưng trong đình làng Trúc Động là nhằm hai mục đích. Một là tưởng nhớ tới cơng đức của Hai Bà trong việc lập thờ vị thành hoàng làng Giám Sát Đại Vương. Hai là nhắc nhở tới con cháu mai sau về công ơn của hai vị nữ tướng đã có cơng dẹp giặc bảo vệ nền độc lập chủ quyền của dân tộc.

1.2.2. Lịch sử xây dựng đình làng Trúc Động

Bằng khảo sát thực tế và thông qua các tư liệu về lịch sử xây dựng và phát triển của các ngôi đình làng Việt Nam, cho thấy kiến trúc nghệ thuật đình làng Trúc Động mang nhiều lớp niên đại khác nhau. Vậy, niên đại khởi dựng của ngơi đình là từ bao giờ? Câu hỏi này vốn luôn được quan tâm hàng đầu khi nghiên cứu về bất cứ một di tích nào nhưng để trả lời được một cách thấu đáo quả là không dễ. Bởi không phải lúc nào, khơng phải di tích nào cũng có niên đại rõ ràng về thời điểm khởi dựng, lại luôn được thế hệ sau tiếp tục phát triển trong quá trình tồn tại để đáp ứng những nhu cầu của xã hội.

Đến nay, những tài liệu, thư tịch liên quan đến thời điểm xây dựng đình làng Trúc Động cũng đã thất lạc nhiều, khiến cho việc xác định niên đại

khởi dựng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, việc xác định lịch sử xây dựng đình làng Trúc Động được căn cứ vào các nguồn tư liệu sau đây:

* Bằng tư liệu Hán Nôm, mà cụ thể là 33 đạo sắc phong hiện còn được lưu giữ tại đình. Hiện cịn sắc phong sớm nhất có niên đại năm Đức Long thứ 3 (1631). Như vậy, việc thờ cúng này đã được dân làng thực hiện từ trước năm 1631. Điều đó cho thấy, ngơi đình có thể được khởi dựng sớm nhất là trước năm Đức Long thứ 3 (1631) và muộn nhất là vào năm 1631.

* Bên cạnh nguồn tư liệu Hán Nôm, đặc biệt ở đình làng Trúc Động trong tịa Đại đình, ở các hàng cột gỗ vẫn cịn dấu tích lỗ mộng của dầm sàn. Đây là dấu tích của những ngơi đình cổ có niên đại sớm từ thế kỷ XVI. Theo cuốn: “Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc bộ” cho biết: Hệ thống sàn đình làm nên một đặc điểm rất nổi bật, độc đáo của kiến trúc đình làng, là một trong những đặc điểm kiến trúc có tính bản địa, truyền thống từ nền văn hóa Đơng Sơn. Sàn đình là một bộ phận kiến trúc vốn có gắn liền hữu cơ với ngơi đình từ thuở ban đầu. Sàn đình xuất hiện do những yếu tố thiên nhiên, khí hậu như: ẩm thấp, cơn trùng, lụt lội,…Chỉ đến khi người Việt đã cơ bản gải quyết được nạn lụt lội, ẩm thấp thì sàn đình mới không cần thiết nữa. Nhiều nơi, người ta đã dỡ bỏ sàn đình, để lại dấu vết trên cột đình. Hệ thống sàn đình được thiết lập gồm những dầm gỗ ăn mộng vào cột đình một cách chắc chắn, bao gồm dầm dọc nối các cột trong một vì, dầm ngang nối các cột của các vì khác nhau. Bên trên được lát bằng những tấm gỗ phẳng, được bào nhẵn, dày từ 2 - 3 cm. Chiều cao của sàn đình ở những ngơi đình có khác nhau. Như ở đình làng Trúc Động là 50 cm. Bên dưới sàn đình để trống, thơng thống và làm cho nền đình rất khơ ráo. Khi hội họp, dân làng phân ngơi thứ ngồi theo các cấp của sàn đình. Bên cạnh đó, hiện nay nơi đặt bài vị thờ của thành hồng làng Giám Sát Đại Vương trong tịa Đại Đình lại là trên một gác lửng, chứ khơng nằm trong hậu cung như các ngơi đình xuất hiện ở thế kỷ XVII. Kiểu thức phụng thờ này rất đặc trưng cho các ngơi đình

xuất hiện sớm vào thế kỷ XVI, là khi mà những ngơi đình thường xuất hiện với kiểu thức chữ nhất với một tòa Đại đình duy nhất.

* Ngồi ra, những dấu vết kiến trúc còn tồn tại tới ngày nay cho phép người viết có thể một lần nữa xác định niên đại khởi dựng của ngơi đình. Đây là những bằng chứng xác thực nhất giúp chúng ta hình dung ngơi đình được dựng trong khoảng thời gian nào. Trong quá trình khảo sát thực tế, tác giả chú ý tới kiểu thức của các bộ vì ở nhà Tiền tế, đó là kiểu thức “Bán giá chiêng” - Thế kỷ XIX và các bộ vì với kiểu thức “Chồng rường” - Thế kỷ XVIII nằm bên trong tịa Đại Đình. Tuy nhiên, về mặt bằng tổng thể kiến trúc đình làng Trúc Động lại là hình chữ nhất, một mặt bằng kiến trúc chúng ta thường bắt gặp ở những ngơi đình có niên đại sớm vào thế kỷ XVI.

* Bên cạnh những tư liệu trên, trong đình làng Trúc Động hiện nay còn lưu giữ được một tấm bia đá nhưng nét chữ đã mờ và khơng cịn đọc được dịng niên đại ghi trên đó. Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng thì đó là tấm bia đá thời Lê có nội dung ghi chép về điều lệ ruộng đất, chức sắc, thể lệ vui chơi trong lễ hội,…Nhưng có giá trị nổi bật nhất trong đình làng Trúc Động phải kể đến đó là tấm cửa võng với họa tiết trang trí ổ rồng mang phong cách thời Lê (Thế kỷ XVII) nằm trên gác lửng, gian giữa của tịa Đại Đình.

Như vậy, với những nguồn tư liệu kể trên và sự tổng hợp của tác giả, có thể bước đầu kết luận rằng đình làng Trúc Động được khởi dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVII. Sau đó, đình đã được trùng tu, phát triển vào thời Nguyễn (Thế kỷ XVIII - XIX).

Tiểu kết

Làng Trúc Động ngày nay cũng là tên xã Trúc Động xưa kia là một làng lớn nhất trong xã với những truyền thống văn hóa lâu đời. Qua q trình thay đổi địa giới hành chính và tên gọi từ thời phong kiến, qua thời Pháp thuộc, đến nay làng Trúc Động cùng với xã Đồng Trúc là một trong hai mươi xã của huyện Thạch Thất, ngoại thành Hà Nội.

Suốt chiều dài lịch sử, nhân dân Trúc Động với truyền thống yêu nước, đã xây đắp nên truyền thống vẻ vang của địa phương. Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược trường kỳ của dân tộc, là xã có địa thế quan trọng, Đồng Trúc chính là khu du kích đầu tiên của vùng an tồn khu (ATK) của các huyện phía Nam Sơn Tây. Trải qua hai cuộc kháng chiến anh dũng của toàn dân tộc đó, thơn Trúc Động đã tiễn đưa hơn 200 người con của quê hương lên đường ra mặt trận chiến đấu. Trong số đó, đã có khơng ít những người con anh dũng hy sinh nằm lại chiến trường cho nền hịa bình của dân tộc. Những đóng góp lớn lao của các đồng chí và nhân dân làng Trúc Động đã được Tổ quốc ghi nhận và đó sẽ mãi mãi là tấm gương sáng cho thế hệ con cháu mai sau noi theo.

Đời sống văn hóa của người dân Trúc Động đa dạng, phong phú, với những phong tục, tập quán được bảo lưu tương đối nguyên vẹn trong phạm vi một làng cổ ngoại thành Hà Nội. Về khía cạnh tâm linh, người dân nơi đây thờ tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Phật, thờ Mẫu,…và đặc biệt là tín ngưỡng thờ thần núi - Tản Viên, một tín ngưỡng cổ của người Việt. Sự dung hịa giữa tín ngưỡng bản địa và tôn giáo du nhập hội tụ ở mảnh đất này đã góp phần tạo nên một hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể khá đậm nét và đặc sắc cịn được gìn giữ cho đến ngày nay.

Nằm trong hệ thống di tích lịch sử - văn hóa của làng, đình làng Trúc Động là nơi bảo tồn nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu không chỉ ở tầm địa phương. Truyền thuyết dân gian về sự hiển linh của vị thần Giám Sát Đại Vương không chỉ là niềm tự hào của người dân nơi đây về một di tích có bề dày truyền thống, mà qua đó cịn đặt ra những giả thiết khoa học lý thú để các nhà nghiên cứu khám phá những vấn đề mới liên quan đến vị thần được thờ trong di tích. Qua nhiều lần được tu bổ từ trong quá khứ đến hiện tại, mặc dù đã có những thay đổi về diện mạo nhưng hiện tại đình làng Trúc Động vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ và bảo tồn được nhiều di vật, cổ vật có giá trị nghệ thuật cao. Suốt hàng trăm năm tồn tại, dù phải trải qua bao biến động của điều kiện tự nhiên

và xã hội nhưng ngơi đình vẫn ln có vị trí như một điểm sáng văn hóa, chứa đựng vẻ đẹp mang tính truyền thống của làng quê Việt.

CHƯƠNG 2

GIÁ TRỊ VĂN HĨA VẬT THỂ CỦA ĐÌNH LÀNG TRÚC ĐỘNG 2.1. Giá trị kiến trúc

Đình làng, nhất là đình làng ở miền Bắc, là kho tàng hết sức phong phú của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Việt Nam trong lịch sử. Nghệ thuật kiến trúc cũng tồn tại ở chùa, đền và các kiến trúc tôn giáo khác nhưng kiến trúc và Điêu khắc ở đình làng khơng những là nguồn tài liệu để nghiên cứu lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, mà còn là nguồn tài liệu để nghiên cứu đời sống

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa nghệ thuật đình làng trúc động (xã đồng trúc, huyện thạch thất, hà nội) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)