Bố cục mặt bằng tổng thể (Phụ lục 2)

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa nghệ thuật đình làng trúc động (xã đồng trúc, huyện thạch thất, hà nội) (Trang 48 - 51)

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Giá trị kiến trúc

2.1.2. Bố cục mặt bằng tổng thể (Phụ lục 2)

Về mặt khơng gian và trải qua Thời gian thì bố cục mặt bằng kiến trúc của đình làng cũng có sự thay đổi khá lớn. Đối với vùng Đồng Bằng Bắc Bộ nói chung cũng như ở vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng nói riêng thì những ngơi đình hiện cịn tập trung ở các tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Hà Nội…Chúng có niên đại vào khoảng thế kỷ XVI, ví dụ như: Đình Thụy Phiêu, đình Tây Đằng, đình Thổ Hà,…[1, 3, 9, 16]

Sơ khai của các ngơi đình xưa nhất được tìm thấy đến ngày nay có niên đại thuộc vào giai đoạn thời Mạc thế kỷ XVI chỉ có một tịa Đại Đình được bố cục theo hình chữ “Nhất” khơng có tường bao (thể hiện tính chất mở, chức năng sinh hoạt của làng xã).

Sang thế kỷ XVII, do nhu cầu và phát triển của tín ngưỡng Thành Hồng làng nên đình làng đã có sự biến đổi nhất định về kiến trúc, vào cuối thế kỷ này xuất hiện những ngôi đình có hậu cung mở rộng phần phía sau nối liền với tịa Đại Đình để có nơi thờ thần riêng (để thâm nghiêm hóa vị thần), tạo thành hình “chi vồ” hay cịn gọi là hình chữ “Đinh”.

Nhưng vào cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII, về mặt kiến trúc thì đình làng đã có sự đa dạng hơn, đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng cư dân làng xã về việc có một khơng gian đủ rộng cho việc thờ cúng. Tịa hậu cung, chốn thâm nghiêm phát triển thêm từ hình chữ “Đinh” tạo thành một tịa phía sau và song song với tịa Đại Đình. Đằng trước tịa Đại Đình có dựng thêm

một tòa “Tiền tế” đã làm cho mặt bằng cơng trình kiến trúc thành hình chữ “Cơng”.

Bên cạnh đó, cũng phổ biến loại mặt bằng hình chữ “Cơng”, do làm thêm gian nối Đại Đình và Hậu cung. Sang thế kỷ XVIII, ở một số đình, nhà tiền tế có xu hướng chuyển thành Phương đình.

Từ thế kỷ XIX, trở về sau này ngôi đình làng đã có thêm vào hai bên của tịa Đại Đình hai dãy nhà tả vu và hữu vu để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng làng xã, cùng với nghi môn và tường rào phát triển về sau này đã tạo ra một bình diện mặt bằng kiến trúc với các đơn nguyên kiến trúc phía trong là chữ “Cơng” và các đơn nguyên kiến trúc phía ngồi là chữ “Quốc”.

Đình làng Trúc Động về cơ bản cũng nằm trong xu thế phát triển chung của kiến trúc đình làng Bắc Bộ Việt Nam, nằm trong sự phát triển của những ngơi đình xuất hiện sớm ở thế kỷ XVII có kiểu bố cục chữ “Nhị” với các đơn nguyên kiến trúc như sau:

* Nghi môn

Cổng đình hay cịn được gọi là nghi mơn, là nơi xác định khn viên của đình và cũng là cơng trình kiến trúc đầu tiên, là ranh giới giữa thế giới phàm trần và cõi linh thiêng. Nghi môn đình làng Trúc Động được xây dựng theo kiểu nghi môn trụ biểu với 4 trụ đá lớn.

* Tiền tế

Đến thế kỷ thứ XVIII và đặc biệt là thế kỷ thứ XIX, một số đình có xây thêm nhà tiền tế ở phía trước đại đình, thường một gian hai chái hoặc mặt bằng hình vng (phương đình), có một hoặc hai tầng mái. Hiện nay, hịa theo dịng chảy phát triển lịch sử của những ngơi đình làng vùng đồng bằng bắc bộ, đình làng Trúc Động đến thế kỷ XIX đã xây dựng thêm một nhà Tiền tế phía trước tịa Đại Đình. Tịa Tiền tế của đình làng Trúc Động được làm theo kiểu chồng diêm hai tầng mái lá đao cong đầu rồng. Những

hàng cột gỗ tròn đặt trên chân đá tảng hình vng. Kết cấu những bộ vì kiểu thức chồng rường xây dựng vào thế kỷ XIX.

* Tòa Đại đình

Tịa Đại đình là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng - tơn giáo, đây là đơn nguyên kiến trúc mang đậm dấu ấn sâu sắc nhất trong tổng thể mặt bằng kiến trúc, mang đậm khơng gian văn hóa của làng q Việt. Tịa Đại đình của đình làng Trúc Động có tổng diện tích khoảng 200m2, được chia 3 gian 2 chái lớn với 4 mái đao cong. Phía trước, 3 gian giữa có mở hệ thống cửa bức bàn là nơi thực hành các nghi lễ tín ngưỡng - tơn giáo vào các dịp lễ hội. Các cửa này thường ngày chỉ mở một số cửa để tiện cho việc ra vào của dân làng và khách thập phương đến lễ bái và thăm di tích, chỉ đến những ngày có việc lớn của làng thì tất cả các cửa mới được mở hết. 2 chái bên còn lại được xây tường bao là nơi dân làng hội họp mỗi khi có cơng việc lớn của làng xã.

* Tả vu, hữu vu

Hai dãy nhà tả vu, hữu vu được xây dựng thêm vào thế kỷ XIX để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa lễ hội, được nối từ gian Tiền tế, với lòng nhà hẹp, chạy suốt dọc hai bên Đại đình. Mỗi bên có 5 gian với tổng diện tích là 200m2, chiều cao thấp hơn hẳn so với các cơng trình liền kề, với kiểu thức vì kèo, bào trơn đóng bén. Ở mỗi đầu bẩy của hai dãy nhà đều có trạm khắc nghệ thuật với đề tài mây cụm và hoa dây cách điệu.

Nhìn chung, về bố cục mặt bằng tổng thể, đình làng Trúc Động cũng nằm trong dịng chảy phát triển kiến trúc của các ngơi đình làng Việt nam xuất hiện sớm ở thế kỷ XVII, gồm các đơn nguyên kiến trúc Tiền tế và Đại đình, tạo thành kết cấu hình chữ “Nhị”. Đình làng Trúc Động là một trong những ngơi đình có khơng gian đẹp và cịn giữ lại được nhiều nét cổ kính trên mảnh đất trăm nghề Hà Tây xưa.

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa nghệ thuật đình làng trúc động (xã đồng trúc, huyện thạch thất, hà nội) (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)