2.1.3 .Kết cấu các đơn nguyên kiến trúc
3.3. Vai trò của lễ hội trong đời sống cộng đồng
3.3.3. Lễ hội trong đời sống cộng đồng dân cư
Lễ hội truyền thống là hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa có mặt ở Việt Nam từ lâu đời và có vai trị khơng nhỏ trong đời sống xã hội. Những năm gần đây, trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế của nước ta, văn hóa truyền thống nói chung, trong đó có lễ hội truyền thống đã được phục hồi và phát huy, làm phong phú hơn đời sống văn hóa của Việt Nam.
Lễ hội là một trong những “hoạt động văn hoá cao”, “hoạt động văn hoá nổi trội” trong đời sống con người. Hoạt động lễ hội là hoạt động của cộng đồng hướng tới “xử lý” các mối quan hệ của chính cộng đồng đó. Hoạt động này diễn ra với những hình thức và cấp độ khác nhau, nhằm thoả mãn và phục vụ lợi ích đa dạng trước mắt và lâu dài của các tầng lớp người; thoả mãn những nhu cầu của các cá nhân và tập thể trong môi trường mà họ sinh sống.
Môi trường của lễ hội truyền thống Việt Nam về cơ bản chính là nơng thơn, làng xã Việt Nam. Lễ hội là môi trường thuận lợi mà ở đó các yếu tố văn hố truyền thống được bảo tồn và phát triển. Những yếu tố văn hoá truyền thống đó khơng ngừng được bổ sung, hồn thiện, vận hành cùng tiến trình phát triển lịch sử của mỗi địa phương trong lịch sử chung của đất nước. Nó chính là hệ quả của cả q trình lịch sử của khơng chỉ một cộng đồng người. Đây chính là tinh hoa được đúc rút, kiểm chứng và hoàn thiện trong suốt dài lịch sử của bất cứ một cộng đồng cư dân nào. Lễ hội có sức lơi cuốn, hấp dẫn và trở thành nhu cầu, khát vọng của người dân cần được đáp ứng và thoả nguyện qua mọi thời đại. Bản chất của lễ hội là sự tổng hợp và khái quát cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong xã hội ở từng giai đoạn của lịch sử.
Lễ hội cổ truyền là những mốc đánh dấu chu trình đời sống sản xuất và đời sống xã hội của mỗi cộng đồng người, mà một khi cái mốc mang tính lễ nghi đó chưa được thực hiện thì các q trình sản xuất và q trình xã hội đó sẽ bị đình trệ, sự sinh tồn và các quan hệ xã hội sẽ bị phá vỡ.
Trong số hơn 7000 lễ hội cổ truyền của nước ta hiện nay, xét về nguồn cội đều là lễ hội nông nghiệp, quy mô ban đầu là hội làng. Tuy nhiên, trong tiến trình lịch sử, các lễ hội nông nghiệp này dần biến đổi, làm phong phú hơn bằng những nội dung lịch sử (nhất là lịch sử chống ngoại xâm), nội dung xã hội (nhất là các quan hệ cộng đồng), nội dung văn hóa tạo nên diện mạo vơ cùng phong phú và đa dạng như ngày nay.
Trong những năm qua, công tác tổ chức và quản lý lễ hội ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, từ tư duy nhận thức của các cấp lãnh đạo và toàn xã hội; việc ban hành và thực thi các văn bản quản lý nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra lễ hội cho đến việc phục hồi và phát huy có hiệu quả nhiều lễ hội dân gian, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
Hầu hết các lễ hội quy mô quốc gia đến các lễ hội nhỏ phạm vi làng, xã đều được tổ chức các nghi thức cúng lễ trang trọng, linh thiêng và thành kính. Chương trình tham gia phần hội phong phú hấp dẫn, bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian, diễn xướng dân gian, dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc để quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa của các dân tộc Việt Nam.
Mặt khác, việc tổ chức lễ hội dân gian đã kết hợp gắn kết các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống với quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và mỹ tục truyền thống văn hoá lâu đời tốt đẹp, độc đáo của dân tộc ta, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, tâm thức hướng về nguồn cội của cộng đồng. Đồng thời, các sinh hoạt lễ hội truyền thống đã
góp phần giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng, làm nên vẻ đẹp của các cơng trình tín ngưỡng, tơn giáo.
Do phát huy vai trò chủ thể của người dân hoạt động lễ hội đã được xã hội hoá rộng rãi, huy động được nguồn lực lớn từ nhân dân, nguồn tài trợ, cung tiến ngày càng tăng, nguồn thu qua cơng đức, lệ phí, dịch vụ phần lớn đã được sử dụng cho trùng tu, tơn tạo các di tích lịch sử văn hoá, tổ chức lễ hội đã và đang góp phần bảo tồn các phong tục, tập quán truyền thống và hoạt động phúc lợi công cộng.
Thông qua lễ hội, đã và đang tạo lập môi trường thuận lợi để nhân dân thực sự là chủ thể của hoạt động lễ hội, chủ động sáng tạo, cùng tham gia tổ chức, đóng góp sức người sức của cho các lễ hội truyền thống, nâng cao trách nhiệm của tổ chức cá nhân và cộng đồng trong tham gia hoạt động lễ hội, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và nhu cầu tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân.
Với tư cách là tài nguyên du lịch nhân văn đặc biệt, bản thân các lễ hội hay việc tổ chức các lễ hội kết hợp phát triển du lịch là mơ hình mới được hình thành những năm gần đây và đang trên đà phát triển mạnh, đem lại những hiệu quả văn hóa và kinh tế thiết thực như những đánh giá của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Hội nghị triển khai công tác văn hóa, thể thao và du lịch: “Hoạt động lễ hội đã thực sự trở thành hoạt động văn hóa du lịch, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”.
Lễ hội đình làng Trúc Động với phần nghi lễ linh thiêng và phần hội rộn rã đã góp phần tạo nên một mơi trường văn hóa để con người sống tốt đẹp hơn, vững tin vào tương lai đồng thời cũng để cân bằng lại nhận thức và trách nhiệm khi hịa mình trong một khơng khí linh thiêng nhưng cũng đậm chất cởi mở, dân chủ. Những ngày lễ hội diễn ra ở đình thực sự đưa con
người trong cộng đồng làng xã trở về với quá khứ cùng nhớ đến công lao của vị Thành hồng làng Giám Sát Đại Vương, qua đó dưa con người cùng xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn để hướng tới một tương lai tốt đẹp phía trước, cùng nhau xây đắp quê hương làng xóm ngày càng vững mạnh, phát triển và văn minh hơn. Chính vì vậy, lễ hội đình làng Trúc Động thực sự là đỉnh cao của sinh hoạt văn hóa cộng đồng đầy tính truyền thống và đậm chất bản sắc văn hóa dân tộc.
Tiểu kết
Hà Tây là một vùng đất có địa hình đa dạng, có núi Ba Vì, có vùng trung du đồi gị, có dịng sơng Hồng, sơng Đà, sơng Đáy, sơng Tích, sơng Nhuệ chảy qua. Thiên nhiên đã tạo nên một Hà Tây có cả ba vùng núi - Trung du và đồng bằng chiêm trũng. Những chứng tích khảo cổ học cho biết cư dân Việt - Mường đã sinh sống ở đó khá lâu đời chủ yếu sinh sống bằng nghề nông.
Nghề nơng địi hỏi đồng ruộng bằng phẳng để giữ nước đủ để cây lúa sinh trưởng. Kỹ thuật gieo trồng lúa thì phải đúng thời gian, mùa vụ. Việc chăm bón thì đã được người nơng dân đúc kết bằng câu tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, Song được mùa vẫn phải “ơn trời”, nếu nắng q thì khơ hạn mà mưa nhiều thì ngập lụt. Trong tâm thức người Việt, làm ruộng một nắng hai sương là thế, khi thóc lúa đầy bồ, có được bát cơm dẻo thơm ăn mỗi ngày cũng đều có phần “nhờ trời”, “ơn trời” phù hộ. Vì vậy, lễ hội là dịp để dân làng tế lễ, vui chơi, tri ân trời đất, giao lưu gắn kết cộng đồng làng xã và cũng là dịp để dân làng nghỉ ngơi lấy lại sức giữa các mùa vụ. Trong vòng tuần hồn của đời sống nơng nghiệp khơng thể thiếu lễ hội để thư giãn, là nhu cầu rất hợp lý của người nông dân Việt.
Mặt khác, cũng cần thấy rằng Hà Tây là một vùng đất có lịch sử lâu đời. Ở đây, có nhiều truyền thuyết và các di tích lịch sử liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử có cơng với nước, với dân. Hà Tây có bao nhiêu làng cổ truyền thì gần như tương đương với chừng đó lễ hội hàng năm.
Lễ hội cổ truyền Hà Tây vô cùng đa dạng, phong phú, có sự giống và khác nhau về quy mô cùng nội dung của lễ hội. Làng Trúc Động là một làng cổ truyền như thế. Hàng năm, đình làng Trúc Động có tổ chức rất nhiều hoạt động văn hóa tâm linh nhưng nổi bật hơn cả đó là lễ hội truyền thống đình làng Trúc Động được tổ chức vào mùa hạ, trong 2 ngày 11 và 12 tháng 5 Âm lịch. Lễ hội là dịp để người dân làng Trúc Động truyền đạt những ước vọng ngàn đời của người nông dân, ước vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, với thóc gạo đầy nhà. Lễ hội truyền thống đình làng Trúc Động diễn ra không những chỉ để truyền tải những thơng điệp tâm linh mà đó cịn là dịp để tái diễn lịch sử, để ghi nhớ công lao của Giám Sát Đại Vương - một vị anh hùng dân tộc - vị phúc thần đã có cơng giúp dân trừ giặc, mang lại cuộc sống yên ấm, thái bình. Bên cạnh đó, lễ hội cịn cho thấy được khơng khí hào hùng, tinh thần anh dũng và truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông.
KẾT LUẬN
Làng Trúc Động ngày nay cũng là tên xã Trúc Động xưa kia, là một làng lớn nhất trong xã, nằm ở vị trí trung tâm của xã, dọc theo hai bên bờ sơng Tích thơ mộng. Nơi đây, trải qua hàng nghìn năm phát triển, đã tích tụ trong mình những giá trị văn hóa q báu của dân tộc. Với đại đa số nhân dân làng Trúc Động từ xưa tới nay, kinh tế chủ yếu chỉ dựa vào nơng nghiệp là chính. Song, trải qua năm tháng lao động cần cù, nhân dân nơi đây đã từng bước cải thiện kinh tế với những nghề phụ, để từ đó sáng tạo ra những giá trị văn hóa đặc sắc. Đó là truyền thống đánh giặc giữ nước được hun đúc từ các bậc cha ông đi trước. Để đến nay, con cháu nhìn vào đó mà noi theo tiếp tục phát triển quê hương xóm làng bằng trí óc và tài năng của những người con đất Trúc Động. Cũng như bao làng quê khác trên đất nước Việt Nam, nhân dân Trúc Động vẫn luôn giữ vững truyền thốn tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Bên cạnh tín ngưỡng thờ tổ tiên đã có lịch sử lâu đời trong lịng dân tộc, thì những tơn giáo, tín ngưỡng khác cũng được hội nhập và phát huy. Với những cơng trình kiến trúc tiêu biểu như: đạo phật - chùa Cả, chùa Bẻ Lá, nổi trội và có ảnh hưởng hơn cả là tín ngưỡng Thành hồng - đình làng Trúc Động. Tất cả cùng tồn tại, phát triển và làm phong phú cho đời sống văn hóa của thơn làng. Đình làng Trúc Động với lịch sử lâu đời và mang trong mình rất nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Trải qua bao năm tháng giông tố của lịch sử, của thời gian, cho đến nay ngơi đình vẫn đứng vững. Ngơi đình chính là một băng chứng rõ nét nhất cho thấy sức sống mãnh liệt của văn hóa dân tộc. để thế hệ con cháu chúng ta tìm hiểu, trân trọng và bảo tồn. Qua quá trình nghiên cứu, từ nội dung chính của luận văn, tác giả xin được nêu một số nhận xét mang tính khái qt về đình làng Trúc Động:
1. Về khoa học: Đình làng Trúc Động là một ngơi đình có lịch sử khá lâu đời (khoảng thế kỷ XVI và được trùng tu vào các thể kỷ XVII, XVIII và XIX) thuộc địa bàn huyện Thạch Thất. Bên cạnh những truyền thuyết còn lưu
truyền trong dân gian, sự tồn tại của ngơi đình trong quá khứ đã được ghi nhận thông qua hệ thống sắc phong và những dấu tích kiến trúc hiện cịn tồn tại trong đình. Với những ý nghĩa văn hóa nêu trên, ngơi đình đã được Bộ Văn hóa Thơng tin xếp hạng cơng nhận là di tích lịch sử văn hóa (28/9/1990). Điều này, chính là bằng chứng rõ nét nhất cho sự công nhận những giá trị văn hóa to lớn ẩn trong ngơi đình. Nơi đây, giờ khơng cịn chỉ là địa điểm để dân làng thực hiện những sinh hoạt văn hóa tâm linh nữa mà còn là địa chỉ đáng tin cậy cho các nhà nghiên cứu về vùng đất Thạch Thất lịch sử và đặc biệt là khía cạnh tơn giáo, tín ngưỡng thể hiện qua niên đại và di vật trong di tích này.
2. Về kiến trúc - nghệ thuật: Đình làng Trúc Động ngày nay khơng cịn giữ được dáng vẻ nguyên sơ do đã trải qua những đợt trùng tu trong quá trình lịch sử, nhưng vẫn giữ được dáng vẻ thâm nghiên và không gian u linh huyền ảo chốn của đình linh thiêng. Về bố cục mặt bằng tổng thể, đình làng Trúc Động là một trong những minh chứng rõ nét cho sự phát triển của ngôi đình làng Việt Nam. Với tiền thân là chữ nhất và sau này có thêm Tiền Tế hợp thành hình chữ Nhị. Ngơi đình có kết cấu kiến trúc dân gian truyền thống với các đơn nguyên kiến trúc như: Nghi mơn, Tiền tế, Đại Đình. Các cơng trình này đa số đều có kết cấu khung chủ yếu bằng chất liệu gỗ nhưng xen vào đó có cả chất liệu đá ong - chất liệu đặc trưng của địa phương. Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên một quần thể kiến trúc hài hòa, độc đáo của di tích. Đình làng Trúc Động hiện vẫn cịn lưu giữ được khá nhiều di vật có giá trị văn hóa, tiêu biểu như: Đơi voi được tạo tác bằng đá ong đặt ở sau bình phong, cửa võng thời Lê nằm ở tịa Đại Đình và đặc biệt là số lượng nhiều của những mảng chạm khắc tinh xảo với nhiều đề tài phong phú từ tứ linh cho đến hình tượng con người. Mỗi mảng chạm khắc đều mang một câu chuyện, một nội dung khác nhau, tất cả đều được người nghệ nhân dân gian thể hiện một cách khéo léo và tinh tế. Những mảng chạm khắc được bố trí ở các vị trí khác nhau trong ngơi đình nhưng rất hợp lý, tất cả đường như đã hòa quyện vào nhau tạo nên những giá trị kiến trúc - nghệ thuật lung linh,
huyền ảo, vừa mang màu sắc tâm linh vừa mang giá trị lịch sử. Bên cạnh đó, ngơi đình hiện cịn lưu giữ được một hệ thống sắc phong tương đối đầy đủ và nguyên vẹn, đây chính là những tư liệu hán - nôm quý giá để các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu và tiếp tục khám phá kho tàng tri thức dân gian của dân tộc.
3. Về lễ hội: Lễ hội đình làng Trúc Động xưa kia được tổ chức cầu kỳ, với những vật phẩm dâng cúng được lựa chọn kỹ lưỡng, công phu. Nhưng tới ngày nay, với sự vận động của kinh tế xã hội cùng sự biến đổi dần của lối sống, các đồ dâng cúng, trò chơi dân gian dần dần đã biến đổi và giản thể, khơng cịn được như xưa. Tuy vậy, lễ hội đình làng Trúc Động ngày nay vẫn được kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những nét đặc sắc của lễ hội xưa, để trở thành một sinh hoạt văn hóa có sức lan tỏa trong xã hội hiện đại, đồng thời là biểu hiện cụ thể, sinh động về giá trị của văn hóa như một điểm tự tinh