Thời gian, lịch lễ hội

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa nghệ thuật đình làng trúc động (xã đồng trúc, huyện thạch thất, hà nội) (Trang 98 - 100)

2.1.3 .Kết cấu các đơn nguyên kiến trúc

3.1. Lễ hội đình làng Trúc Động

3.1.1. Thời gian, lịch lễ hội

Lễ hội làng là dịp để cho con cháu bày tỏ tấm lịng thành kính của mình, đáp lại cơng khơi nguồn, vun gốc đối với những người đi trước bằng cách dâng nén tâm hương ở những nơi tôn nghiêm phụng sự.

Hơn nữa, lễ hội còn là thời gian nghỉ ngơi, trút bỏ những lo lắng ngày thường để vui chơi, thả mình vào khơng khí náo nhiệt, vui vẻ nhưng cũng không kém phần nghiêm trang vốn có của chính nó.

Nhân dân ta có truyền thống tốt đẹp đã tồn tại lâu đời, đó là sự tơn vinh những người có cơng với dân với nước. Trúc Động là một làng quê Việt cổ nằm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Ngơi đình là một cơng trình kiến trúc tín ngưỡng dùng để tưởng nhớ người có cơng giúp dân giúp nước mà dân làng thờ phụng làm Thành Hồng và coi Ngài chính là một vị thần bảo hộ cho cuộc sống tinh thần của cư dân làng xã. Những ngày kỉ niệm, ngày sinh, ngày hóa của vị thành hồng làng gắn liền với lễ nghi truyền thống [47, 48].

Mỗi quê hương làng xóm đều có những lịch sử cội nguồn riêng biệt, những tập tục khác nhau, được lưu truyền từ đời này qua đời khác và ăn sâu vào trong tâm khảm của mỗi con người Việt Nam. Những người con của quê hương dù có đi đâu, ở đâu vẫn nhớ về cội nguồn, tổ tiên, nơi đã ni dưỡng họ thành người.

Lễ hội truyền thống đình làng Trúc Động được tổ chức vào mùa hạ, trong 2 ngày 11 và 12 tháng 5 Âm lịch hàng năm (lễ hội xưa được tổ chức từ ngày 10 - 15 tháng năm âm lịch). Theo quy định của làng thì cứ 3 năm tổ chức hội chính một lần, các năm còn lại tổ chức hội lệ. Theo lời các cụ trong làng thì lễ hội hàng năm được tổ chức vào ngày mà Vị Thành hoàng làng -

Giám Sát Đại vương đã hiển linh để trợ giúp cho Hai Bà Trưng đánh tan giặc Tô Định xâm lược.

* Lịch lễ hội

Thời gian Ngày nay Xưa

Ngày 10/5 (Âm lịch) Sáng: Cán bộ văn hóa thơn và hội người cao tuổi họp bàn về việc điều hành lễ hội, phân công việc cho các đội trong làng chuẩn bị lễ vật cúng tiến, chọn người viết văn tế.

Tối: Tiến hành mở đồ thờ, làm lễ mộc dục, tắm và gia quan cho tượng Thánh, đưa sắc lên cung thờ. Sáng: Các chức sắc trong làng họp bàn khoán chức dịch, lựa chọn lợn của các ông chức sắc trong làng để mổ phục vụ tế lễ, chọn người viết văn tế. Tối: Tiến hành mở đồ thờ, làm lễ mộc dục, tắm và gia quan cho tượng Thánh, đưa sắc lên cung thờ.

Ngày 11/5 (Âm lịch) Sáng: Tiến hành rước kiệu ra quán Trần bao gồm: 1 kiệu long đình, 1 kiệu giác văn, 1 kiệu rước sắc, để chuẩn bị làm lễ đại tế vào ngày mai. Chiều: Tiến hành chuẩn bị các công việc cần thiết phục vụ lễ hội cho ngày hôm sau.

Sáng:. Tiến hành rước kiệu ra quán Trần bao gồm: 1 kiệu long đình, 1 kiệu giác văn, 1 kiệu rước sắc, để chuẩn bị làm lễ đại tế vào ngày mai.

Chiều: Tiến hành chuẩn bị các công việc cần thiết phục vụ lễ hội cho ngày hôm sau.

Ngày 12/5 (Âm lịch) Sáng: Tổ chức tế chính ở Quán Trần và tiến hành rước kiệu mời Ngài về đình.

Sáng: Tổ chức tế chính ở Quán Trần và tiến hành rước kiệu mời Ngài về đình.

Thời gian Ngày nay Xưa

Chiều: Mở hội với các trò chơi dân gian. Ngày nay, hội làng khơng cịn có nhiều trị chơi dân gian như xưa kia nữa, thay vào đó là các cuộc thi thể thao hiện đại như: đánh cờ người, thi thể dục dưỡng sinh,.... Tối: Có diễn xướng hát quan họ Bắc Ninh.

Tuy nhiên, xưa trong đại tế, dân làng còn tổ chức tế mao huyết nhưng ngày nay thì khơng cịn nữa.

Chiều: Mở hội với các trị chơi dân gian như: bắt vịt trong ao, vật,....

Tối: Có diễn xướng hát cửa đình.

Ngày 13/5 (Âm lịch) Tổ chức ăn uống linh

đình.

Ngày 14/5 (Âm lịch) Các cụ cao niên trong làng sẽ tiến hành làm lễ để đem sắc và mũ áo của thần ra phơi.

Các cụ cao niên trong làng sẽ tiến hành làm lễ để đem sắc và mũ áo của thần ra phơi.

Ngày 15/5 (Âm lịch) Tổ chức ăn uống linh

đình và kết thúc lễ hội.

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa nghệ thuật đình làng trúc động (xã đồng trúc, huyện thạch thất, hà nội) (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)