Các trò chơi, trò diễn trong lễ hội đình làng Trúc Động

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa nghệ thuật đình làng trúc động (xã đồng trúc, huyện thạch thất, hà nội) (Trang 109 - 112)

2.1.3 .Kết cấu các đơn nguyên kiến trúc

3.1. Lễ hội đình làng Trúc Động

3.1.4. Các trò chơi, trò diễn trong lễ hội đình làng Trúc Động

Lễ hội dân gian Việt Nam nói chung và lễ hội đình làng Trúc Động nói riêng khơng thể thiếu đi phần hội. Trong dịp lễ hội của làng, nhân dân thường tổ chức các trò chơi dân gian, đây là một nét văn hóa đặc sắc của hội làng Việt Nam. Sau những ngày lao động vất vả, nhân dân lại có dịp được vui chơi, bỏ lại sau lưng mọi trăn trở lo toan hàng ngày để hịa mình vào lễ hội, thắt chặt hơn mối quan hệ giữa các thành viên trong làng. Các trò chơi dân gian diễn ra dưới nhiều hình thức như nấu cơm thi, thi chọi gà, đấu cờ người, đấu vật,…

Tuy nhiên hiện nay, đáng tiếc rằng những trò chơi dân gian này đã ngày càng mai một dần và khơng cịn xuất hiện nhiều trong lễ hội đình làng Trúc Động nữa mà thay vào đó là những cuộc tranh tài thể thao hiện đại như: Bóng đá, cầu long, thể dục dưỡng sinh,…

* Nấu cơm thi

Đây là cuộc thi sôi nổi và thu hút nhiều người đến tham gia nhất trong số các trò chơi diễn ra tại lễ hội, trò chơi nấu cơm thi ở lễ hội đình làng Trúc Động được diễn ra tại sân đình với thể lệ như sau:

Nguyên liệu được ban tổ chức chuẩn bị sẵn là thóc, sẵn củi, chưa có lửa, chưa có nước. Các đội phải làm gạo, tạo ra lửa, đi lấy nước về nấu cơm. Cuộc thi có ba bước: thi làm gạo; tạo lửa, lấy nước và thổi cơm. Mỗi đội gồm 10 người (cả nam và nữ), họ tự xay thóc, giã gạo, dần sàng, lấy lửa, lấy nước và nấu cơm.

Bước 1, thi làm gạo: sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, dần sàng. Giáp nào có được gạo trắng trước nhất là thắng cuộc.

Bước 2, thi kéo lửa và lấy nước: Lấy lửa từ hai thanh nứa già cọ vào nhau (khó nhất là khâu này), áp bùi nhùi rơm khô vào cho bén lửa. Người lấy nước cách đó khoảng 1km, nước chứa sẵn vào 4 cái chum, đợi người đến lấy mang về. Giáp nào lấy được lửa trước và lấy nước về đích trước thì giáp đó thắng cuộc.

Bước 3, nấu cơm: Nấu cơm thi dưới hình thức vừa nấu vừa chạy và reo hò, thời gian từ 20 đến 30 phút, đội nào nấu xong sớm nhất, cơm đạt yêu cầu thì đạt giải và dâng lên tế thánh. Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải nhanh nhẹn, khéo léo, qua đó ta thấy được sự tinh tế của người nông dân và ước mong về một mùa màng tươi tốt, no đủ như bát cơm đầy đăn trắng trẻo mà họ dâng lên đấng Thành hoàng làng vậy.

* Đánh cờ người

Chơi cờ người là cuộc đấu trí giàu tính văn hóa giữa hai đối thủ trên cùng một bàn cờ tướng mà quân cờ ở đây là người thật. người tham gia phải nhạy bén, thông minh mới giành được phần thắng. địa điểm diễn ra cuộc thi là tại sân đình, hình thức bàn cờ được kẻ vơi trắng với 32 quân cờ. Một bên gồm 16 quân cờ là nam thanh niên mặc những bộ quần trắng áo lam ngồi trên ghế đẩu chờ lệnh, riêng tướng Ơng có lọng che. Bên kia là nữ thanh niên sắm vai với áo mớ ba mớ bẩy, tóc đi gà, cịn tướng Bà trơng rất uy nghi với cờ xí lọng xanh. Cũng như các hội thi cờ ở vùng khác, việc tuyển trọn Tướng Ông, Tướng Bà hay các quân sĩ đều phải đẹp người, đẹp nết. Các thí sinh bước vào trận, họ nhận cờ lệnh điều binh khiển tướng và theo sự giám sát của hai viên cán biện cầm trống khẩu. tuy nhiên trong cuộc thi đấu đặc biệt này, khơng chỉ có những người tham gia thi đấu trí tính tốn kỹ lưỡng, mà khán giả cũng cân nhắc từng ly sao cho nước cờ của bên mình giành thế thượng phong. Cứ thế, cuộc thi cờ diễn ra rồi cũng đến hồi kết, người nào may mắn thắng trong trận chung kết thì sẽ được dân làng thưởng.

Trong mỗi dịp tết, các vùng miền trên cả nước đều tổ chức rất nhiều trò chơi dân gian. Đập niêu là một trong số các trò chơi mang đậm nét dân gian của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Luật chơi khá đơn giản, những người tổ chức trò chơi treo một chiếc niêu đất lên và nhiệm vụ của người chơi là phải đập vỡ nó với một chiếc gậy. Tuy nhiên, người chơi phải bịt mắt, đứng cách xa chiếc niêu vài mét trước khi tiến lại gần để đập vỡ niêu. Cái khó của người chơi chính là bị bịt mắt và khơng xác định được đúng vị trí treo chiếc niêu. Mặc dù có sự hỗ trợ rất nhiệt tình của các khán giả đứng xung quanh nhưng không phải ai cũng đến được đúng chỗ cần đến. Tuy vậy, đối với những người chơi và khán giả, đập trúng niêu hay không đập trúng đều không quan trọng. Điều quan trọng nhất khi tham gia trò chơi là sự vui vẻ.

Người đập trúng niêu sẽ có được phần thưởng ghi trong mảnh giấy nhỏ trong chiếc niêu bị đập vỡ. Người chơi sẽ đọc thật to món q mà mình nhận được, có khi là một phong bao lì xì, một chiếc bánh chưng, một gói kẹo hay một chùm bóng bay, cũng có khi phần thưởng chỉ là một tràng pháo tay của đơng đảo dân làng đến xem, cổ vũ…Có địa phương lại đổ đầy nước vào trong niêu, mỗi khi có ai đó đập trúng niêu, nước sẽ bắn vào người và theo quan niệm thì đó là niềm may mắn trong năm mới.

Trong những ngày diễn ra lễ hội, đập niêu ln là trị chơi thu hút được số lượng người dân tham gia đông đảo nhất. Điều này cho thấy việc tổ chức trị chơi có ý nghĩa rất tích cực, nhất là trong việc gìn giữ một nét truyền thống văn hoá của dân tộc ta.

* Nghệ thuật diễn xướng dân gian

Đến tối ngày 12/5 âm lịch, trước cửa đình diễn ra các hoạt động văn hóa - văn nghệ. Dù khơng phải q hương của quan họ nhưng người dân làng Trúc Động vẫn cùng nhau tổ chức hát quan họ với sự tham gia của người làng và các câu lạc bộ của các làng xung quanh (làng Đồng Kho, làng Đồng Táng). Dân ca quan họ Bắc Ninh được hình thành khá lâu đời,do cộng đồng người Việt ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc Ninh

và Bắc Giang hiện nay của Việt Nam sáng tạo ra. Hát quan họ có 3 hình thức chính là: Hát canh, hát thi lấy giải, hát hội. Hát quan họ gắn liền với tục kết chạ, tục kết bạn giữa các làng với nhau. Mỗi khi hội làng đến, người dân làng Trúc Động lại cùng với người dân hai làng lân cận là làng Đồng Táng và làng Đồng Kho tổ chức thi hát quan họ giao lưu giữa các làng với nhau. Địa điểm hát là tại sân đình làng Trúc Động. Một cặp nữ của làng này sẽ hát với một cặp nam của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng. Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng giọng hát của hai người phải hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời là thơ, ca dao có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đơi, khơng có nhạc đệm kèm theo. Có 4 kỹ thuật hát đặc trưng : Vang, rền nền, nảy. Hát quan họ khơng chỉ địi hỏi hát trịn vành, rõ chữ, mượt mà, duyên dáng, bằng nhiều kỹ thuật như: rung, ngân, luyến, láy mà còn phải hát nảy hạt. Kỹ thuật nảy hạt của các nghệ nhân quan họ tuy có nét chung với lối hát chèo và ca trù nhưng lại rất riêng, khó lẫn. Cứ như vậy, ba làng cùng nhau hát lên những lời ca qua họ da diết, thân quen của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Xưa kia, dân làng Trúc Động có tổ chức thi hát cửa đình. Dân làng sẽ chọn ra mười tốp, mỗi tốp năm đào hát. Mỗi người dự thi phải hát năm bài, một kỳ mục gõ trống đệm. Những ai bị loại được ba hào. Mỗi tốp được chọn sẽ hát một ngày một đêm và múa khi có tế. Trong buổi hát, một ả đào sẽ ngồi trên một chiếc chiếu trải ra ở giữa sân đình, một người đàn ơng sẽ ngồi ở góc chiếu dùng sênh tre đệm cho cơ ta hát, ở góc đối diện sẽ có một người chơi đàn đệm cho ả đào hát. Nhưng thật đáng tiếc, ngày nay phong tục này khơng cịn nữa.

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa nghệ thuật đình làng trúc động (xã đồng trúc, huyện thạch thất, hà nội) (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)