2.1.3 .Kết cấu các đơn nguyên kiến trúc
3.2. Các ngày lễ khác của Đình làng Trúc Động
3.2.1. Lễ đêm giao thừa
Là ngày tế lễ đầu năm mới (thường được tổ chức vào giờ Tý), đồ tế là nhưng thứ chay được dân làng lựa chọn từ những thức ngon nhất của làng mình. Dân làng làm lễ tống cựu nghênh tân, sau đó là lễ cầu phúc. Tục lệ này không
chỉ diễn ra ở đình làng mà cịn được thực hiện ngay ở trong từng hộ gia đình, đây chính là khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Vào đêm giao thừa, nhân dân trong làng đi hái lộc và cầu khấn với mong muốn xin thần phù hộ cho đại gia đình sang năm mới được an lành, hạnh phúc.
Ngồi ra, vào ba hơm tết Nguyên Đán, tại đình làng Trúc Động đèn, hương được thắp suốt ngày đêm không ngừng nghỉ, mọi người ra vào làm lễ thần và cầu xin mọi điều tốt lành trong năm mới.
3.2.2. Đám tháng giêng (ngày mùng 9 tháng 1 âm lịch)
Xưa kia, ngày mùng 9 tháng 1 hàng năm là ngày lễ của các phe giáp được tổ chức tại chùa Thiễu. Cả 6 giáp trong làng phải có lễ vật để tế. Sau đó, dân làng sẽ tiến hành rước kiệu long đình để bài vị, long ngai của Thánh ra chùa Thiễu cầu đinh rồi lại rước về đình. Tương truyền, chùa Thiễu chính là nơi mà Hai Bà Trưng đã ém quân phục kích đánh bại giặc Tô Định xâm lược nước ta. Cầu đinh tức là cầu thần linh cho đẻ con trai, vì theo phong tục tập quán thì con trai mới là người nối dõi tơng đường. Một nhà nào đó dù có nhiều con gái nhưng nếu như chưa có một đứa con trai thì vẫn xem như chưa có người thờ cúng và đặc biệt là sẽ có nguy cơ mất họ bởi con gái đi lấy chồng, đến khi đẻ con là phải mang họ nhà chồng.Mặt khác trong một xã hội nơng nghiệp xưa, thì nam giới là lực lượng sản xuất chủ yếu, có khả năng giải quyết được nhiều cơng việc nặng nhọc, khó khăn và vai trị của người đàn ơng trong từng gia đình là rất quan trọng. Đối với làng xã, họ hàng xưa kia cũng vậy. Sổ đinh là sổ ghi tên những người đàn ông từ 18 tuổi trở lên và làng cứ chiếu theo sổ đinh mà gọi từ việc lớn đến việc nhỏ, từ nghĩa vụ đến quyền lợi. Cịn con gái, đàn bà thì khơng có trách nhiệm gì, cũng chẳng được quyền lợi gì giữa chốn đình trung kể cả việc chia phần xôi thịt trong tế lễ hội hè. Có con trai thì sẽ có con dâu về ở tại nhà mình và sinh con đàn cháu lũ để tăng thêm nhân lực sản xuất cho gia đình.
Từ chỗ đó, nhà nào cũng muốn đẻ nhiều con trai và khi chưa có con trai thì họ sẽ tham gia lễ cầu đinh để xin thần linh phù hộ cho đẻ con trai. Khơng chỉ có gia đình mà làng xóm cũng tổ chức cầu đinh. Mục đích là để cầu con trai vì làng có nhiều con gái mà ít con trai, cầu giống, là để “đinh tài, hương vượng”, “vật thịnh, dân khang”.
Bên cạnh việc tiến hành làm lễ thì dân làng cịn tổ chức trò chơi dân gian là đánh vật. Đây là một trò chơi thượng võ, thể hiện sức mạnh của trai làng, khuyến khích tinh thần thượng võ của dân tộc. Đô vật đến tham dự bên cạnh những trai làng Trúc Động đã được tuyển chọn kỹ càng cịn có các đơ vật đến từ hai làng bên là Đồng Kho và Đồng Táng.
Đấu vật ở hội chùa Thiễu có quy định thể thức như sau: - Đô nào bị lấm lưng trắng bụng là thua.
- Có một người cầm chịch chỉ huy bằng trống, một người giám sát, một ban giám khảo.
- Có ba giải chính thức là: Giải nhất, giải nhì, giải ba, ngồi ra cịn có thêm giải khuyến khích để mọi người cùng tham gia cho vui.
Giải thưởng to hay nhỏ tùy theo từng năm, nhưng đã đoạt giải nhất thì thế nào cũng được thưởng bằng hiện vật (ngồi gói chè, bánh pháo, cịn được chiếc nồi đồng, có năm bằng con bê, con nghé).
Đấu vật ở hội chùa Thiễu tuy hăng say, quyết liệt nhưng không thô bạo, hiểm độc. Phần lớn các đô đều sử dụng phong cách mềm mại, uyển chuyển, ăn nhau ở các miếng độc đáo. Hội thi hướng đến vẻ đẹp của xóm làng, của sự khỏe mạnh, nêu cao tinh thần rèn luyện sức khỏe của thanh niên trong làng.
3.2.3. Đám tháng 2 (12/2 âm lịch)
Theo thần phả đình làng Trúc Động thì Bà Trưng dẹp xong giặc Tô Định, lên ngôi vua là Trưng Nữ Vương. Để tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ của Thành Hoàng làng Trúc Động, Ngài đã về làng triệu tập các bơ lão ra đình và cho tạ lễ tế xuân ngay tại đình (hơm ấy là 12 tháng 2). Tế xong Ngài lại
cho dân làng 5 nén bạc để xây dựng lại ngơi đình và gia phong “Thượng đẳng phúc thần” cho Thành hoàng làng “Giám sát đại vương”. Bên cạnh đó, Trưng Nữ Vương cịn ban cho Thành hồng làng 8 chữ vàng mà trong thần phả ngày nay vẫn cịn ghi, đó là: “Quảng đại Cao minh Q tơn Linh Ứng”.
Từ đó, dân làng chọn ngày 12/2 làm lễ để tưởng nhớ đến sự kiện trên. Các đồ lễ vật gồm: cỗ chay, phẩm quả, các thức bánh nếp. Ngồi ra, cịn có trâu, lợn tồn sắc cộng cá gáy làm lễ sống.
3.2.4. Đám tháng chạp (ngày 6 tháng 12 âm lịch)
Tiệc kỳ phúc là ngày mùng 6 tháng chạp thực chính tiệc. Đây là ngày tế lễ của các phe giáp trong làng. Sau một năm hoạt động, các phe tổ chức gặp mặt, tiệc tùng. Xưa kia để chuẩn bị cho việc tế lễ rất tốn kém và công phu. Từ ngày mùng 4 - 12, tất cả các nam giới trong làng phải ra đầm Thiễu đánh cá, chọn con cá chép to nhất làm cá tế. Ngày mùng 5 phải chuẩn bị xôi ngũ sắc, thịt trâu, thịt lợn, gạo (gạo được chọn và gia công tỉ mỉ). Ngày mùng 6 tháng 12, lễ hội được tổ chức tại đình làng. Nhân dân trong làng tổ chức vui chơi, tiệc tùng trong ngày.
Ngoài ra, trước đây, khi còn đền Thiện, lễ hội đền Thiện được tổ chức trong 3 ngày, từ 15 đến 17 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Trong những ngày lễ hội có nhiều trị chơi như: đánh vật, múa gậy, đánh cờ người,…