Những lớp văn hóa tín ngưỡng tích hợp trong lễ hội

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa nghệ thuật đình làng trúc động (xã đồng trúc, huyện thạch thất, hà nội) (Trang 119 - 122)

2.1.3 .Kết cấu các đơn nguyên kiến trúc

3.3. Vai trò của lễ hội trong đời sống cộng đồng

3.3.2. Những lớp văn hóa tín ngưỡng tích hợp trong lễ hội

Lễ hội đình làng Trúc Động là một hiện tượng văn hóa đặc sắc của địa phương, đồng thời là hệ thống sinh hoạt văn hóa dân gian cổ truyền hết sức đa dạng của dân tộc. Những hoạt động diễn ra trong lễ hội là sự tổng hợp của các

yếu tố văn hóa dân gian độc đáo của người dân làng Trúc Động qua quá trình lịch sử từ q khứ đến hiện tại. Thơng qua q trình nghiên cứu lễ hội này, tác giả nhận thấy rằng có ba lớp văn hóa tín ngưỡng đan xen được biểu hiện khá rõ:

Lớp văn hóa thứ nhất được thể hiện trong lễ hội đình làng Trúc Động

là tín ngưỡng thờ thần tự nhiên Tản Viên Sơn Thánh biểu hiện qua lịch sử xây dựng ngơi đình và sự tích nhân vật được thờ, được phản ánh thơng qua bài văn tế trong lễ hội đình làng Trúc Động. Trúc Động là một vùng đất có địa hình đa dạng với: núi Ba Vì; Gị Đống Luộc; Có dịng sơng Tích chảy qua. Thiên nhiên đã tạo nên một Trúc Động có cả 3 vùng núi - trung du và đồng bằng. Những chứng tích khảo cổ học cho thấy cư dân Việt cổ đã sinh sống ở đây từ lâu đời và chủ yếu sinh sống bằng nghề nơng. Do hồn cảnh mơi sinh và trải qua trường kỳ lịch sử với biết bao biến động nên trong lễ hội đình làng Trúc Động ít nhiều vẫn cịn có bóng dáng của tín ngưỡng thờ thần tự nhiên của người Việt cổ mà biểu hiện là các nhân vật tượng trưng cho các lực lượng thiên nhiên vốn gần gũi và gắn bó với nghề nơng và cuộc sống của người dân.

Lớp văn hóa thứ hai ẩn hiện trong lễ hội đình làng Trúc Động là tín

ngưỡng nơng nghiệp. Cuộc đời của người nông dân gắn liền với trồng trọt và chăn ni. Cây trồng xanh tốt sẽ cho họ thóc gạo, củ quả. Vật nuôi phát triển sẽ cho họ sức kéo, thực phẩm. Hai cái đó ln gắn bó với nhau, hỗ trợ nhau để tạo nên cuộc sống no đủ cho mọi gia đình. Cho nên cầu mong sự phát triển, sinh sôi nảy nở của vạn vật là ước mơ chính đáng, mn thuở của người nơng dân. Để thực hiện ước vọng đó, một mặt con người phải phấn đấu lao động cần cù. Mặt khác, con người còn cần phải nhờ đến thần linh phù hộ vì nghề nơng xưa kia vốn phụ thuộc rất nhiều vào ông “Trời”, thiên nhiên. Những hành vi, nghi lễ cầu mong sự sinh sôi nảy nở thì người ta thường gọi là tín ngưỡng nơng nghiệp. Tín ngưỡng đó được thể hiện qua

nhiều đối tượng từ con người đến vật nuôi, cây trồng và với những hình thức phong phú, đa dạng như: trực tiếp, gián tiếp, trừu tượng. Ở đây, nghiên cứu trường hợp cụ thể là lễ hội đình làng Trúc Động, tín ngưỡng này được thể hiện thơng qua lễ “Tế mao huyết” với những ý nghĩa cầu mong sự sinh sôi nảy nở của cây trồng và đất như tác giả đã phân tích kỹ ở mục diễn trình lễ hội. Một hình thức cầu phồn thực nơng nghiệp của người Việt. Thông qua những nghi lễ này, con người muốn truyền đạt tới thần linh ước mong cho cây cối phát triển, sớm ra hoa, kết quả và cho người nông dân một vụ mùa bội thu.

Lớp văn hóa thứ ba được thể hiện trong lễ hội đình làng Trúc Động

đó là tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng biểu hiện qua lễ rước kiệu, bài vị và sắc phong của thần. Tục thờ Thành hoàng vốn là vị thổ thần trấn giữ thành và hào xuất hiện ở Trung Quốc. Tới thế kỷ XV, Phật giáo khủng hoảng, Nho giáo được tôn vinh cùng với sự ra đời của các ngơi đình vào thế kỷ XVI. Đây cũng là thời điểm mà tục thờ thành hồng phát triển nhanh chóng giành lấy vị trí xứng đáng trong ngơi đình làng Việt. Có điều, thành hồng thờ ở các ngơi đình làng Việt khơng chỉ có thờ thổ thần mà đại đa số là các nhân vật lịch sử hoặc truyền thuyết có cơng với nước, có nghĩa với dân, phù trợ cho dân an khang thịnh vượng, gọi chung là các vị phúc thần. Thành hồng làng đình làng Trúc Động là Giám Sát Đại Vương - vị phúc thần đã có cơng phù trợ cho các triều đại phong kiến đánh giặc giữ nước phát huy truyền thống dựng nước, giữ nước anh hùng của dân tộc. Đây cũng là một minh chứng nữa cho thấy sự khác biệt giữa Thành hoàng Trung Quốc và Thành hoàng làng ở Việt Nam. Các vị thần thờ ở đình làng đã được sàng lọc qua lăng kính của thế giới quan người làng và chịu sự chi phối trực tiếp của tinh thần dân tộc. Người dân Việt đã sáng tạo nên các vị thần phù trợ cho làng theo kiểu hộ quốc an dân và thực hành các nghi lễ xuân tế, thu tế, các sinh hoạt văn hóa vốn có ở bản địa. Qua lễ hội cũng như vị thần được thờ ở đình làng Trúc Động, chúng ta lại một lần nữa có thêm bằng chứng cho thấy sự giao lưu -

tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa, cũng như khẳng định sức sống trường tồn, mãnh liệt của dịng chảy văn hóa dân tộc.

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa nghệ thuật đình làng trúc động (xã đồng trúc, huyện thạch thất, hà nội) (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)