2.1.3 .Kết cấu các đơn nguyên kiến trúc
2.3.5. Thực trạng các giá trị văn hóa vật thể và vấn đề bảo tồn, phát huy
loại cờ này đều biểu hiện uy đức của thần linh. Cờ tiết và cờ mao thường được sử dụng để rước đi đầu đám rước với ý nghĩa là cờ của vua giao xuống để truyền chỉ dân làng được phép tổ chức đám rước.
Cờ ngũ hành tượng trưng cho 5 yếu tố vật chất cấu tạo nên vũ trụ (Hỏa, Thổ, Mộc, Kim, Thủy) với 5 màu tượng trưng là đỏ, vàng, xanh, trắng, đen. Cờ tứ phương với bốn màu để biểu hiện cho 4 hướng, nhằm thông báo cho dân làng biết lễ hội đã được mở, mời mọi người về dự:
+ Xanh: Hướng Đông. + Trắng: Hướng Tây. + Đỏ: Hướng Nam. + Đen: Hướng Bắc.
+ Vàng: Phương Trung tâm hoặc chính tâm.
Cờ Đại về hình thức và màu sắc giống cờ tứ phương nhưng to hơn, được treo ở giữa sân đình nhằm thơng báo cho các làng xung quanh và các vùng lân cận biết rằng làng mình đang mở hội, mời mọi người ở các nơi khác đến dự.
2.3.5. Thực trạng các giá trị văn hóa vật thể và vấn đề bảo tồn, phát huy huy
2.3.5.1. Thực trạng các di vật tại đình làng Trúc Động
Di vật thuộc đình Trúc Động cịn lại khá nhiều, đa dạng phong phú về chủng loại và chất liệu. Đây là một di sản vô giá đã được gìn giữ qua nhiều thế hệ, chứa đựng một lượng thơng tin nhất định về di tích. Vì vậy, nhiện vụ
của chúng ta hôm nay cần tiếp tục kế thừa, phát huy và phát triển thành quả cha ông ta để lại.
* Di vật bằng đá
Với các di vật bằng đá, bên cạnh các chân tảng, đình cịn lại một bia đá 2 mặt. Hiện nay, bia được đặt trước cửa Đại đình đình làng Trúc Động. Tình trạng di vật hiện bị hư hai khá nghiêm trọng, do được đặt tại vị trí dễ bị mưa nắng bào mịn, lại khơng có biện pháp che chắn phù hợp nên tấm bia đã bị rạn nứt nhiều chỗ, nhiều chữ đã mờ và khơng cịn đọc được nữa.
* Di vật bằng gỗ
Hệ thống các di vật bằng gỗ trong ngơi đình là một trong số những di vật có độ tuổi lâu đời và có nhiều giá trị cần phải cất giữ bảo vệ cẩn thận, thường xuyên lau chùi và để ở nơi thoáng mát để mọi du khách tham quan khi đến với di tích được chiêm ngưỡng, ngắm nhìn. Hiện nay, hệ thống di vật gỗ của đình được bảo quản khá tốt, hầu như không bị hư hỏng nào đáng kể. Tuy nhiên, một số mảng chạm ở tòa Tiền tế do ở vị trí gần với hiên nên theo thời gian đã bị hư hỏng làm mất đi nhiều giá trị quý báu về mặt mỹ thuật và lịch sử. Đây là một điều đáng tiếc cần sớm được khắc phục.
* Di vật bằng vải
Các di vật bằng vải như: cờ, lọng, phướn,… được sử dụng nhiều, lại chưa có biện pháp bảo quản tốt nên dẫn tới bị nhàu, nhăn, bạc màu.
* Di vật bằng giấy
Có thể nói, đây chính là những cổ vật q giá nhất trong ngơi đình, cần phải được đặc biệt quan tâm, bảo vệ. Điều đáng mừng là toàn bộ 33 đạo sắc phong của các triều vua phong kiến phong cho ngơi đình vẫn cịn được giữ khá tốt, chỉ có một số đạo do thời gian nên đôi chỗ bị rách, nhưng đa phần đều được bảo quản tốt và nguyên vẹn.
2.3.5.2. Các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể tại đình làng Trúc Động
Điều 3, trang 126 luật di sản Văn hóa đã định nghĩa: “Bảo quản di tích là hoạt động nhằm phịng ngừa và hạn chế những tác nhân hủy hoại di tích mà khơng làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích” [15, 26].
Cũng như bảo quản trong bảo tàng, bảo quản di tích cũng gồm bảo quản phòng ngừa, bảo quản định kỳ. Cần căn cứ vào hiện trạng của từng di tích mà áp dụng các biện pháp bảo quản cho phù hợp như có thể áp dụng các biện pháp bảo quản và quản lý cho phù hợp hoặc có thể áp dụng từng biện pháp một hay áp dụng kết hợp. Xuất phát từ thực trạng các di vật tại đình làng Trúc Động hiện nay, tác giả có thể đề ra một số giải pháp cơ bản sau.
* Bảo quản phòng ngừa cho di tích
Bảo quản phịng ngừa cho di tích là những việc làm mang lại hiệu quả cao lại khơng địi hỏi kinh phí lớn, kỹ thuật phức tạp. Việc áp dụng những giải pháp bảo quản phòng ngừa đối với di tích đình làng Trúc Động là hết sức qun trọng và cần thiết. Cụ thể những biện pháp đó là:
- Bảo quản cho hệ mái di tích: Đây là hệ thống che nắng, mưa cho tồn bộ cơng trình nên rất quan trọng. Phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện những chỗ hỏng hóc, các ổ mối mọt, để biện pháp thích hợp.
- Bảo quản phòng ngừa cho hệ thống chịu lực
+ Phần đầu trên và dưới của các cột là hai phần chịu nhiều độ ẩm nhất nên rất dễ bị mục nát, cần phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra.
+ Đối với các bộ vì, hồnh, các đầu xà, đầu cột phải được phun thuốc chống mối mọt. Ngồi ra, cũng cần phủ kín một lớp sơn để ngăn ẩm, nấm mốc xâm nhập.
+ Để có thể bảo vệ tốt hơn cho hệ thống cột, cần tránh đóng đinh quá nhiều vào cột và tránh mắc những bảng điện lên thân cột, khi dùng điện cũng
cần chú ý để tránh gây chập điện dẫn đến hỏa hoạn, đặc biệt là vào ngày lễ hội khi công suất sử dụng điện lên cao nhất.
- Bảo quản phịng ngừa đối với hệ thống sàn, nền móng và hệ thống bao che: Sàn đình cần thường xuyên được quét dọn sạch sẽ. Tránh đổ nước lên mặt sàn đình. Khi mưa dột cần kịp thời có biện pháp tránh nước rỏ trực tiếp xuống sàn như: sử dụng khăn khô thấm nước, lấy thùng hoặc xô hứng khi nước dột nhiều. Bên cạnh đó, cần phải thường xuyên tiến hành lau dọn hệ thống sàn và cột trong di tích để tránh bụi bẩn cung như vi sinh bám vào sàn đình gây hỏng hóc [15, 21, 26].
- Bảo quản phòng ngừa cho các di vật
+ Đối với di vật bằng giấy, vải: Cần cất những di vật này vào hịm để nơi khơ ráo, thoáng mát. Chú ý, phải phơi thường xuyên nhưng tránh làm bạc màu, nên phơi ở những nơi thống gió, khí hậu khơ hanh, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp. Đối với sắc phong nên trải phẳng ra, cứ một tờ sắc phong lại đặt một tờ giấy phi axit cùng với hai miếng kính ép lên những chỗ giấy bị nhăn, nhàu.
+ Đối với các di vật khác: Cần giữ cho di vật sạch sẽ, bằng cách thường xuyên lau chùi, khi di vật bị bẩn nên lau bằng nước sạch.
Riêng với bia đá, để phía ngồi có thể xây một mái che nhỏ, hoặc di dời vị trí của tấm bia đến nơi thích hợp hơn, để tránh những tác động tự nhiên, vừa có thể khai thác được những giá trị ở cả hai mặt bia.
* Bảo quản định kỳ
Cần tiến hành kiểm tra, đảo ngói định kỳ, loại bỏ những viên ngói vỡ, kém chất lượng, khắc phục tình trạng ngói bị xô.
Đối với hệ thống cột, thường bị hư hỏng từ giữa lõi trở ra (hiện tượng này dân gian thường gọi là hiện tượng tiêu tâm), mà mắt thường khơng nhìn
thấy được, nên cần phải có chế độ theo dõi, kiểm tra định kỳ, để sớm phát hiện và có biện pháp quản lý kịp thời.
Trong ban quản lý di tích, phải có người hiểu biết về chuyên môn để theo dõi thường xuyên, định kỳ để phát hiện kịp thời những hư hỏng mới phát sinh và tìm cách khắc phục.
Mặc dù ý thức bảo vệ của nhân dân tương đối tốt nhưng khi có các vấn đề hư hỏng phải mời các chuyên gia về sửa chữa theo đúng nguyên tắc.
* Bảo quản xử lý
- Xử lý hóa chất cho phần mái, phun thuốc để diệt trừ các loại rêu mốc kí sinh, các cây nhỏ và cây bụi mọc trên mái.
- Ở những hệ thống cột, đầu bẩy, cầu đầu,… bị mối mọt ăn cần sử dụng các loại hóa chất để diệt trừ tận gốc, đồng thời ngăn chặn việc lây lan sang các bộ phận khác, ảnh hưởng đến sự tồn tại của ngơi đình.
- Đối với các di vật có trong di tích cần có giải pháp bảo quản xử lý thích hợp với từng chất liệu cụ thể như:
+ Các di vật bằng đá: Dùng ơxit nhơm, bột thủy tinh hịa với tỉ lệ nhất định tạo nên chất kết dính, sau đó đem chà lên bề mặt của chân tảng, bia đá,… nhằm chống lại sự bào mòn của thiên nhiên và lấp đi những khe nứt, là nơi tấn công của vi sinh vật.
+ Các di vật bằng giấy: Trước khi cất vào hòm, hộp để bảo quản cần được xử lý bằng cách sử dụng những chất folmon, bêfraphot, gastoxin với liều lượng là 9g/m3 khơng khí, thời gian ủ thuốc là 72 giờ; khi cần phải giặt với nước thật sạch, nếu có thì dùng nước mềm và xà phịng khơng có chất kiềm.
+ Các di vật bằng gỗ: Hầu hết các di tích trên đất nước ta đều được làm chủ yếu bằng chất liệu gỗ. Đây là loại vật liệu rất dễ bị các loại cơn trùng có hại tấn cơng, đặc biệt với khí hậu nóng ẩm nhiệt đới gió mùa ở nước ta. Mối, mọt là loại nguy hiểm có thể làm hư hại rất nhanh đến di tích đặc biệt là gỗ như ở nước ta. Chúng đục khoét, gậm nhấm làm mọt ruỗng các bộ phận bên
trong, có những cây gỗ nhìn bề ngồi cịn khá nguyên vẹn, nhưng bên trong đã bị đục rỗng hồn tồn khơng cịn khả năng chịu lực cho cơng trình được nữa, những thiệt hại cho chúng gây ra, khó thấy trên bề mặt, cho nên khi phát hiện ra thì đã quá muộn rồi. Đối với những tác nhân này, chúng ta có thể dùng phương pháp ngâm tẩm, xơng hơi, qt thuốc,…. để tránh mối mọt, rêu mốc, côn trùng.
* Tăng cường trong công tác quản lý và phát huy giá trị di tích
Di tích đình làng Trúc Động được xếp hạng cấp quốc gia, do đó vấn đề quản lý di tích cần áp dụng những chế độ quản lý phù hợp về di sản văn hóa để có thể bảo vệ được di tích một cách hiệu quả nhất.
Việc thiết lập các tổ chức quản lý, từ Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, sở văn hóa thể thao và du lịch, trong đó trực tiếp là Ban quản lý di tích và danh thắng; Phịng văn hóa du lịch huyện, thị xã, thị trấn là rất quan trọng. Ban quản lý di tích đình làng Trúc Động bao gồm: Trưởng ban, phó trưởng ban, các thành viên trong Ban là đại diện các đoàn thể trong làng gồm: Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên và thường xuyên được Ban quản lý di tích xã Đồng Trúc phối hợp quản lý.
Như vậy, cơng tác quản lý di tích đã được phân cấp rõ ràng, có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan. Trong thời gian tới, ban quản lý di tích đình làng Trúc Động cần phải có sự phối hợp tốt hơn nữa khơng chỉ với cấp địa phương mà còn với cấp bộ, để kịp thời theo dõi, quản lý các mặt hoạt động văn hóa diễn ra tại di tích.
Tiểu kết
Đình làng Trúc Động là một cơng trình kiến trúc tôn giáo được xây dựng trong không gian văn hóa của một miền đất cổ có truyền thống văn hiến. Đình hội tụ được nhiều yếu tố chuẩn mực về phong thủy, trường tồn trong sự biến đổi của môi trường tự nhiên và xã hội, trở thành một chốn linh thiêng, tạo phúc cho xóm làng, người dân nơi đây.
Về kiến trúc: Trải qua thời gian, cùng với sự phát triển và biến đổi của lịch sử - văn hóa, đình làng Trúc Động là một ngơi đình được xây dựng từ sớm có thể là từ thế kỷ XVI với dấu vết ván sàn còn lại cho đến nay tại di tích. Nhưng đến nay, sau nhiều biến động, đình làng Trúc Động ngày nay là một ngơi đình có bình đồ mặt bằng tổng thể hình chữ Nhị với hai cơng trình kiến trúc chính là tịa Tiền tế và tịa Đại đình. Ngồi ra, để thuận lợi hơn cho việc sinh hoạt cộng đồng thì đình làng Trúc Động cịn mở rộng, xây thêm hai nhà dải vũ để phục vụ cho sinh hoạt lễ hội. Kết cấu kiến trúc về cơ bản vẫn mang phong cách truyền thống với vật liệu xây dựng chính là gỗ. Song, nhìn từ góc độ lịch sử, chúng ta có thể nhận thấy những dấu ấn của giai đoạn đầu, thể hiện ở bức tường bao được làm bằng chất liệu đá ong cổ kính, hiếm gặp.
Về nghệ thuật: Đình làng Trúc Động vẫn cịn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật, những mảng chạm khắc vẫn còn tương đối nguyên vẹn, đây là một điều q giá mà ngơi đình có được. Những mảng chạm khắc với nhiều đề tài phong phú đã thể hiện bàn tay khóe léo của những người nghệ nhân xưa. Những mảng chạm này khơng những chỉ có giá trị văn hóa - lịch sử, mà đó cịn là những tác phẩm nghệ thuật vơ giá mang tính giáo dục cao cho con cháu đời sau biết về truyền thống văn hiến của vùng đất nơi mình sinh ra, hun đúc tinh thần dân tộc cũng như những nét đẹp của Trúc Động ngàn đời cho thế hệ sau noi theo. Những mảng chạm khắc nghệ thuật đó còn là chứng nhân cho sự phát triển của vùng đất Trúc Động, là lời nói, là khát vọng về cuộc sống, hạnh phúc ấm no của người xưa được gửi gắm qua từng chi tiết của mảng chạm với những kỹ thuật tinh xảo và đẹp mắt đến lạ kỳ.
Với những giá trị nêu trên, đình làng Trúc Động đã được Bộ Văn hóa xếp hạng cơng nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1990. Đây là một sự ghi nhận xứng đáng của Đảng và Nhà nước ta đối với một di tích bề thế, chứa đựng nhiều giá trị về kiến trúc, nghệ thuật. Tuy nhiên, đi kèm
với sự ghi nhận đó là một trách nhiệm nặng nề đối với người dân nơi đây. Bởi họ sẽ cần phải bảo tồn và phát huy tốt hơn nữa di sản văn hóa của chính địa phương mình, hay nói rộng ra là của cả đất nước. Đến nay, chúng ta thấy rất đáng mừng rằng ngơi đình vẫn được bảo tồn trong tình trạng tốt khơng có nhiều hư hại nghiêm trọng nào, điều này thể hiện ý thức trách nhiệm cao của cộng đồng người dân nơi đây với di tích của làng mình.
CHƯƠNG 3
GIÁ TRỊ VĂN HĨA PHI VẬT THỂ CỦA ĐÌNH LÀNG TRÚC ĐỘNG 3.1. Lễ hội đình làng Trúc Động
3.1.1. Thời gian, lịch lễ hội
Lễ hội làng là dịp để cho con cháu bày tỏ tấm lịng thành kính của mình, đáp lại công khơi nguồn, vun gốc đối với những người đi trước bằng cách dâng nén tâm hương ở những nơi tôn nghiêm phụng sự.
Hơn nữa, lễ hội còn là thời gian nghỉ ngơi, trút bỏ những lo lắng ngày thường để vui chơi, thả mình vào khơng khí náo nhiệt, vui vẻ nhưng cũng khơng kém phần nghiêm trang vốn có của chính nó.
Nhân dân ta có truyền thống tốt đẹp đã tồn tại lâu đời, đó là sự tơn vinh những người có cơng với dân với nước. Trúc Động là một làng quê Việt cổ nằm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Ngơi đình là một cơng trình kiến trúc tín ngưỡng dùng để tưởng nhớ người có cơng giúp dân giúp nước mà dân làng thờ phụng làm Thành Hồng và coi Ngài chính là một vị thần bảo hộ cho cuộc sống tinh thần của cư dân làng xã. Những ngày kỉ niệm, ngày sinh, ngày hóa của vị thành hoàng làng gắn liền với lễ nghi truyền thống [47, 48].
Mỗi quê hương làng xóm đều có những lịch sử cội nguồn riêng biệt, những tập tục khác nhau, được lưu truyền từ đời này qua đời khác và ăn sâu vào trong tâm khảm của mỗi con người Việt Nam. Những người con của quê