1.2. Tổng quan hiện vật của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
1.2.2. Tổng quan về hiện vật trong bảo tàng
1.2.2.1. Thống kê số liệu hiện vật
Trong quá trình hình thành, hoạt động và phát triển, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là
một bảo tàng có tính đặc thù, gắn bó và phản ánh đời sống mỹ thuật, đời sống nghệ thuật của
đất nước con người Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Vì vậy các tác phẩm mỹ thuật được sưu
tầm lưu giữ bảo quản và trưng bày trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị nghệ thuật cao, phản ánh tồn bộ lịch sử nền Mỹ thuật Việt Nam. Để lưu giữ
tác phẩm mỹ thuật được lâu dài nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, trưng bày -
triển lãm, giáo dục và giới thiệu tới cơng chúng trong và ngồi nước thì việc bảo quản phịng ngừa và bảo quản mỹ thuật cho chúng là vơ cùng quan trọng. Vì vậy với tinh thần trên đây và chức năng nhiệm vụ của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, trong những năm qua lãnh đạo Bảo
tàng Mỹ thuật Việt Nam qua các thời kỳ đã và đang rất quan tâm đầu tư cho công tác kho bảo
quản và trưng bày nhằm quản lý thật tốt khối di sản nghệ thuật của mình để phục vụ những nhiệm vụ chính trị, chun mơn của bảo tàng và kéo dài tuổi thọ cho chúng một cách khoa
học và hiệu quả nhất.
Theo kết quả báo cáo của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam năm 2016, về cơng tác kiểm kê hiện vật hàng năm thì hiện nay bảo tàng đang lưu giữ bảo quản gần 20.000 tác phẩm nghệ thuật khác nhau trong hệ thống kho cơ sở, trong đó có khoảng 2.200 tác phẩm được lựa chọn
đưa lên trưng bày tại hệ thống các chủ đề trưng bày thường xuyên của bảo tàng… Đây là
những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, làm tăng hiệu quả thẩm mỹ, ví dụ như: “sưu tập tranh đương đại” giới thiệu những tác phẩm mới sưu tầm chứng minh tính liên tục của mỹ
thuật Việt Nam trong trào lưu đổi mới. Ngồi ra bảo tàng cịn tổ chức các trưng bày triển lãm
lưu động trong và ngồi nước, cơng chúng đến tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam như được hịa mình vào khơng gian nghệ thuật xưa - nay của Việt Nam…
1.2.2.2. Phân loại hiện vật
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là nơi trưng bày, lưu giữ số lượng lớn các tác phẩm nghệ
thuật qua các thời kỳ của đất nước, chúng đa dạng về chủng loại và chất liệu được bảo quản tại 6
kho khác nhau: Tranh (6310 hiện vật); Mỹ thuật truyền thống (2012 hiện vật); Điêu khắc hiện đại
(438 hiện vật); Điêu khắc cổ (555 hiện vật); Gốm Cù Lao Chàm (4034 hiện vật); Gốm cổ đại và hiện đại (2651 hiện vật). Qua khảo sát thực trạng cho thấy 6 kho lưu giữ và bảo quản hiện vật này của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam được phân chia theo những nội dung chính và loại hình hiện vật, sưu tập, chất liệu hiện vật và lịch sử mỹ thuật.
Có thể nói cách phân loại tác phẩm nghệ thuật hiện nay của Bảo tàng Mỹ thuật Việt
Nam để bảo quản tại kho cơ sở có ưu điểm là thuận tiện cho việc lựa chọn hiện vật - tác phẩm
nghệ thuật theo 8 chủ đề chính để giới thiệu đó là: tranh sơn mài, tranh sơn dầu,tranh lụa -
giấy, tác phẩm điêu khắc cổ, tác phẩm điêu khắc hiện đại, mỹ thuật truyền thống, sưu tập gốm
trên đây có những hạn chế đó là khơng thuận lợi, thậm chí gây ảnh hưởng lẫn nhau trong công tác bảo quản chúng, bởi vì nhiều tác phẩm nghệ thuật có chất liệu khác nhau lại được bảo
quản trong cùng 1 kho cơ sở nên làm cho chúng bị xuống cấp hoặc hư hỏng do chế độ bảo
quản, nhiệt độ, ánh sáng tác động và môi trường đã ảnh hưởng đến chúng khác nhau.
Ngoài cách phân loại để bảo quản trên đây, trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam những tác phẩm nghệ thuật cịn có thể phân loại theo loại hình sưu tập nghệ thuật, đó là:
Sưu tập tác phẩm hội họa: 6.310 tác phẩm Sưu tập tác phẩm điêu khắc: 993 tác phẩm
Sưu tập tác phẩm mỹ thuật truyền thống: 2012 tác phẩm Sưu tập gốm: 6455 tác phẩm
Sưu tập tác phẩm nghệ thuật của nước ngoài: 400 tác phẩm được sắp xếp riêng và quản lý rất cẩn trọng.
Dưới góc độ di sản văn hóa vật thể, nhìn chung các tác phẩm hội họa của Bảo tàng Mỹ
thuật Việt Nam được thể hiện trên giấy, lụa, vải hay gỗ với các chất liệu như sơn dầu, sơn mài, bột màu, màu nước và khắc gỗ.v.v… đều là những sản phẩm vật chất có cấu tạo thuộc thành phần hữu cơ, nên chúng đã và đang chịu ảnh hưởng từ sự tiếp xúc của các tác động thiên nhiên và môi trường mà chưa được kiểm soát và khống chế kịp thời.
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hiện giữ gần 20.000 hiện vật trong nước nếu được phân loại theo các thời kỳ của nền Mỹ thuật Việt Nam từ thời tiền sử đến nay. Có thể phân chia thành:
- Mỹ thuật thời Tiền sử - Sơ sử. - Mỹ thuật thời kỳ đồ đá.
- Mỹ thuật thời kỳ đồ sắt. - Mỹ thuật thời Lý - thời Trần
- Mỹ thuật thời kỳ Lê Sơ - Mạc - Lê Trung Hưng. - Mỹ thuật thời Tây Sơn - thời Nguyễn.
- Mỹ thuật đương đại (tranh tượng thế kỷ XX). - Mỹ thuật ứng dụng.
- Mỹ thuật dân gian.
- Tranh tượng sáng tác trước Cách mạng (1925-1945).
- Tranh tượng sáng tác trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954). - Tranh sơn mài và điêu khắc hiện đại.
- Tranh lụa và điêu khắc hiện đại. - Tranh giấy và điêu khắc hiện đại. - Tranh sơn dầu và điêu khắc hiện đại - Tranh dân gian.
- Tranh thờ miền núi.
Về gốm mỹ thuật được phân loại thành:
- Gốm nghệ thuật Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XX. - Gốm thời Lý-Trần (thế kỷ XI đến thế kỷ XIV)
- Gốm từ thế kỷ XV đến XIX. - Gốm hiện đại (thế kỷ XX).
1.2.2.3. Đặc điểm chung của hiện vật Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Các bảo tàng nghệ thuật trên thế giới mà ở Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
được ra đời đều có chức năng, nhiệm vụ sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu trưng bày giới thiệu
các di sản nghệ thuật của quốc gia hoặc quốc tế, giới thiệu những thành quả hoạt động nghệ
thuật và tiểu sử của những họa sĩ đặc biệt là những cá nhân, tập thể, trường phái và các
khuynh hướng nghệ thuật khác nhau nhằm giáo dục chủ nghĩa nhân văn: chân, thiện, mỹ, phát
triển khiếu thẩm mỹ, tính sáng tạo nghệ thuật của quần chúng. Trong cách mạng tư tưởng và
văn hóa, loại hình bảo tàng nghệ thuật nói chung và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nói riêng đóng vai trị quan trọng đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho quần chúng nhân dân. Đây là một đặc điểm hồn tồn do tính chất của các sưu tập hiện vật tác phẩm nghệ thuật chi phối.
Trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, các tác phẩm và sưu tập nghệ thuật là nguồn kiến thức đầu tiên, giới thiệu một cách trực quan về nhận thức, đánh giá thế giới quan xung quanh của nghệ sĩ, nó thể hiện kiến thức xã hội, vốn sống, nghệ thuật và trình độ nghệ thuật của tác giả để công chúng tham quan, tiếp cận nó có được sự cảm thụ nghệ thuật chân chính.
Về nội dung của tác phẩm nghệ thuật thực chất là nó phản ánh thế giới xung quanh qua
lăng kính nhận thức của nghệ sĩ. Do đó khơng thể có bất cứ loại hiện vật nào thay thế được nó và khơng thể đem nó ra so sánh với những hiện vật khác. Do vậy muốn cảm thụ được một tác
phẩm nghệ thuật trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phải xét đến nhiều mặt như quan điểm thẩm mỹ - trường phái và phương pháp sáng tác của người nghệ sĩ.
Hiện vật bảo tàng nghệ thuật nói chung và trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nói riêng là nguồn xúc cảm thẩm mỹ, là sự truyền cảm tư tưởng của tác giả cho cơng chúng tham quan, nó lơi cuốn người xem rung cảm trước những hoạt động nghệ thuật của họa sĩ miêu tả, đồng thời thức tỉnh ý thức sáng tạo của con người. Đây cũng chính là tính chất đặc biệt của các hiện vật bảo tàng nghệ thuật khác với hiện vật thuộc loại hình bảo tàng khác là ở chỗ đó.
Về loại hình tác phẩm nghệ thuật trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam gồm có: Các tác phẩm điêu khắc; Các tác phẩm hội họa; Mỹ thuật thủ công; Gốm nghệ thuật; Tác phẩm tranh,
tượng…
Trong bảo tàng nói chung, hiện vật gốc mang ý nghĩa giá trị bảo tàng là những “tế
bào” cấu tạo nên “cơ thể” bảo tàng. Đối với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, vấn đề
tính “nguyên gốc, nguyên bản” của tác phẩm nghệ thuật luôn luôn được chú ý và đặt
ra rất nghiêm túc, đây là một đặc điểm rất riêng của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Tính chất gốc của một tác phẩm nghệ thuật trước hết phải được thể hiện rõ ở những tác phẩm nguyên bản của tác giả về tất cả các loại nghệ thuật tạo hình (hội họa, điêu
khắc.v.v…) và đó là những tác phẩm mang tính chất cố định, hiếm và quý.
Tác phẩm nguyên bản như vậy có thể là tác phẩm chưa hồn thiện, có hoặc chưa có
chữ ký của tác giả, hoặc một bản phác thảo và cả những tác phẩm nghệ thuật vơ
danh cũng thuộc loại đó. Như vậy có thể nói các tác phẩm nguyên gốc phải là sự gia công sáng tạo trực tiếp của tác giả vào tác phẩm [37, tr.231].
Hiện nay, hiện vật bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là những di sản văn hóa nghệ thuật, trong
đó có 5 tác phẩm nghệ thuật được công nhận là bảo vật quốc gia là: “Tượng Quan âm chùa Hội
Hạ”, “tượng Trịnh Thị Ngọc Trúc”, “tranh Hai thiếu nữ” và “Em bé” của Tô Ngọc Vân, tranh
“Em Thúy” của Trần Văn Cẩn, tranh “kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của Nguyễn Sáng. Các tác
phẩm gắn liền và đại diện cho các thời kỳ lịch sử của nền mỹ thuật Việt Nam. Có rất nhiều những họa sĩ, các nhà điêu khắc nổi tiếng có tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng như: Nguyễn Gia Trí,
Tơ Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Phan Chánh, Lương Xuân Nhị, Vương Học Báo, Trần Văn
Lắm, Phú cường… Do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trải qua những thăng trầm cùng với đất nước
qua các cuộc chiến tranh nên các hiện vật gốc được đưa đi sơ tán và các bản sao chép được trưng bày nhằm phục vụ công chúng và để bảo tàng vẫn hoạt động bình thường, nhưng sau khi chiến
tranh kết thúc thì nhiều hiện vật gốc mang đi sơ tán một phần bị hư hại, một phần bị thất lạc nên
đã khơng cịn được lưu giữ và trả về cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Hiện nay, những hiện vật là phiên bản nghệ thuật để trưng bày là do tự tay các họa sĩ chép lại, vì vậy đây vẫn được coi là
những tác phẩm có giá trị và có thể gọi là “dị bản” của họ.