2.2. Nội dung quản lý hiện vật của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
2.2.5. Quản lý đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý hiện vật
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là một bảo tàng chuyên ngành chịu sự quản lý của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch. Về công tác quản lý hiện vật nói rộng ra là trách nhiệm của cả một
tập thể từ Ban Giám đốc bảo tàng cho tới cán bộ làm việc trong công tác kiểm kê - bảo quản,
trưng bày - giáo dục và cán bộ làm công tác bảo vệ bảo tàng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ. Trên thực tế, Bảo tàng hiện có hai cơ sở đó là cơ sở 1 là toàn bộ hệ thống trưng bày hiện vật và cơ sở 2 là hệ thống kho bảo quản, quản lý hiện vật, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý
Đối với hệ thống trưng bày: Hiện nay trên hệ thống trưng bày của bảo tàng hiện có hơn
hai nghìn hiện vật, về trách nhiệm theo dõi biến động của hệ thống trưng bày là thuộc trách
nhiệm của phòng Trưng bày - Giáo dục còn về trực tiếp bảo vệ hiện vật (có thể nói là trách
nhiệm quản lý ) là thuộc về đội Bảo vệ. Đội bảo vệ có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho hiện vật trên hệ thống trưng bày trong quá trình phục vụ khách tham quan, cuối ngày phải khóa cửa
niêm phong hệ thống phịng cũng như tủ đựng chìa khóa và bàn giao lại cho tổ Bảo vệ trực
đêm. Tổ Bảo vệ trực đểm chịu trách nhiệm trực vịng ngồi và khơng được phép mở cửa tủ
niêm phong cũng như hệ thống trưng bày. Nếu trong q trình trực có xảy ra vấn đề gì cẩn
mởi cửa hệ thống trưng bày thì phải được phép của giám đốc và đội trưởng đội bảo vệ chứng kiến.
Đối với hệ thống kho: Chịu trách nhiệm chính là phịng Kiểm kê - Bảo quản với đội ngũ
là những cán bộ có chun mơn chịu trách nhiệm về quản lý từ sổ sách đến trực tiếp hiện vật
trọng kho. Đứng đầu là trưởng phịng, dưới đó là các tổ trưởng của các kho, các tổ trưởng chịu
trách nhiệm quản lý kho của mình. Khi có nhu cầu cần mở kho phải có sự đồng ý của trưởng phịng và tổ trưởng của kho hiện vật đó.
Như vậy, việc quản lý hiện vật hiện nay có thể nói là khá chặt chẽ, trách nhiệm giao rất
cụ thể dưới sự giám sát bao quát từ Ban giám đốc. Nhưng trong q trình vận hành vẫn cịn có những hạn chế cần khắc phục để làm tốt hơn như: máy móc trang thiết bị, cần phải số hóa hiện vật để triển khai cơng việc có hiệu quả và khoa học hơn, cần nâng cao hơn nữa trình độ năng lực và tinh thần trách nhiệm đối với cán bộ làm công tác quản lý hiện vật - tác phẩm mỹ thuật trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Về cán bộ chun mơn của phịng Kiểm kê - Bảo quản hiện tại gồm có 8 cán bộ có trình
độ nghiệp vụ, riêng về đồng chí trưởng phịng mới được bổ nhiệm lên làm Phó Giám đốc Bảo
tàng nhưng vẫn chịu trách nhiệm phụ trách phòng kiểm kê - bảo quản, dưới đó là hai phó
phịng và 5 đồng chí làm cơng tác chun mơn. Về trình độ học vấn 100% tốt nghiệp đại học, có 02 đồng chí đã học cao học cịn lại đều là những cán bộ có chun mơn tốt nghiệp khoa Di
sản Văn hóa (trước kia là Bảo tàng) của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Về độ tuổi chủ yếu
là còn trẻ và yêu nghề.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ là gốc của công việc”. Cho nên trong những năm qua, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có chính sách đào tạo cán bộ nghiệp
vụ và cán bộ phụ trách công tác quản lý hiện vật trong bảo tàng của mình một cách thường xuyên, cử đi học ở trong và ngồi nước.
Việc bố trí, sắp xếp vị trí làm việc cho cán bộ làm cơng tác quản lý hiện vật trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cơ bản là phù hợp với trình độ, năng lực và sở trường của từng cán
bộ nhân viên, nên họ đã phát huy được chuyên môn và sự sáng tạo của từng cá nhân, tập thể trong thực hiện công việc được giao về quản lý hiện vật - tác phẩm mỹ thuật.