2.3. Đánh giá hiệu quả của công tác quản lý hiện vật của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác quản lý hiện vật vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:
* Về công tác xây dựng văn bản quản lý
Trong những năm qua, về công tác xây dựng, ban hành văn bản phục vụ riêngcho công
tác quản lý hiện vật của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chưa được thực hiện. Một số phòng ban có soạn thảo những nội quy, quy định nhưng cịn sơ sài, thiếu chặt chẽ chưa thật sự phù hợp
nên việc thực hiện không được đầy đủ… Số lượng các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn đặt ra nhiều nhưng thực hiện có hiệu quả và kịp thời thì chưa nhiều.
* Về tổ chức nhân sự quản lý
Có thể nói từ 2008 đến nay ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ln có sự biến động, thay
đổi về nhân sự. Đặc biệt là sự thay đổi nhân sự trong Ban Giám đốc của Bảo tàng gây khơng ít khó khăn cho cơng tác quản lý hoạt động bảo tàng nói chung và quản lý hiện vật bảo tàng nói
riêng, nhiều cán bộ đã nghỉ hưu, cán bộ trẻ mới bổ sung kinh nghiệm cịn ít. Đội ngũ cán bộ
được tuyển dụng để thực hiện các công tác trong quản lý hiện vật của Bảo tàng Mỹ thuật Việt
Nam còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng, số ít được đào tạo đúng chuyên ngành,
còn thiếu cán bộ có trình độ chun mơn về mỹ thuật, một số cán bộ kiêm nhiệm nhiều công
việc, do vậy khơng có sự chun mơn hóa trong cơng tác dẫn đến chất lượng, hiệu quả công việc không được đảm bảo. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý trong bảo tàng và bổ nhiệm cán bộ quản lý chưa kịp thời.
* Công tác sưu tầm hiện vật
Trong những năm gần đây, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam gặp khơng ít khó khăn về nguồn hiện vật - tác phẩm nghệ thuật, về công tác giám định hiện vật - tác phẩm mỹ thuật,
về tài chính đầu tư cho công tác sưu tầm nên hiệu quả công tác sưu tầm bị hạn chế. Mặt
khác, việc thiếu chính sách sưu tầm của bảo tàng trong một thời gian dài dẫn đến số lượng
hiện vật - tác phẩm nghệ thuật của bảo tàng không được bổ sung thường xuyên và cịn có sự trùng lặp của sưu tập hiện vật trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nên không đủ để thể hiện nội dung trưng bày cho các chủ đề hoặc các chuyên đề mới…
* Công tác kiểm kê, bảo quản hiện vật của Bảo tàng tồn tại những hạn chế: tuy nằm ở vị trí
trung tâm, sát với trực giao thông của thành phố nhưng Bảo tàng chưa có những biện pháp hữu
hiệu để ngăn chặn có hiệu quả sự ơ nhiễm mơi trường nên các tác phẩm trong hệ thống trưng bày
đều bị bụi bám bề mặt, có cả các chất cặn trong khơng khí và chất thải cơn trùng…
Hệ thống ánh sáng của bảo tàng quá mạnh đã thúc đẩy quá trình phá vỡ sự liên kết của các hiện vật - tác phẩm mỹ thuật bằng giấy nên hiện vật bị ngả màu.
Hệ thống điều hịa khơng khí chưa đạt chuẩn quốc tế mà không được bật thường xuyên. Chỉ bật khi bảo tàng mở cửa do chi phí q cao nên khơng đảm bảo nhiệt độ môi trường ổn
định cho hiện vật, nên đã ảnh hưởng, làm giảm tuổi thọ hiện vật - tác phẩm mỹ thuật trong bảo tàng.
Theo khoa học bảo tàng, mỗi chất liệu hiện vật hoặc các chất liệu gần đồng nhất được bảo quản trong một kho riêng rẽ nhưng hiện nay kho bảo quản hiện vật của Bảo tàng còn hạn chế về diện tích, các hiện vật có chất liệu khác nhau được bảo quản chung trong một kho.
Phương tiện hỗ trợ bảo quản được đầu tư nhưng chưa đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng.
Hoạt động bảo quản chủ yếu dừng lại ở bảo quản phịng ngừa như chống cơn trùng xâm nhập,
lau chùi hiện vật chứ công tác bảo quản trị liệu ít được thực hiện mang tính thường xuyên.
Hiện nay tại kho cơ sở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam còn một số lượng nhất định những
tác phẩm nghệ thuật còn chưa được đăng ký kiểm kê và đánh số (khoảng 800 hiện vật), cơng tác tư liệu hóa bổ sung thơng tin cho tác phẩm nghệ thuật đã thực hiện nhưng chưa đồng bộ, cịn chậm, phụ thuộc kinh phí cấp hàng năm cho bảo tàng.
Hệ thống sổ sách quản lý hiện vật - tác phẩm mỹ thuật của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
tuy đã được chấn chỉnh nâng cấp đảm bảo khoa học cao nhưng vẫn cịn tình trạng những hiện
vật phiên còn đăng ký cùng vào sổ đăng ký hiện vật, trong sổ này vẫn cịn có những hiện vật -
tác phẩm mỹ thuật chưa được làm rõ các dữ liệu quan trọng như tên tác phẩm, nguồn gốc, tình
trạng hiện vật… cơng tác bổ sung thông tin hồ sơ hiện vật vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Việc thực hiện phần mềm ứng dụng tin học để quản lý hiện vật - tác phẩm mỹ thuật và
khai thác thông tin hiện vật bằng máy tính vẫn cịn hạn chế, chưa đồng bộ.
Việc đầu tư kinh phí cho cơng tác quản lý hiện vật - tác phẩm mỹ thuật của Bảo tàng
Mỹ thuật Việt Nam cịn hạn chế.
* Cơng tác tu sửa phục chế hiện vật - tác phẩm mỹ thuật
Ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam công tác tu sửa phục chế chỉ được đánh giá cao trong tu
sửa phục chế các tác phẩm chất liệu giấy. Song công việc tu sửa hiện vật cịn có khi chưa đảm bảo ngun tắc. Cơng tác tu sửa hiện vật ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hiện nay bộc lộ rõ
hạn chế về cả số lượng, trình độ, nhận thức của đội ngũ tu sửa hiện vật mới vào nghề.
Còn thiếu đội ngũ những người làm cơng tác tu sửa, phục chế có tay nghề cao. Điều này
dễ nhận thấy là do các cán bộ làm công tác này chưa được đào tạo bài bản, đào tạo về chương
việc đào tạo cán bộ tu sửa hiện vật đa số dưới hình thức mời các nghệ nhân truyền dạy phương
pháp, kinh nghiệm và mời một số tổ chức nước ngoài, thuê chuyên gia sang giảng dạy, nhưng vì thời gian quá ngắn và cũng chỉ dừng lại ở phương pháp cơ bản mà chưa đi sâu được vào cụ
thể của việc tu sửa các loại tác phẩm nghệ thuật có chất liệu khác nhau.
Mặt khác, việc thiếu sách tham khảo gây nhiều khó khăn cho cán bộ làm cơng tác tu sửa hiện vật - tác phẩm nghệ thuật nhất là cập nhật các phương pháp mới. Chưa có sự liên kết giữa Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và các trường Đại học trong công tác đào tạo cán bộ tu sửa hiện vật - tác phẩm mỹ thuật.
Chưa có sự kết hợp giữa tu sửa hiện vật và nghiên cứu tu sửa hiện vật. Các vật liệu (hố
chất, keo...) và cơng cụ chun dụng cho việc tu sửa hiện vật tác phẩm nghệ thuật cịn thiếu do kinh phí cấp hàng năm cho cơng tác quản lý hiện vật cịn hạn chế.
Có thể nói, quản lý hiện vật ln ln là vấn đề nổi cộm đối với bất cứ bảo tàng nào ở
Việt Nam. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lưu giữ một số lượng lớn di sản nghệ thuật trong các kho bảo quản nhưng các kho bảo quản còn chưa đạt đựợc sự kiểm sốt mơi trường và khí hậu
là do hệ thống điều hòa khơng khí chưa được chuẩn quốc tế, thời gian bật điều hịa khơng được 24 giờ/ ngày và 7 ngày/tuần nên thường xuyên gây “sốc” nhiệt cho các hiện vật là tác
phẩm nghệ thuật đẩy nhanh quá trình xuống cấp của chúng.