2.2. Nội dung quản lý hiện vật của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
2.2.7. Quản lý cơ sở vật chất, các trang thiết bị kỹ thuật trong công tác quản lý hiện vật
trên nền ứng dụng Microssoft Access. Giao diện của phần mềm này thể hiện đầy đủ các chỉ
mục có trên 6 phiếu của bộ hồ sơ hiện vật. Phần mềm này tuy cịn sử dụng cơng nghệ đơn giản
nhưng đã đáp ứng được phần nào công tác quản lý và nghiên cứu hiện vật là những tác phẩm
mỹ thuật của bảo tàng hiện nay.
Hiện nay, tiếp tục thực hiện việc số hóa hiện vật Ban Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đang nghiên cứu, triển khai và dự kiến đến năm 2020 sẽ đưa vào sử dụng rất nhiều phần mềm nhằm hỗ trợ cho công tác nghiệp vụ như: thực hiện chương trình Object-ID với việc
quản lý hiện vật, màn hình cảm ứng cảm ứng với hệ thống trưng bày, chương trình quản lý và
khai thác tư liệu.v.v…
2.2.7. Quản lý cơ sở vật chất, các trang thiết bị kỹ thuật trong công tác quản lý hiện vật vật
Hiện nay, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, là bảo tàng quốc gia (Hạng I) có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con
dấu và tài khoản riêng để thực hiện nhiệm vụ quan trọng của mình với vai trị là một thiết chế
văn hóa đặc thù. Hàng năm Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có nhiệm vụ lập dự toán chi tiêu
ngân sách trình lên cơ quan trực tiếp quản lý là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xem xét
và phê duyệt.
Nguồn kinh phí Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
hàng năm là 9 tỷ đồng để sử dụng cho hoạt động nghiệp vụ cũng như công tác đảm bảo duy trì
hoạt động của bảo tàng.
Nguồn thu từ bán vé bán cho khách tham quan mỗi năm trung bình hơn 1 tỷ đồng, phần lớn số tiền này Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phải nộp vào Ngân sách nhà nước, chỉ được giữ lại 1 phần để bổ sung kinh phí hoạt động cho bảo tàng, trong đó có cơng tác quản lý hiện vật -
tác phẩm mỹ thuật.
Ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, công tác quản lý hiện vật luôn được bảo tàng quan tâm
chú trọng. Hàng năm, các phòng ban xây dựng chương trình, kế hoạch, dự tốn trình Ban
Giám đốc phê duyệt, phòng kiểm kê - bảo quản cũng đã xây dựng kế hoạch của mình trong đó có cả kinh phí cần thiết để phục vụ cho việc quản lý hiện vật - tác phẩm mỹ thuật trong bảo tàng cùng với các phịng ban khác. Kinh phí mua các thiết bị phục vụ cho công tác kiểm kê -
bảo quản hiện vật - tác phẩm mỹ thuật gồm có: hệ thống điều hịa, máy hút ẩm, thơng gió, hệ thống sổ sách phục cho công tác kiểm kê, hệ thống tủ, bục, bệ thiết bị hiện đại để trưng bày đồng thời phải bảo quản, quản lý tốt hiện vật trưng bày…
Trong công tác quản lý hiện vật - tác phẩm mỹ thuật của mình, Ban Giám đốc Bảo tàng
Mỹ thuật Việt Nam đã chú trọng đến các thiết bị kỹ thuật để phục vụ cho công tác quản lý hiện vật nên đã đầu tư kinh phí mua sắm các thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý hiện vật
nên đã đầu tư kinh phí mua sắm các thiết bị kỹ thuật phục vụ việc giám sát đảm bảo an ninh an
tồn cho tồn bộ cơng trình Bảo tàng, kho bảo quản, hệ thống trưng bày… bao gồm các máy
quay camera, thiết bị phịng cháy chữa cháy, các loại khóa cửa kho, hệ thống trưng bày khá hiện
đại; các thiết bị bảo quản tu sửa phục chế hiện vật và các thiết bị phục vụ tại các phòng làm việc
của cán bộ viên chức trong bảo tàng như: máy tính, máy scan, máy ảnh kỹ thuật số cho phòng
sưu tầm.
Đối với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam địi hỏi kinh phí để phục vụ cho việc quản lý
hiện vật là rất lớn nhưng vì nguồn kinh phí cấp cho bảo tàng cũng khơng nhiều vì thế đây
cũng là một trở ngại trong việc đẩy mạnh công tác quản lý hiên vật một cách khoa học và
hiệu quả đang gặp những khó khăn nhất định bởi công tác quản lý hiện vật bảo tàng gồm rất nhiều khâu và phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ như: từ sưu tầm, mua tác phẩm nghệ thuật
địi hỏi kinh phí lớn và khơng có khung giá của nhà nước với nhiều mức giá chưa có tiền lệ để bổ sung làm giàu kho cơ sở, kiểm kê, tổ chức bảo quản hiện vật trong kho, tư liệu hóa, số hóa và cơng tác tu sửa phục chế tác phẩm mỹ thuật…