Vai trò của hiện vật Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý hiện vật của bảo tàng mỹ thuật việt nam (Trang 39 - 43)

1.2. Tổng quan hiện vật của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

1.2.3. Vai trò của hiện vật Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Đối với bảo tàng nói chung, hiện vật bảo tàng là cơ sở cho mọi hoạt động của bảo tàng. Khơng có hiện vật bảo tàng thì cũng khơng có trưng bày bảo tàng, bởi vì hiện vật bảo tàng giữ vai trò chủ đạo, quyết định, phạm vi, nội dung cấu trúc, qui mô, giải pháp mỹ thuật và giá trị

khoa học của trưng bày bảo tàng. Vì vậy đối với bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam thì vai trị của hiện vật bảo tàng mỹ thuật trong trưng bày cũng khơng phải là ngoại lệ, nó có vai trị và giá trị

đặc biệt nhằm tạo cơ sở cho việc xây dựng nội dung trưng bày với các chủ đề mỹ thuật khác

nhau từ thời tiền sơ sử cho đến nay trong bảo tàng, đồng thời trên cơ sở các sưu tập tác phẩm mỹ thuật Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ln tìm kiếm và đổi mới các đề tài trưng bày chuyên

đề và trưng bày lưu động để góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục con người Việt Nam

phát triển tồn diện về đạo đức - trí tuệ - thể chất - thẩm mỹ đặc biệt là giáo dục thẩm mỹ cho

thế hệ trẻ.

Hiện vật của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là những di sản văn hóa nghệ thuật đại diện

cho các thời kỳ của Mỹ thuật Việt Nam có vai trị vơ cùng quan trọng trong các hoạt động của

bảo tàng: nghiên cứu, trưng bày, thực hiện các hình thức tuyên truyền giáo dục về lịch sử mỹ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, phục vụ nhân dân trong nước và khách nước ngoài

tham quan nghiên cứu tại Bảo tàng…

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là cơ quan văn hóa nghiên cứu sưu tầm lưu giữ, bảo quản

và trưng bày các tác phẩm mỹ thuật từ quá khứ đến hiện tại với các loại hình: điêu khắc, hội

họa, mỹ thuật thủ công, gốm nghệ thuật, tranh, tượng… với 54 dân tộc, mỗi nghệ sĩ, mỗi nghệ

nhân đều có cá tính, đặc thù riêng biệt tạo nên nền nghệ thuật Việt Nam đậm đà bản sắc dân

tộc.

Các tác phẩm được trưng bày trong bảo tàng theo dịng chảy mỹ thuật Việt Nam (theo

tiến trình lịch sử) để công chúng trong nước cảm nhận nghệ thuật, cơng chúng ngồi nước ca

ngợi và thu phục. Các hiện vật đồ đá, đồ đồng, đồ gốm, tranh dân gian truyền thống, điêu khắc

Ví dụ: Trong phịng trưng bày về “nghệ thuật tạo hình thời kỳ kháng chiến chống Pháp”

trong bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số lượng tác phẩm trưng bày khơng nhiều nhưng có đủ thể loại nghệ thuật phong phú như ký họa, khắc gỗ, bột màu, thuốc nước, sơn mài, sơn dầu… cịn tranh lụa trong kháng chiến khó khăn nên ít sử dụng, điêu khắc thì hầu như khơng có. Các tác phẩm của Tô Ngọc Vân, Sĩ Ngọc, Nguyễn Sáng… phần nào đã phản ánh và tái tạo được

không khi của những ngày kháng chiến. Tiếng nói của nghệ thuật tạo hình về thời kỳ kháng

chiến chống Pháp của nhân dân ta đã thể hiện qua các tác phẩm: “Tơi có ý kiến” (của Tô Ngọc

Vân - 1953), “giặc đốt làng tôi” (bột màu của Nguyễn Sáng, 1954), “cầm đuốc đi học” (màu

nước của Tơ Ngọc Vân, 1954), “Tình qn dân” (Sơn mài của Sỹ Ngọc, 1949).v.v… Có thể nói những tác phẩm nghệ thuật tạo hình đang trưng bày này đã phản ánh chân thực cuộc sống và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã đạt trình độ nghệ thuật và phong cách dân tộc sâu sắc.

Mặt khác giá trị của một sưu tập tác phẩm nghệ thuật trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt

Nam còn phụ thuộc vào số lượng, tính độc đáo, tính tồn diện và khái qt của tác phẩm phản ánh về hiện tượng này hay hiện tượng khác. Chẳng hạn như hiện nay trong Bảo tàng Mỹ thuật

Việt Nam đang trưng bày “sưu tập tranh dân gian Việt Nam” sưu tập này không những có nội dung chất lượng cao phản ánh về đời sống thực và tâm lý dân tộc Việt Nam, mà cịn có tính

độc đáo như tính giản dị, tươi sáng và cách điệu cao. Chất liệu in bằng vật liệu sẵn có trong

nước và dễ tìm (đó là giấy bản, giấy dó, vỏ sị, vỏ hế tán nhỏ làm mầu trắng điệp; màu đen:

than đốt từ rơm rạ, lá tre khơ; màu vàng: chế bằng hoa hịe; màu đỏ: làm từ bột sỏi đá; màu

xanh: lấy triết từ chất lá chàm), những tác phẩm tiêu biểu đang trưng bày là những bức tranh

“Thầy đồ cóc”, “Đám cưới chuột” cũng mang tính khái quát nhất định và có giá trị giáo dục

thẩm mỹ dân tộc sâu sắc.

Ngoài ra, các tác phẩm nghệ thuật trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cịn có vai trị

quan trọng trong cơng tác nghiên cứu khoa học vì nó là những tài liệu gốc hàm chứa những

thông tin gốc, giới thiệu một cách trực quan về nhận thức, đánh giá thế giới xung quanh của người nghệ sĩ, nó thể hiện kiến thức xã hội, vốn sống, nghệ thuật và trình độ nghệ thuật của

tác giả vào trong tác phẩm. Vì vậy, chúng phản ánh hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật

đường nét miêu tả rõ ràng, sinh động ở những góc độ điển hình xúc tích, cơ đọng theo suy

nghĩ, trình độ cảm hứng nghệ thuật của tác giả. Cho nên nội dung phản ánh hiện thực khách

cho các nhà nghiên cứu, các ngành nghiên cứu có liên quan, chẳng hạn như trong sưu tập tác

phẩm đồ họa đang trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tranh cổ động là một vũ khí

nghệ thuật sắc bén trên mặt trận chính trị, tư tưởng, vận động quần chúng nhân dân thực hiện

chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn nhiệm vụ cách mạng cụ

thể, vì vậy nó có giá trị để phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử dân tộc, nghiên cứu để nắm và hiểu rõ được những nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn hay các mục tiêu lâu dài mang tầm chiến lược mà Đảng và nhà nước ta đã đề ra. Ví dụ tranh cổ động cỡ lớn đề khẩu hiệu “Nước Việt Nam là của người Việt Nam” hay tranh cổ động về “Đoàn người biểu tình phản đối chia

cắt, địi thống nhất đất nước”…những bức tranh này được xuất hiện sau cách mạng tháng 8/1945 - 1954.

Ngồi ra có thể nói đến sưu tập tranh dân gian của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tranh

tín ngưỡng tơn giáo có vai trị, vị trí quan trọng trong việc nghiên cứu về văn hóa tơn giáo,

nghiên cứu những quan điểm về vũ trụ, nhân sinh, ý tưởng thẩm mỹ và khát vọng cuộc sống

ấm no hạnh phúc của nhân dân lao động nước ta, cho nên sưu tập tranh dân gian Việt Nam

hiện nay là di sản nghệ thuật thuần Việt, là nền tảng văn hóa bền vững tạo nên nguồn lực về bản sắc cho người nghệ sĩ về cách nhìn, cách nghĩ, cách thể hiện trên tranh khắc, tranh cổ động chính trị…

Hiện vật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam được sắp xếp vào các sưu tập bảo tàng để tổ chức việc bảo quản và sử dụng thuận tiện, lâu dài. Những hiện vật của Bảo tàng Mỹ thuật Việt

Nam mang thông tin xã hội hoặc thơng tin khoa học, nó là nguồn sử liệu quan trọng cung cấp

những tri thức cần thiết về tự nhiên, xã hội và về con người, qua những hiện vật Bảo tàng cơng chúng có thể biết được phần nào về lịch sử cũng như sự hình thành và phát triển của một

nền mỹ thuật nước nhà.

Tiểu kết

Trong Chương 1, trên cơ sở những tài liệu thu thập được về khoa học quản lý, tác giả

luận văn đã nghiên cứu, kế thừa có chọn lọc để đưa ra một số vấn đề chung về quản lý như khái niệm quản lý, khái niệm bảo tàng, quản lý hiện vật bảo tàng; nội dung quản lý hiện vật bảo tàng, mục tiêu, nguyên tắc và tầm quan trọng của công tác quản lý hiện vật bảo tàng... Luận văn đã

trình bày và đưa ra bức tranh tổng thể về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ở các khía cạnh như quá trình hình thành và phát triển của bảo tàng, thống kê hiện vật, phân loại hiện vật, đặc điểm

chung của hiện vật tại Bảo tàng và vai trò, giá trị của các hiện vật trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HIỆN VẬT TẠI BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM

2.1. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Quản lý hiện vật của bảo tàng mỹ thuật việt nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)