Định mức lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhân sự (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 50 - 55)

- Nhân tố nhà quản trị

5. Định mức lao động

5.1. Khái niệm và vai trò của định mức lao động

5.1.1. Khái niệm định mức lao động

Định mức lao động là lƣợng lao động hao phí đƣợc quy định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một khối lƣợng công việc đúng tiêu chuẩn chất lƣợng trong những điều kiện tổ chức sản xuất, kĩ thuật, tâm sinh lí và kinh tế - xã hội nhất định.

Định mức lao động là một thuật ngữ phổ biến trong quá trình lao động ảnh hƣởng đến đơn giá tiền lƣơng, giá thành đơn vị sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Định mức lao động đƣợc biểu hiện dƣới các hình thức: định mức thời gian, định mức sẵn lƣợng, định mức phục vụ và là một nội dung chủ yếu của thoả ƣớc lao động tập thể, trong đó các bên tham gia quan hệ lao động thƣơng lƣợng, thoả thuận mức cụ thể của từng loại định mức, nguyên tắc thay đổi định mức, cách thức giao định mức, các định mức tiêu hao vật tƣ, nguyên liệu... trong phạm vi khống chế (mức tối thiểu và tối đa) của pháp luật.

Xác định định mức lao động hợp lí và đơn giá tiền lƣơng cho từng loại định mức góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất lao động. Khi xác định định mức lao động cho từng loại công việc, ngành nghề phải trên cơ sở điều kiện thực tế về tính chất, mức độ phức tạp hay nặng nhọc của công việc, khả năng thực hiện định mức.

Theo quy định của pháp luật, định mức lao động là một trong các cơ sở để ngƣời sử dụng lao động tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lƣơng ghi trong hợp đồng lao động và trả lƣơng cho ngƣời lao động. Do đó, ngƣời sử dụng lao động phải có trách nhiệm xây dựng định mức lao động trên cơ sở các ngun tắc do Chính phủ quy định.

5.1.2.Vai trị của định mức lao động

- Định mức lao động làm cơ sở để thiết lập kế hoạch lao động: Muốn lập

kế hoạch lao động ngƣời ta phải căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất của năm kế hoạch, hay nói cách khác là căn cứ vào số lƣợng sản phẩm đƣợc giao trong năm. Nhờ có mức lao động cho bƣớc cơng việc mà tính đƣợc lƣợng lao động chế tạo

47 sản phẩm, xác định đƣợc số lƣợng lao động cần thiết, kết cấu nghề và trình độ sản phẩm, xác định đƣợc số lƣợng lao động cần thiết, kết cấu nghề và trình độ lành nghề của họ, phân bổ cơng nhân cho thích hợp.

- Định mức lao động làm cơ sở để nâng cao năng suất lao động: Việc

nâng cao năng suất lao động chủ yếu do việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị, nhƣng con ngƣời vẫn là yếu tố quyết định đến năng suất lao động. Thông qua công tác định mức lao động ta nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến sản xuất phát hiện và loại bỏ các thao tác động tác thừa, cải tiến phƣơng pháp sản xuất hợp lý hố nơi làm việc nhờ đó mà giảm đƣợc hao phí thời gian để sản xuất ra sản phẩm nâng cao năng suất lao động. Mặt khác nhờ có định mức lao động mới biết đƣợc (ngƣời nào hoàn thành mức cao) khả năng làm việc của từng ngƣời, phát hiện ra những ngƣời có năng suất cao nghiên cứu phƣơng pháp sản xuất tiên tiến của họ từ đó áp dụng cho sản xuất. Đồng thời nghiên cứu thao tác sản xuất của cơng nhân có năng suất lao động thấp giúp cho họ phấn đấu đạt và vƣợt định mức.

- Định mức lao động làm cơ sở để tổ chức lao động hợp lý khoa học: Nhƣ

chúng ta đã biết, quy luật kinh tế quan trọng hàng đầu là quy luật tiết kiệm thời gian. Quy luật này có liên quan trực tiếp đến tổ chức lao động khoa học mặt khác một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức lao động khoa học là tiết kiệm thời gian làm việc. Những hao phí cần thiết để chế tạo sản phẩm (hay hồn thành cơng việc) phù hợp với điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định đã đƣợc thể hiện trong các mức. Chính sự thể hiện đó đã làm cho định mức lao động liên quan chặt chẽ với tổ chức lao động khoa học.

Định mức lao động càng hƣớng tới xác định hao phí lao động tối ƣu và phân đấu tiết kiệm thời gian lao động thì nó càng ảnh hƣởng tới q trình hồn thiện tổ chức lao động khoa học. Thật vậy, việc tính thời gian hao phí để hồn thành công việc với những phƣơng án tổ chức khác nhau sẽ tạo khả năng đánh giá khách quan và chọn đƣợc những phƣơng án tối ƣu nhất, cả về mặt sử dụng lao động và sử dụng máy móc thiết bị. Nhờ việc xác định các mức lao động bằng các phƣơng pháp khoa học mà việc tính hao phí thời gian theo yếu tố giúp ta đánh giá đƣợc mức độ hợp lý của lao động hiện tại, phát hiện các thiếu sót làm lãng phí thời gian cần có biện pháp khắc phục.

Mặt khác, việc áp dụng các mức lao động đƣợc xây dựng trong điều kiện tổ chức lao động tiến bộ lại cho phép áp dụng rộng rãi những kinh nghiệm tiên

48 tiến trong tổ chức sản xuất và tổ chức lao động đối với tất cả công nhân và tồn tiến trong tổ chức sản xuất và tổ chức lao động đối với tất cả công nhân và tồn xí nghiệp. Sự ảnh hƣởng của mức lao động tới q trình hồn thiện tổ chức lao động khoa học còn thể hiện ở chỗ khơi dậy và khuyến khích sự cố gắng của công nhân, kỹ sƣ, cán bộ kỹ thuật phân đấu hoàn thành vƣợt mức, động viên họ tìm tịi biện pháp tiếp tục hồn thiện tổ chức lao động.

Vai trò của định mức lao động đối với tổ chức lao động còn đƣợc thể hiện rõ ở nội dung phân công và hiệp tác lao động. Thật vậy, để thực hiện phân công lao động hợp lý cần phải biết không chỉ là nội dung công việc hợp thành quá trình cơng nghệ mà cịn phải biết tính tốn hao phí lao động để hồn thành bƣớc cơng việc. Việc xác định chính xác hao phí lao động để hoàn thành chức năng phục vụ sản xuất cho phép tổ chức phân công lao động theo chức năng hợp lý hơn.

- Định mức lao động làm cơ sở để phân phối theo lao động: Mức lao động là thƣớc đo hao phí lao động để hồn thành một khối lƣợng cơng việc nhất định. Vì vây, mức lao động là căn cứ để tiến hành trả cơng theo hao phí lao động trong sản xuất.

5.2. Phân loại hao phí thời gian làm việc

Để định mức lao động có căn cứ khoa học cần phải nghiên cứu có hệ thống việc sử dụng thời gian trong quá trình làm việc. Qua nghiên cứu thời gian hao phí sẽ tìm thấy những thời gian làm việc có ích cần thiết và thời gian lãng phí trong ca sản xuất; tìm nguyên nhân của những thời gian làm việc lãng phí và đề ra các biện pháp nhằm xoá bỏ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất những lãng phí nâng cao tỷ trọng thời gian làm việc có ích trong ngày.

Thời gian làm việc trong ngày đƣợc chia làm 2 loại: - Thời gian đƣợc tính trong định mức

- Thời gian khơng đƣợc tính trong định mức. 5.2.1. Thời gian đƣợc tính trong định mức

Là thời gian công nhân làm công việc tác nghiệp ra sản phẩm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và thời gian nghỉ sau thời gian làm việc để phục hồi lại sức khoẻ có thể tiếp tục làm việc. Thời gian trong định mức bao gồm các loại thời gian sau:

49

- Thời gian chuẩn kết: là thời gian mà ngƣời lao động hao phí để chuẩn bị

và kết thúc công việc, nhận nhiệm vụ, nhân dụng cụ, thu dọn dụng cụ. Thời gian này chỉ hao phí một lần cho một loạt sản phẩm khơng phụ thuộc vào số lƣợng sản phẩm và độ dài thời gian làm việc trong công tác.

- Thời gian công nghệ: là thời gian ngƣời công nhân trực tiếp làm các

cơng việc để hồn thành sản phẩm hay nói cách khác là thời gian ngƣời công nhân trực tiếp làm các công việc nhằm thay đổi đối tƣợng lao động. Trong thời gian cơng nghệ gồm:

+ Thời gian cơng nghệ chính. + Thời gian công nghệ phụ.

- Thời gian phục vụ nơi làm việc: là thời gian ngƣời công nhân làm các

công việc nhằm đảm bảo cho nơi làm việc hoạt động liên tục nhịp nhàng trong suốt ca làm việc. Thời gian phục vụ nơi làm việc gồm:

+ Thời gian phục vụ tổ chức. + Thời gian phục vụ kỹ thuật.

- Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết: Bao gồm thời gian nghỉ ngơi

do mệt mỏi gây ra và thời gian nghỉ ngơi vì nhu cầu cần thiết của cơng nhân. Thời gian nghỉ ngơi là để duy trì khả năng làm việc của cơng nhân trong suốt ca làm việc. Thời gian nghỉ ngơi tuỳ theo điều kiện nặng nhọc, độc hại, nóng bức, bụi bặm… trong quá trình làm việc mà quy định độ dài thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

5.2.2. Thời gian lãng phí khơng đƣợc qui định trong định mức

Thời gian ngoài định mức là thời gian ngƣời công nhân không làm các công việc phục vụ cho việc hoàn thành sản phẩm. Thời gian ngoài định mức gồm các loại sau:

- Thời gian lãng phí cơng nhân: bao gồm thời gian ngƣời công nhân đi muộn, về sớm, nói chuyện làm việc riêng trong khi sản xuất. Thời gian này phải có biện pháp loại bỏ khơng đƣợc tính vào mức.

- Thời gian lãng phí do tổ chức: là thời gian lãng phí của cơng nhân do tổ chức gây nên nhƣ chờ dụng cụ, hƣ hỏng dụng cụ sản xuất ngƣời công nhân phải dừng sản xuất để chờ.

- Thời gian lãng phí kỹ thuật: là thời gian lãng phí do bị tác động của các yếu tố khách quan nhƣ mất điện.

50

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Tại sao nói phân tích cơng việc là cơng cụ cơ bản nhất của quản trị nhân sự ?

2. Hãy mô tả và phân tích ƣu, nhƣợc điểm của các phƣơng pháp phân tích cơng việc.

3. Hãy thiết kế bản mô tả công việc và bản mô tả tiêu chuẩn công việc cho một vị trí cơng việc bất kỳ.

4. Trình bày lý thuyết về nhu cầu của Maslow và ý nghĩa của lý thuyết này?

5. Hãy nêu các vai trò chủ yếu của định mức lao động đối với doanh nghiệp.

51

CHƢƠNG 3: TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ Mã chƣơng: MH31KX5340119- 03 Mã chƣơng: MH31KX5340119- 03 Giới thiệu:

Chúng ta thƣờng đơn giản nghĩ rằng khi thiếu nhân sự thì đăng thơng tin tuyển dụng sẽ là lời giải. Nhƣng thật sự khơng phải vậy. Ơng cha ta đã có câu: “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Nhƣng thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi khơng bằng nhân hịa. Muốn cho yếu tố “Nhân” đƣợc “Hòa” cần phải biết thuật dụng ngƣời. Thuật dụng ngƣời đƣợc ngƣời Âu – Mỹ tóm gọn trong câu “ đúng ngƣời, đúng chỗ, đúng lúc”. (The right man in the right place at the right time) – nghĩa là lựa chọn đúng ngƣời, bố trí họ đúng vào thời điểm cần thiết.

Mục tiêu:

Đọc xong chƣơng này ngƣời học có thể:

Kiến thức: Hiểu và xác định đƣợc nhu cầu lao động trong doanh nghiệp, từ đó xác định nguồn cung ứng lao động và thực hiện quá trình tuyển dụng, sử dụng phƣơng pháp tuyển chọn phù hợp.

Kỹ năng: Xây dựng và nâng cao kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức và quản lý nhóm, kỹ năng đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Hoàn thiện thái độ đúng đắn trong việc nhận xét, đánh giá ngƣời khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhân sự (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)