Định giá bán sản phẩm mớ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 46 - 47)

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

2. Nội dung định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp 1 Định giá bán sản phẩm trong dài hạn

2.1.3. Định giá bán sản phẩm mớ

Sản phẩm mới là những sản phẩm hiện chƣa có trên thị trƣờng tiêu thụ hoặc những sản phẩm tƣơng đƣơng với những sản phẩm đã có trên thị trƣờng nhƣng khác nhau về mẫu mã, kiểu dáng hoặc một số các thông số chất lƣợng sản phẩm.

Việc định giá đối với các sản phẩm mới càng khó khăn và thách thức đối với các nhà quản trị, vì khi đƣa ra giá bán khơng phù hợp ảnh hƣởng đến lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp.

Khi nhà quản trị đƣa ra quyết định, định giá bán đối với sản phẩm mới cần nghiên cứu sự nhạy cảm của khách hàng đối với giá cả, chất lƣợng sản phẩm, mẫu mã, tính năng, tác dụng… Thơng thƣờng các khách hàng thƣờng hay nhạy cảm với giá cả mua ở lần đầu đối với các sản phẩm đƣợc coi là mới hồn tồn vì họ chƣa có cơ sở để so sánh, do vậy khâu yểm trợ bán hàng trong giai đoạn này đƣợc coi là rất quan trọng. Ngoài chất lƣợng sản phẩm đƣợc đảm bảo, khâu bảo hành sau khi bán hàng đƣợc coi trọng, các khách hàng cảm giác nhƣ đƣợc tôn trọng đối với các sản phẩm mới tung ra thị trƣờng và đây cũng chính là kênh quảng cáo quan trọng cho doanh nghiệp trong tƣơng lai.

Việc định giá bán sản phẩm mới ngoài việc căn cứ vào các thơng tin chi phí sản xuất, chi phí ngồi sản xuất cịn dựa trên tình hình tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, khả năng sản xuất, khả năng tiêu thụ trên thị trƣờng, từ đó đƣa ra mức giá bán hợp lý. Do vậy giá bán sản phẩm có thể xác định theo một trong hai cách sau:

 Định giá bán sản phẩm mới cao rồi giảm dần. Trong trƣờng hợp này

cần căn cứ vào nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, mức thu nhập, điều kiện kinh tế của từng vùng thị trƣờng. Từ đó nhà sản xuất ln đƣa ra những mẫu mã mới để các khách hàng “sành điệu” luôn đi trƣớc và thử nghiệm các sản phẩm mới. Sau

116

một thời gian sản phẩm thâm nhập thị trƣờng mới bắt đầu giảm giá để phù hợp với các khách hàng phổ thông.

Việc định giá bán cao sau đó giảm dần, giúp cho các nhà quản trị đạt đƣợc lợi nhuận cao trong một thời gian dài. Phƣơng pháp định giá này trong thực tế có rất nhiều tập đồn đã thành cơng nhƣ các hãng sản xuất điện thoại, đồ điện tử…

 Định giá bán sản phẩm mới thấp rồi tăng dần. Một số doanh nghiệp khi

xây dựng giá bán của sản phẩm ban đầu chỉ cần bù đắp đủ chi phí, sau sản phẩm thâm nhập thị trƣởng ổn định, đƣợc khách hàng quen biết và đánh giá cao thì tiến hành tăng giá bán dần. Phƣơng pháp này đôi khi cũng gặp những khó khăn, do khách hàng quen dùng với giá thấp, sau đó tăng giá làm cho khách hàng có những phản ứng. Tuy nhiên để thực hiện phƣơng án này cần phải có các chiến lƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống và thận trọng. Doanh nghiệp cần đƣa ra các chiến lƣợc tăng tốc trong những khoảng thời gian nhất định để thu hút lợi nhuận và tiêu thụ sản phẩm với khối lƣợng lớn.

Việc định giá bán sản phẩm trong các trƣờng hợp trên đều hƣớng tới mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên cách thức tiến hành của mỗi phƣơng pháp khác nhau do vậy dẫn đến kết quả lợi nhuận cũng khác nhau. Trong q trình tiến hành địi hỏi các nhà quản trị cần linh hoạt, sáng tạo để đƣa ra các giá bán mới phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và đảm bảo cho lợi nhuận tối đa.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 46 - 47)