Khái niệm, đặc điểm và tiêu chuẩn thích hợp để chọn quyết định ngắn hạn

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 64 - 68)

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

1. Khái niệm, đặc điểm và tiêu chuẩn thích hợp để chọn quyết định ngắn hạn

1.1. Khái niệm quyết định ngắn hạn

Trong nền kinh tế thị trƣờng, khi cả thế giới là một thị trƣờng chung, các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doaríh của doanh nghiệp ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng, tạo ra nhiều thách thức trong cạnh tranh. Đồng thời, cũng tạo ra những điều kiện tiền đề mới cho quá trình sản xuất kinh doanh. Điều đó, khơng phải chi diễn ra đơi với bản thân các q trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, mà còn đan xen giữa các doanh nghiệp, giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh với nhau và không phải chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia, mà còn diễn ra trong phạm vi giữa các quốc gia trong nền kinh tế thế giới. Bời vậy, đòi hỏi quản trị các doanh nghiệp phải đẩy nhanh các quá trình sàn xuất kinh doanh, chú trọng đến việc nâng cao chất lƣợng quản trị doanh nghiệp, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lƣợng sản phẩm hang hóa, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm góp phần tăng nhanh lợi nhuận cho doanh

134

nghiệp. Đồng thời, quản trị doanh nghiệp cũng phải hết sức năng động, linh hoạt và nhạy bén theo cơ chế thị trƣờng, chớp thời cơ bằng các quyết định sáng suốt, thông minh và hiệu quả nhàm tận dụng mọi khả năng về nguồn lực sẵn có thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triên bền vững.

Vậy, quyết định là gì:

Có thể hiểu, quyết định là sự lựa chọn từ nhiều phƣơng án cụ thể khác nhau. Căn cứ theo thòi gian, các quyết định đƣợc chia thành hai loại: quyết định dài hạn và quyết định ngắn hạn.

Việc ra quyết định là một trong những chức năng rất cơ ban cùa các nhà quản lý doanh nghiệp. Quản lý quá trình sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp thƣờng xuyên phải xử lý với những tình huống, nhƣ: Sản xuất sản phẩm gì, sử dụng phƣơng pháp sản xuất nào thích họp, kinh doanh mặt hàng nào thì phù hợp, có nên loại bỏ bộ phận đang kinh doanh kém hiệu quà hav không, cần phải có những biện pháp gì cho bộ phận sản xuất kém hiệu quả, nên bán bán thành phẩm hay tiếp tục chế biến,.... Việc ra các quyết định chính xác và hợp lý là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn và phức tạp. Sự khó khăn của nhiệm vụ này thƣờng đƣợc tăng lên gấp bội bời sự tồn tại khơng phải chì là một. hoặc hai, mà rất nhiều các q trình hoạt động có thể xảy ra trong mọi tình huống mà quản trị doanh nghiệp phải giải quyết. Bời vậy. có thể hiểu: Quyết định ngắn hạn là những quvết định có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệptrong khoane thời gian ngắn, thông thƣờng dƣới một năm.

1.2. Đặc điểm của quyết định ngắn hạn

Quyết định ngắn hạn thƣờng liên quan đến việc s ản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn ngắn, có thể là một tháng, quý, năm hoạt động tùy theo những điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp khác nhau.

Ví dụ, mua ngồi hay t ự sản xuất một chi tiết của sản phẩm hoặc chấp nhận hay từ chối một đơ n đặt hàng đặ c biệt… Do vậy đặc điểm cơ bản của quyết định ngắn hạn là vốn đầu tƣ ít so với các quyết định dài hạn, thờ i gian thu hồi vốn nhanh. Chính vì thế vốn đầu tƣ cho các quyết định ngắn hạn ít bị chi phối bởi các chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính phủ, nhƣ chính sách tiền tệ, thuế, xuất – nhập khẩu. Đồng thời ít bị ảnh hƣởng của yếu tố lạm phát nhất là trong giai đoạn các nƣớc đang phát triển.

Mặt khác thời gian đầu tƣ vào các phƣơng án của quyết định kinh doanh ngắn hạn thƣờng ngắn, trong phạm vi giới hạn thƣờ ng dƣới một nă m. Do vậy các nhà quản trị doanh nghiệp dễ thay đổi quyết định ngắn hạn nhằm đảm bảo độ an toàn

135

và hiệu quả kinh doanh cao nhất. Quyết đị nh ngắn hạn chủ yếu là quyết định tác nghiệ p của các cấp quản lý nhƣ mở cửa hàng ở vị trí nào? Giá bán sản phẩm bao nhiêu là phù hợp? Thuê phƣơng tiện vận chuyển nào?… Các quyết định ngắn hạn thƣờng nhằm mục tiêu khai thác tối đa các yếu tố sản xuất hiện có của doanh nghiệp, giảm chi phí thấp nhất để đạt đƣợc lợi nhuận mong muốn.

Trong thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định ngắn hạn thƣờng xảy ra ở ba giai đoạn cơ bản của quá trình sản xuất.

Quyết đị nh ngắn hạn thuộc giai đoạn cung cấp nhƣ: Chọn nhà cung c ấp nào phù hợp với chất lƣợng t ốt và chi phí thấp, thuê phƣơ ng tiện nào vận chuyển các yếu tố đầu vào? Tuyển bao nhiêu lao động với số lƣợng và chất lƣợng? Chủng loại nguyên vật liệu đƣợc thu mua nhƣ thế nào? Chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng với giá giảm trong điều kiện kinh doanh bình thƣờng?…

Quyết định ngắ n hạn thuộc giai đoạn s ản xuất nhƣ: Sả n xuất bao nhiêu sản phẩm với cơ cấu nhƣ thế nào? Tiếp tục sản xuất hay mua ngoài chi tiết của sản phẩm? Ngừng, thu hẹp hay không kinh doanh một ngành hàng nào đó của doanh nghiệp? Sản xuất sản phẩm với cơng nghệ hiện đại hay công nghệ thủ công?

Quyết định ngắ n hạn thuộc giai đoạn tiêu thụ nhƣ: Tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm với cơ cấu nhƣ thế nào? Tiếp tục sản xuất hay bán ngoài chi tiết của sản phẩm? Có nên quảng cáo cho các sản phẩm không? Chọn những phƣơng thức bán hàng nào phù hợp? Quyết định trong điều kiện doanh nghiệp bị giới hạn bởi các yếu tố sản xuất.

1.3. Tiêu chuẩn lựa chọn quyết định ngắn hạn

Để đảm bảo cho việc ra các quyết định ngắn hạn đúng đắn và hợp lý, quản trị doanh nghiệp phải dựa vào những tiêu chuân sau đây:

- Tiêu chuẩn về kinh tế:

Mục tiêu của việc lựa chọn và ra các quyết định ngắn hạn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là mang lại lợi ích kinh tế cao nhất. Đây là tiêu chuân đặc biệt quan trọng và bao trùm mọi tiêu chuân khác trong việc ra các quyết định ngắn hạn. Bởi vậy, khi ra các quyết định ngắn hạn trong điều hành quá trình sản xuất kinh doanh, quàn trị doanh nghiệp phải cẩn trọng, đan đo, xem xét nhiều phƣơng án. Phải tính đến việc giảm chi phí sàn xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm vốn và sừ dụng vốn sao cho hợp lý nhất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng nhanh quy mơ lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Có thể nói, tiêu chuẩn về kinh tế của việc ra các quyết định ngan hạn trong điều hành sản xuất kinh doanh của quản trị doanh nghiệp là tiêu chuẩn tiên quyết,

136

đòi hỏi quản trị các cấp trong nội bộ doanh nghiệp hết sức năng động, linh hoạt và nhạy bén trong mọi tình huống của những vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, với phƣơng châm: tiết kiệm vốn, chi phí sản xuất kinh doanh thấp, hiệu quả kinh tế cao.

- Tiêu chuẩn về tính kịp thời của các quyết định ngắn hạn:

Tính chất kịp thời của các quyết định ngắn hạn trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều đó thể hiện ở chồ: khi thời cơ đến, quản trị doanh nơhiệp phải biết chớp lấy thời cơ, giải quyết những vấn đề kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất phải đúng lúc. Có nhƣ vậy, mới có thể đem lại lợi ích kinh tế cao cho doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh rằng, nếu thời cơ đến. nhƣng quàn trị doanh nghiệp không biết chớp lấy thời cơ. giải quyết các vấn đề kinh tế nay sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh khơng kịp thời, khơng những khơng đƣa lại lợi ích kinh tế cao, đơi khi cịn làm cho q trình đó bị chậm trễ, thậm chí cịn bị thiệt hại, thua lồ nặng nề.

Trên đây đã trình bày những tiêu chuẩn khi ra các quyết định ngắn hạn trong quá trình điều hành sàn xuất kinh doanh của doanh nehiệp. Hai tiêu chuẩn trên có mối liên hệ hết sức chặt chẽ, bổ sung và tác độna lẫn nhau nhằm mục tiêu đem lại quá trình sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao nhất giúp quản trị doanh nghiệp kết họp hài hoà hai tiêu chuẩn để ra đƣợc các quyêt định ngắn hạn chính xác và hợp lý, thúc đẩy q trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn luôn phát triển bền vừng. Trong những năm qua, đặc biệt là thời gian sau khi mới chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập trung, bao câp sang cơ chê thị trƣờng, hàng nghìn các doanh nghiệp đã bị giải thể vì thiêu nhạy bén trong cơ chế thị trƣờng, yếu kém trong quản lý kinh tế, ra các quyêt định khơng chính xác, khơng kịp thời, khơng đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của nền kinh tế phát triển năng động, dẫn đến doanh nghiệp phải phá sản. Đó là điều hiển nhiên đối với sự thấp kém trong quản lý kinh tế của quản trị doanh nghiệp. Trái lại, một số doanh nghiệp hết sức năng động và nhạy bén trong cơ chế thị trƣờng đã có những quyết định đúng đắn, góp hần làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển không ngừng và bền vững, nhƣ: Nhà máy xe đạp Xuân Hoà, nhà máy Điện cơ Thống Nhất,....

Ngoài những tiêu chuẩn quan trọng nhƣ trên, khi đƣa ra quyết định ngắn hạn các nhà quản trị còn quan tâm đến các tiêu chuẩn phi kinh tế nhƣ bảo vệ môi trƣờng, chống ô nhiễm, giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động, đạo đức nghề nghiệp...

137

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)