Định giá bán sản phẩm theo các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 47 - 48)

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

2. Nội dung định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp 1 Định giá bán sản phẩm trong dài hạn

2.1.4. Định giá bán sản phẩm theo các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm

Chu kỳ sống sản phẩm thông thƣờng trải qua 4 giai đoạn cơ bản: giai đoạn thâm nhập thị trƣờng, giai đoạn tăng trƣởng, giai đoạn bão hòa và giai đoạn suy thoái. Trong mỗi giai đoạn sản phẩm thƣờng có các đặc điểm riêng, chịu ảnh hƣởng bởi nhiều nhân tố khác nhau. Do vậy khi đƣa ra quyết định, định giá bán sản phẩm cho mỗi giai đoạn cần phân tích sự ảnh hƣởng của mơi

trƣờng kinh doanh và bản thân doanh nghiệp tác động tới giá bán nhƣ thế nào.

Trong giai đoạn sản phẩm mới thâm nhập thị trường, thông thƣờng sản

lƣợng sản xuất, tiêu thụ còn hạn chế, các khoản chi phí thƣờng cao, đặc biệt trong thời gian này cần tăng các khoản chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm… Về phía khách hàng, sản phẩm mới tung ra thị trƣờng còn e ngại về chất lƣợng, giá cả… có thể nói đây là giai đoạn thử nghiệm.

Do vậy nhà quản trị định giá bán sản phẩm trong giai đoạn này ngoài việc dựa vào các khoản chi phí cịn dựa trên các yếu tố sau:

117

o Sản phẩm doanh nghiệp đƣa ra có hồn tồn mới ở trên thị trƣờng hay không. Trong trƣờng hợp sản phẩm mới hoàn toàn, nhà quản trị có thể áp dụng chiến lƣợc định giá bán sản phẩm mới.

Sản phẩm doanh nghiệp tƣơng đƣơng với các sản phẩm sẵn có trên thị trƣờng, cần dựa vào các thông tin nhƣ: giá bán của các sản phẩm cùng loại trên thị trƣờng, cần tìm hiểu những điểm khác biệt của sản phẩm doanh nghiệp mình với các sản phẩm khác đó chính là cơ sở để đƣa ra sự khác nhau về giá bán.

Khi sản phẩm chuyển sang giai đoạn tăng trưởng, nhà quản trị có thể thay đổi giá bán theo những xu hƣớng của thị trƣờng.

Trƣờng hợp sản phẩm đang trong môi trƣờng cạnh tranh mạnh, nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trƣởng bền vững. Khách hàng đã yên tâm về chất lƣợng sản phẩm và các chính sánh bảo hành của doanh nghiệp, khi đó nhà quản trị có thể giữ nguyên giá hoặc đƣa ra quyết định giảm giá bán nhằm tăng tính cạnh tranh.

Trƣờng hợp sản phẩm có mang tính chất độc quyền, hay những sản phẩm thiết yếu cạnh tranh thấp, nền kinh tế có nhiều biến động nhƣ tốc độ lạm phát tăng, khi đó nhà quản trị có thể đƣa ra quyết định tăng giá bán nhằm thu lợi nhuận tối đa.

Khi sản phẩm chuyển sang giai đoạn bão hịa, đặc điểm của q trình này

sản lƣợng tiêu thụ có xu hƣớng giảm, chi phí có xu hƣớng gia tăng. Định giá bán sản phẩm trong giai đoạn này chịu ảnh hƣởng bởi các nhân tố sau:

Ngƣời mua đã quen biết sản phẩm, trong trƣờng hợp sản phẩm không chịu thay đổi mẫu mã… thƣờng tạo ra sự nhàm chán đối với khách hàng. Trƣờng hợp sản phẩm độc quyền vẫn có thể giữ đƣợc vị thế trên thị trƣờng. Do vậy trong giai đoạn này nhà quản trị thƣờng đƣa ra quyết định giảm giá bán hoặc giữ nguyên tùy theo các sản phẩm cụ thể trên thị trƣờng.

Trong giai đoạn suy thoái, đặc điểm của định giá bán sản phẩm trong thời

gian này là chi phí tăng cao, sản lƣợng tiêu thụ giảm nhanh. Nhà quản trị thƣờng nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mới, song để rút ngắn giai đoạn này cần định giá bán sản phẩm một cánh linh hoạt có thể chỉ bù đắp những khoản chi phí tối thiểu nhƣ biến phí và rút ngắn thời gian của giai đoạn này nhằm bảo đảm an toàn và phát triển vốn cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 47 - 48)