Các nội dung cần lập dự án

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị dự án (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 30 - 33)

CHƢƠNG 2 : LẬP VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN

1. LẬP DỰ ÁN

1.1 Các nội dung cần lập dự án

Bố cục thông thƣờng của một dự án khả thi

Lời mở đầu

Sự cần thiết phải đầu tƣ Phần tóm tắt dự án đầu tƣ

Phần thuyết minh chính của dự án Phần phụ lục

Khái quát trình bày các phần của một dự án đầu tƣ khả thi

Lời mở đầu

Lời mở đầu cần đƣa ra đƣợc một cách khái quát những lý do dẫn tới việc hình thành dự án. Lời mở đầu phải thu hút sự quan tâm của ngƣời đọc và hƣớng đầu tƣ của dự án, đồng thời cung cấp một số thông tin cơ bản về địa vị pháp lý của

30

chủ đầu tƣ và ý đồ đầu tƣ cho ngƣời đọc. Lời mở đầu nên viết ngắn gọn, rõ ràng. Thông thƣờng lời mở đầu của một bản dự án chỉ 1 - 2 trang.

Sự cần thiết của dự án

Trình bày những căn cứ cụ thể để khẳng định về sự cần thiết phải đầu tƣ. Cần chú ý đảm bảo tính xác thực của các luận cứ và tính thuyết phục trong luận chứng. Các nội dung ở phần này cần viết ngắn gọn, khẳng định và thƣờng đƣợc trình bày trong 1 - 2 trang. Trong các trƣờng hợp quy mô dự án nhỏ hoặc sự cần thiết của đầu tƣ là hiển nhiên thì phần luận giải sự cần thiết phải đầu tƣ thƣờng đƣợc kết hợp trình bày trong lời mở đầu của bản dự án.

Phần tóm tắt dự án

Đây là phần quan trọng của dự án, là phần đƣợc lƣu ý và đọc đến nhiều nhất. Mục đích của phần này là cung cấp cho ngƣời đọc tồn bộ nội dung của dự án nhƣng khơng đi sâu vào chi tiết của bất cứ một khoản mục nội dung nào. ở đây mỗi khoản mục nội dung của dự án đƣợc trình bày bằng kết luận mang tính thơng tin định lƣợng ngắn gọn, chính xác.

Chủ dự án;

Tên chủ đầu tƣ hoặc đơn vị đƣợc uỷ quyền, địa chỉ, số điện thoại, số FAX…

Đơn vị lập dự án; Đặc điểm đầu tƣ;

Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của dự án…

Đối với các dự án quy mơ trung bình thơng thƣờng phần tóm tắt dự án đƣợc trình bày khơng q 2 trang. Những dự án quy mơ lớn phần tóm tắt cũng khơng q 3 trang.

Phần thuyết minh chính của dự án

Phần này trình bày chi tiết nội dung và kết quả nghiên cứu ở bƣớc nghiên cứu khả thi dự án trên các mặt: nghiên cứu thị trƣờng sản phẩm (hay dịch vụ) của dự án ; nghiên cứu công nghệ của dự án ; phân tích tài chính của dự án ; phân tích kinh tế - xã hội của dự án ; tổ chức quản lý quá trình đầu tƣ. Trình bày phần này cần chú ý đảm bảo tính lơgíc, chặt chẽ và rõ ràng, nhất là khi tóm tắt, kết luận về thị trƣờng. Ngƣời thẩm định dự án có cơng nhận kết quả nghiên cứu thị trƣờng hay không là tùy thuộc vào sự đánh giá của họ đối với các chứng cứ đƣợc đƣa ra và phƣơng pháp lập luận, trình bày ở phần này.

31

- Khi trình bày về phƣơng diện thị trƣờng cần lƣu ý

+ Nhận thức cơ hội kinh doanh: bằng cách phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức của môi trƣờng đối với đơn vị.

+ Xác định nhu cầu của khách hàng: Xác định đƣợc nhu cầu của khách hàng là cơ sở để đơn vị thực hiện chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng các dịch vụ, các biện pháp hỗ trợ. Chỉ sau khi xác định đƣợc nhu cầu (khách hàng cần gì? cần bao nhiêu? mức độ nhƣ thế nào?) thì mới xác định đƣợc các phƣơng án thoả mãn nhu cầu của khách hàng

- Khi trình bày về phƣơng diện cơng nghệ cần lƣu ý

+ Ngồi việc trình bày các nội dung và kết quả nghiên cứu công nghệ và kỹ thuật, trong nhiều trƣờng hợp cần nêu danh sách những chuyên viên kỹ thuật thực hiện phần việc này vì có những lĩnh vực đầu tƣ ngƣời thẩm định dự án rất chú trọng tới trình độ, khả năng chuyên môn của các chuyên viên kỹ thuật thực hiện.

+ Trong trình bày những tính tốn kỹ thuật, cần diễn đạt chi tiết và dễ hiểu sao cho ngƣời đọc dù không phải là chuyên viên kỹ thuật cũng có thể hiểu đƣợc.

+ Nội dung chi tiết kỹ thuật nên để ở phần phụ lục hoặc phúc trình riêng. - Khi trình bày về phƣơng diện tài chính cần lƣu ý

+ Các chỉ tiêu tài chính đƣa ra phải rõ ràng và đƣợc giải thích hợp lý.

+ Căn cứ để tính tốn các chỉ tiêu tài chính phải thoả mãn u cầu là có thể kiểm tra đƣợc;

+ Khơng nên tính tốn q nhiều chỉ tiêu, song cần phải đủ để phản ánh và đánh giá đúng mặt tài chính của dự án.

- Khi trình bày về phƣơng diện kinh tế - xã hội cần lƣu ý Đồng thời với các chỉ tiêu tài chính, những ngƣời thẩm định dự án rất quan tâm tới các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của dự án. Đối với cơ quan thẩm quyền Nhà nƣớc hay các định chế tài chính, một dự án chỉ có thể đƣợc chấp thuận khi mang lại hiệu quả kinh tế và lợi ích xã hội. Khi trình bày phƣơng diện kinh tế - xã hội chú ý đảm bảo những yêu cầu đặt ra nhƣ đối với việc trình bày về phƣơng diện tài chính đã nêu ở trên. Ngồi ra cần lƣu ý về phƣơng diện kinh tế - xã hội, nhiều vấn đề không thể lƣợng hóa đƣợc một cách đầy đủ, cần kết hợp tốt việc trình bày định tính với định lƣợng.

32

- Khi trình bày về phƣơng diện tổ chức quản lý cần lƣu ý. Ngƣời thẩm định dự án đặc biệt quan tâm tới phần tổ chức quản trị dự án vì đây là một yếu tố chủ yếu quyết định sự thành công hay thất bại trong triển khai thực hiện một dự án đầu tƣ. Cần phải:

+ Chứng minh đƣợc việc tổ chức và quản trị dự án sẽ hữu hiệu, đảm bảo cho dự án thành công.

+ Giới thiệu đƣợc trình độ, năng lực và kinh nghiệm quản trị kinh doanh của ban quản trị dự án (nhân sự và trình độ, năng lực, kinh nghiệm quản trị dự án của từng ngƣời có thể đƣa vào phần phụ lục) ;

+ Nêu rõ cơ chế điều hành hoạt động của dự án cũng nhƣ cơ chế kiểm tra, kiểm sốt của mặt kỹ thuật và tài chính của dự án.

- Trình bày kết luận – kiến nghị:

+ Nêu rõ những thuận lợi và trở ngại cho việc thực hiện dự án ; + Khẳng định ƣu điểm và tính khả thi của dự án ;

+ Các kiến nghị về chấp nhận đầu tƣ, về xin vay vốn cần ngắn gọn, rõ ràng.

Phần phụ lục của dự án:

Trình bày các chứng minh chi tiết cần thiết về các phƣơng diện nghiên cứu khả thi mà việc đƣa chúng vào phần thuyết minh chính của dự án sẽ làm cho phần thuyết minh chính trở nên phức tạp, cồng kềnh, do đó cần tách ra thành phần phụ đính

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị dự án (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 30 - 33)