Các tiêu chuẩn tài chính để lựa chọn dự án

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị dự án (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 62 - 69)

4 .KIỂM SỐT CHI PHÍ

4.2 Các tiêu chuẩn tài chính để lựa chọn dự án

Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (Net Present Value – NPV)

Khái niệm: Giá trị hiện tại thuần là tổng lãi ròng của cả đời dự án đƣợc chiết khấu về năm hiện tại theo tỷ lệ chiết khấu nhất định.

Cơng thức tính:

Hay

Trong đó:

Bi (Benefit) - Lợi ích của dự án, tức là bao gồm tất cả những gì mà dự án thu đƣợc (nhƣ doanh thƣ bán hàng, lệ phí thu hồi, giá trị thanh lý thu hồi..)

Ci (Cost) - Chi phí của dự án, tức là bao gồm tất cả những gì mà dự án bỏ ra (nhƣ chi đầu tƣ, chi bảo dƣỡng, sửa chữa, chi trả thuế và trả lãi vay…)

r – Tỷ lệ chiết khấu.

n – Số năm hoạt động kinh tế của dự án (tuổi thọ kinh tế của dự án) i – Thời gian (i = 0,1…n)

Cơng thức tính trong Excel

Hàm NPV:

NPV của dự án: NPV(rate,value1,value2,…) Vốn đầu tƣ (năm 0) + hàm NPV

Trong đó: rate: chi phí sử dụng tiền hay tỷ suất chiết khấu (thơng thƣờng đó là

lãi suất NH) value1, value2…: là các khoản tiền thu đƣợc theo từng kì của vịng đời dự án.

Đánh giá chỉ tiêu NPV:

62

- Nếu dự án có nhiều phƣơng án loại bỏ nhau thì phƣơng án có NPV lớn nhất là phƣơng án đáng giá nhất về mặt tài chính.

- Nếu các phƣơng án của dự án có lợi ích nhƣ nhau thì phƣơng án có giá trị hiện tại của chi phí nhỏ nhất thì phƣơng án đó đáng giá nhất về tài chính.

Ưu và nhược điểm của chỉ tiêu NPV

- Ƣu điểm: Cho biết quy mô tiền lãi thu đƣợc của cả đời dự án. - Nhƣợc điểm:

NPV phụ thuộc nhiều vào tỷ suất chiết khấu dùng để tính tốn. Việc xác định tỷ lệ chiết khấu là rất khó khăn trong thị trƣờng vốn đầy biến động.

Sử dụng chỉ tiêu này đòi hỏi xác định rõ ràng dòng thu và dòng chi của cả đời dự án. Đây là một cơng việc khó khăn, không phải lúc nào cũng dự kiến đƣợc.

Chỉ tiêu này chƣa nói lên hiệu quả sử dụng một đồng vốn.

Chỉ tiêu này chỉ sử dụng để lựa chọn các dự án loại bỏ nhau trong trƣờng hợp tuổi thọ nhƣ nhau. Nếu tuổi thọ khác nhau, việc lựa chọn căn cứ vào chỉ tiêu này sẽ khơng có ý nghĩa.

Tỷ số lợi ích / chi phí (Benefit/Cost – B/C)

Khái niệm: Là tỷ số giữa giá trị hiện tại của lợi ích thu đƣợc với giá trị

hiện tại của chi phí bỏ ra

Đánh giá chỉ tiêu B/C

Nếu dự án có B/C lớn hơn hoặc bằng 1 thì dự án đó có hiệu quả về mặt tài chính. Trong trƣờng hợp có nhiều dự án loại bỏ nhau thì B/C là một tiêu chuẩn để xếp hạng theo nguyên tắc xếp vị trí cao hơn cho dự án có B/C lớn hơn.

Ưu nhược điểm của chỉ tiêu B/C

- Ƣu điểm: nổi bật là cho biết hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra. - Nhƣợc điểm:

63

o Phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu lựa chọn để tính tốn.

o Đây là chỉ tiêu đánh giá tƣơng đối nên dễ dẫn đến sai lầm khi lựa chọn các dự án loại bỏ nhau, có thể bỏ qua dự án có NPV lớn (vì thơng thƣờng phƣơng án có NPV lớn thì có B/C nhỏ). Chính vì vậy khi sử dụng chỉ tiêu B/C phải kết hợp với chỉ tiêu NPV và các chỉ tiêu khác nữa.

o B/C lớn hay nhỏ cịn tuỳ thuộc vào quan niệm về lợi ích và chi phí của ngƣời đánh giá. Cho nên khi sử dụng chỉ tiêu B/C để lựa chọn dự án phải biết rõ quan niệm của ngƣời đánh giá về lợi ích và chi phí tài chính

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Returns – IRR)

Khái niệm: Tỷ lệ này đƣợc biểu hiện bằng mức lãi suất mà nếu dùng nó để quy đổi dịng tiền tệ của dự án thì giá trị hiện tại thực thu nhập bằng giá trị hiện tại thực chi phí.

Cơng thức tính

Trong đó:

Bi - Giá trị thu nhập (Benefits) năm i

Ci - Giá trị chi phí (Cost) năm i n- thời gian hoạt động của dự án

Có 2 phƣơng pháp chính để tính tốn chỉ tiêu IRR của dự án Phƣơng pháp nội suy: chỉ cần lựa chọn hai suất chiết khấu cao và thấp, để cho hai giá trị NPV tƣơng ứng: một có giá trị âm và một có giá trị dƣơng. Rồi sau đó áp dụng cơng thức:

64

Với cách tích nêu trên, việc tính tốn chỉ số IRR là rất phức tạp. Chƣơng trình Microsoft Excel có một hàm tài chính dùng để tính tốn chỉ số IRR. Cú pháp của hàm nhƣ sau:

IRR(values)

Values là dãy chứa giá trị thu đƣợc qua các kì, tƣơng đƣơng với dãy value1, value2 trong hàm NPV. IRR cho biết tỷ lệ lãi vay tối đa mà dự án có thể chịu đựng đƣợc. Nếu phải vay với lãi suất lớn hơn IRR thì dự án có NPV nhỏ hơn khơng, tức thua lỗ.

Đánh giá:

- Dự án có IRR lớn hơn tỷ lệ lãi giới hạn định mức đã quy định sẽ khả thi về tài chính.

- Trong trƣờng hợp nhiều dự án loại bỏ nhau, dự án nào có IRR cao nhất sẽ đƣợc chọn vì có khả năng sinh lời lớn hơn.

Ƣu nhƣợc điểm của chỉ tiêu IRR:

- Ƣu điểm: Nó cho biết lãi suất tối đa mà dự án có thể chấp nhận đƣợc, nhờ vậy có thể xác định và lựa chọn lãi suất tính tốn cho dự án.

- Nhƣợc điểm:

o Tính IRR tốn nhiều thời gian

o Trƣờng hợp có các dự án loại bỏ nhau, việc sử dụng IRR để chọn sẽ dễ dàng đƣa đến bỏ qua dự án có quy mơ lãi rịng lớn (thơng thƣờng dự án có NPV lớn thì IRR nhỏ)

o Dự án có đầu tƣ bổ sung lớn làm cho NPV thay đổi dấu nhiều lần, khi đó khó xác định đƣợc IRR

Thời gian thu hồi vốn đầu tƣ (Payback method – PP)

Trong đó:

r1 là suất chiết khấu cho giá trị NPV1 > 0 r2 là suất chiết khấu cho giá trị NPV2 < 0

65

Có hai trƣờng hợp tính thời gian hồn vốn. Đó là tính thời gian hồn vốn khơng theo giá trị tiền tệ và thời gian hồn vốn tính theo giá trị tiền tệ. Xu hƣớng sử dụng phƣơng pháp tính thời gian hồn vốn tính theo giá trị tiền tệ cao hơn vì nó phản ánh đúng giá trị thực của đồng tiền. Cách tính cụ thể nhƣ sau:

Trường hợp 1. Thời gian hoàn vốn không theo thời giá tiền tệ

Thời gian hoàn vốn (Pay back Period): PP = 2 + 200/700 = 2,28 (năm)

Trường hợp 2. Thời gian hồn vốn tính theo thời giá tiền tệ

Ghi chú: PV (present value) là giá trị hiện tại, được tính bằng cách lấy NCFi nhân cho hệ số chiết khấu từng năm. Hệ số chiết khấu được tính với suất chiết khấu là 10%/năm. Cơng thức tính hệ số chiết khấu: = 1/(1+r%)n, với n là số thứ tự của năm dự án.

Thời gian hoàn vốn (Pay back Period): PP = 2 + 314/526 = 2,59 (năm) Ƣu nhƣợc điểm:

- Ƣu điểm: Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn cho biết lúc nào thì vốn đƣợc thu hồi, từ đó có giải pháp rút ngắn thời gian đó.

- Nhƣợc điểm:

o Khơng đề cập đến sự diễn biến của chi phí và lợi ích của dự án sau khi hồn vốn. Một dự án tuy có thời gian hồn vốn dài hơn song lợi ích tăng nhanh hơn thì vẫn là một dự án tốt.

o Dễ ngộ nhận phải chọn dự án có T nhỏ nhất, do đó có thể bỏ qua các dự án có NPV lớn. Phụ thuộc nhiều vào lãi suất tính tốn r

66

CÂU HỎI CHƢƠNG 3 Bài 1:

Một dự án có tổng số vốn đầu tƣ tại thời điểm bắt đầu sản xuất kinh doanh là350 tỷ đồng. Doanh thu hàng năm của dự án dự kiến là 115 tỷ đồng, chi phí vậnhành hàng năm (không bao gồm khấu hao và lãi vay) là 25 tỷ đồng, đời của dự ánlà 15 năm, giá trị thanh lý cuối đời dự án là 2 tỷ. Tỷ suất chiết khấu của dự án là15%/năm.

Hãy tính:1. NPV của dự án? Thời gian thu hồi vốn đầu tƣ (T)? IRR của dự án ?

Bài 2

Một dự án có tổng số vốn đầu tƣ tại thời điểm bắt đầu sản xuất kinh doanh là 3500 triệu đồng. Doanh thu năm đầu của dự án là 500 triệu đồng, năm thứ 2 là 550triệu đồng, từ năm thứ 3 doanh thu của dự án dự kiến sẽ ổn định ở mức 950 triệuđồng hàng năm cho đến hết đời dự án. Chi phí vận hành hàng năm (khơng bao gồmkhấu hao và lãi vay) của dự án là 150 triệu đồng. Đời của dự án là 15 năm. Giá trịthanh lý cuối đời dự án là 10 triệu đồng. Tỷ suất chiết khấu của dự án là 16%/năm.Hỏi:a. Dự án có nên đầu tƣ hay khơng?b. Mức lãi suất vốn vay cao nhất có thể chấp nhận là bao nhiêu?

Bài 3

Để đảm bảo tƣới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp ở xã A, ngƣời ta dự kiếnphải đầu tƣ xây dựng cơng trình thuỷ nơng với các chi phí nhƣ sau:Chi phí ban đầu là 12 tỷ đồng, chi phí bảo dƣỡng hàng năm là 140 triệu đồng(khơng có khấu hao và trả lãi vốn vay). Tuổi thọ của cơng trình là 30 năm, cứ sau15 năm phải đại tu cơng trình hết 500 triệu đồng. Nhờ có cơng trình hàng năm tổngthu nhập từ trồng trọt của các hộ nông dân tăng là 1,4 tỷ đồng. Lãi suất vay vốn đểxây dựng cơng trình là 8%/năm. Anh (hay chị) hãy tính các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả tài chính của dự án?

Bài 4

Để đón khách du lịch đến Quảng Ninh hàng năm, UBND Tỉnh Quảng Ninhquyết định thực hiện dự án “Cải tạo và xây dựng mới khu du lịch, vui chơi giải trí”.Dự án đƣợc xây dựng với chi phí và doanh thu nhƣ sau:- Dự tính chi phí đền bù, giải toả khoảng 20 triệu USD, chi phí xây lắp và thiếtbị khoảng 60 triệu

67

USD, các chi phí đầu tƣ khác khoảng 12 triệu USD.- Dự tính doanh thu hàng năm khoảng 50 triệu USD, chi phí hàng năm để tạora số doanh thu trên, ƣớc tính bằng 60% doanh thu (trong chi phí chƣa có khấu haovà vốn vay).- Dự án yêu cầu cứ sau 15 năm hoạt động phải sửa chữa định kỳ một lần hết10 triệu USD.- Dự án kinh doanh dự kiến trong 30 năm. Sau khi ngừng hoạt động giá trịthanh lý là 20 triệu USD. Lãi suất trên thị trƣờng vốn là 12%/năm.Anh (hay chị) hãy tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án?

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 TS. Nguyễn Quốc Duy, 2012, Quản trị dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

2 PGS.TS Phƣớc Minh Hiệp, Thiết lập và thẩm định dự án, Đại học Mở

TP.HCM

3 PGS.TS Phạm Văn Hùng, Bài giảng quản lý dự án, Đại học Kinh tế Quốc dân 4 Cao Hào Thi, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, 2008, Quản lý dự án,NXB Đại hoc Quốc gia TP. HCM

5 Nguyễn Hữu Tâm, 2007, Quản trị dự án phát triển, Đại học Cần Thơ 6 Nguyễn Minh Trang, 2000, Quản trị dự án đầu tư, NXB Thống Kê

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị dự án (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)