Sự khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị dự án (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 45 - 48)

CHƢƠNG 2 : LẬP VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN

3. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN

3.2 Sự khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế xã hội

3.2.1 Về mặt quan điểm:

Nhƣ ta đã biết khi đầu tƣ vào dự án nào đó đều phải nhằm vào lợi nhuận cho nhà đầu tƣ và lợi ích kinh tế - xã hội cho nƣớc đƣợc đầu tƣ. Nên khi xét về quan điểm thì giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội có những khác nhau nhƣ sau:

45

- Phân tích tài chính chỉ mới xét ở tầm vi mơ, cịn phân tích kinh tế xã hội thì xét ở tầm vĩ mơ.

- Phân tích tài chính mới chỉ xét về phía nhà đầu tƣ, cịn phân tích kinh tế- xã hội thì phải xuất phát từ lợi ích chung của tồn xã hội.

- Mục tiêu chính của nhà đầu tƣ là tối đa hoá lợi nhuận, thể hiện trong phân tích các chỉ tiêu phần tài chính, cịn mục tiêu của dự án xét ở khía cạnh kinh tế - xã hội là tối đa hố lợi ích xã hội, thể hiện trong các chỉ tiêu phân tích kinh tế - xã hội.

3.2.2 Về phương diện tính tốn:

Giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội có quan hệ với nhau nên khi phân tích khơng thể tách rời chúng. Phân tích tài chính phải tiến hành trƣớc và làm cơ sở cho việc phân tích lợi ích kinh tế - xã hội. Về phƣơng diện phân tích kinh tế - xã hội khi sử dụng số liệu tính tốn của phần phân tích tài chính nên chú ý các vần đề sau:

3.2.3Thuế:

Các khoản thuế của dự án mà các nhà đầu tƣ phải nộp cho Nhà nƣớc: - Đối với nhà đầu tƣ đây là phần chi phí

- Ngƣợc lại đối với nền kinh tế thì đây là khoản thu ngân sách. Do đó việc miễn giảm thuế, áp dụng chính sách thuế ƣu đãi nhằm khuyến khích đầu tƣ thì đây lại là một sự hy sinh của xã hội, một khoản chi phí mà xã hội phải gánh chịu.

Mặt khác, ta đều biết rằng thuế chiếm một phần trong giá. Ngƣời tiêu dùng phải trả một phần các khoản thuế khi mua hàng hố. Chính phủ là ngƣời thu phần thuế này để tái đầu tƣ hoặc chi dùng cho việc chung. Vì vậy, trên phạm vi tồn xã hội thì hai phần này triệt tiêu nhau.

Trong phần tài chính khi tính lãi rịng ta đã trừ đi các khoản thuế, nhƣ là các khoản chi ở đây, trong phân tích kinh tế - xã hội ta phải cộng các khoản thuế này vào để xác định giá trị gia tăng cho xã hội do dự án mang lại.

3.2.4 Lương:

Lƣơng và tiền công trả cho ngƣời lao động (lẽ ra phải thất nghiệp) là một

khoản chi của nhà đầu tƣ nhƣng lại là một lợi ích mà dự án mang lại cho xã hội. Nói mộtcách khác trong nghiên cứu tài chính, đã coi lƣơng và tiền cơng là chi phí thì nay trong nghiên cứu kinh tế - xã hội phải coi lƣơng là thu nhập.

46

Trên thực tế, tiền lƣơng, tiền công trả cho ngƣời lao động chƣa phải là thƣớc đo chính xác giá trị sức lao động mà ngƣời lao động đã phải bỏ ra. Trong các nƣớc cịn nhiều thất nghiệp, bán thất nghiệp thì tiền lƣơng, tiền cơng càng sai biệt so với giá trị thực của sức lao động. Nói một cách khác, tiền lƣơng, tiền cơng tính trong nghiên cứu tài chính là đồng tiền chi thực, nhƣng trên bình diện xã hội thì nó khơng phản ảnh đƣợc giá trị lao động đóng góp cho dự án.

- Đối với lao động có chun mơn: để ngun nhƣ trong phân tích tài chính. - Đối với lao động khơng có chun mơn: chỉ tính 50%. Ở nƣớc ta hiện nay chƣa có quy định về vấn đề này, tạm thời có thể tham khảo cách tính của các nƣớc. Trong nghiên cứu tài chính đã xem tiền lƣơng, tiền cơng là một khoản chi, thì nay trong nghiên cứu kinh tế - xã hội phải xem là một khoản thu.

3.2.5 Các khoản nợ:

Việc trả nợ vay (nợ gốc) là các hoạt động thuộc nghiệp vụ tín dụng, chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng vốn từ ngƣời này sang ngƣời khác mà không làm tang hoặc giảm thu nhập quốc dân. Trong nghiên cứu tài chính đã trừ đi các khoản trả nợ, thì nay trong nghiên cứu kinh tế - xã hội phải cộng vào, khi tính các giá trị gia tăng.

3.2.6 Trợ giá, bù giá:

Trợ giá hay bù giá là hoạt động bảo trợ của Nhà nƣớc đối với một số

loại sản phẩm trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Đây là một loại chi phí kinh tế mà cả xã hội phải gánh chịu đối với việc thực hiện dự án. Nhƣ vậy trong tính tốn kinh tế xã hội phải trừ đi các khoản trợ giá, bù giá nếu có.

3.2.7 Giá cả:

Trong phân tích kinh tế, giá cả đƣợc lấy theo giá thị trƣờng, ảnh hƣởng đến các khoản thực thu, thực chi của xí nghiệp, của nhà đầu tƣ. Nhƣng giá thị trƣờng không trùng hợp với giá kinh tế của hàng hố.

Giá tài chính:

- Định nghĩa: Giá tài chính là giá các đầu vào và đầu ra thuộc chi phí và lợi ích tài chính, đƣợc sử dụng trong phân tích tài chính.

- Nội dung: Giá tài chính = Giá thị trƣờng (chấp nhận)

Giá kinh tế:

47 - Công thức: EP = FP x Ha

+ EP (Economic Price): Giá kinh tế + FP (Financial Price): Giá tài chính

+ Ha (Adjusted Factor): Hệ số điều chỉnh giá tài chính trong phân tích kinh tế.  Giá FOB (Free On Board) (Đối với Việt nam hiện nay đó là giá

xuất khẩu): Giá FOB bao gồm:

- Giá bán sản phẩm tại xí nghiệp

- Phí vận chuyển, bốc dở sản phẩm vào kho cảng. - Chi phí lƣu kho.

- Phí bốc dở, vận chuyển từ kho lên tàu biển. - Chi phí khác nhƣ xử lý tái chế...

- Thuế xuất khẩu (nếu có).

d. Giá CIF (Cost Insurance Freiht) (Đối với Việt nam thường tính cho sản phẩm nhập khẩu):

Giá CIF = Giá FOB + Chi phí bảo hiểm + Chi phí chuyên chở Trong đó chi phí chun chở bao gồm:

- Chi phí vận chuyển hàng bằng tàu biển. - Chi phí bốc dở hàng từ tàu xuống cảng, kho.

- Chi phí từ cảng bn đến cảng bán. (Chú ý khơng có chi phí lƣu kho)

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị dự án (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)