Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 32)

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc bộ, thuộc khu vực đông bắc Việt Nam, có tổng diện tích tự nhiên 353.02km2. Từ Bắc xuống Nam có chiều dài 43 phút vĩ độ (bằng 80km), từ Tây sang Đơng có chiều rộng 46 phút kinh độ (bằng 85km).

Cực bắc của tỉnh là núi Khoày Què, Bản Vèn thuộc xã Linh Thơng, huyện Định Hóa tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn. Cực nam là Cảng Đa Phúc (cầu Đa Phúc) thuộc xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên, giáp với huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Cực Tây là vùng núi phía bắc đèo Khế, thuộc xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, giáp tỉnh Tuyên Quang. Cực Đông là vùng núi đá vôi, thuộc xã Phương Giao, huyện Võ Nhai, giáp tỉnh Lạng Sơn. Do vị trí địa lý thuận lợi của tỉnh, Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế quan trọng thuộc vùng trung du, miền núi phía bắc và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa trung du, miền núi phía bắc với đồng bằng Bắc bộ.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình Thái Nguyên phần lớn là đồi núi thấp, trên 2/3 diện tích có độ cao hơn 100m so với mặt biển, diện tích cịn lại là vùng phù sa dọc hai bên sơng Cầu và sơng Cơng.

Thái Ngun có những dãy núi cao chạy theo hướng Bắc - Nam, thấp dần về phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía bắc chủ yếu là đá phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây bắc - Đơng nam. Phía Bắc có dãy núi Ngân Sơn từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông bắc - Tây nam đến huyện Võ Nhai; dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng Tây bắc - Đông nam. Cả ba dãy núi: Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đơng bắc. Cấu tạo địa hình tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng thời tiết và khí hậu phân thành ba vùng rõ rệt:

- Vùng núi phía tây và tây bắc gồm các huyện Định Hóa, Đại Từ, các xã phía tây huyện Phú Lương. Vùng này chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa đơng bắc. Kết hợp với địa hình cao nên mưa nhiều. Có các thung lũng rộng, giao thơng thuận lợi, có nhiều điều kiện tự nhiên để khai thác và phát triển kinh tế.

- Vùng núi phía đơng gồm hai huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, địa hình phức tạp, hiểm trở, có nhiều núi đá vơi như: dãy núi đá vơi đồ sộ từ La Hiên qua

Lâu Thượng, Đình Cả đến Bắc Sơn và nhiều khối núi đá vôi rộng lớn ở các xã Thần Sa, Thượng Nung, Nghinh Tường, Phương Giao thuộc huyện Võ Nhai. Khí hậu vùng phía đơng lạnh, lượng mưa ít, giao thơng đi lại khó khăn, trở ngại đến phát triển kinh tế - xã hội.

- Vùng có địa hình đồi núi thấp gồm phía nam huyện Phú Lương, phía tây huyện Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên, thị xã Sơng Cơng. Vùng có đặc điểm địa hình đồi trung du xen với đồng bằng phù sa sơng Cầu, sơng Cơng. Đây là vùng có mật độ dân cư đơng đúc, giao thơng thuận lợi cả đường bộ, đường sắt, đường sơng, có điều kiện thuận lợi đến phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w