Đặc điểm về kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 36)

2.1.2.1. Dân số

- Theo điều tra dân số 1-4-2009, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.123.116 người thuộc 325.680 hộ gia đình, trong đó nam có 555.371 người chiếm 49,45% và nữ là 567.745 người chiếm 50,55%, tỉ số giới tính nam/nữ là 97,8/100. Tổng dân số đơ thị là 287.265 người (25,6%) thuộc 97.300 hộ và tổng dân cư nông thôn là 835.851 người (74,4%) thuộc 228.380 hộ.

- Mật độ dân cư trung bình 325 người/km2, phân bố khơng đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km², cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.260 người/km². Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1-4-2009, trong 10 năm (1999-2009) dân số tỉnh tăng bình quân 0,7%/năm, thấp hơn mức bình quân của cả nước là 1,2% do có nhiều người di chuyển đi các tỉnh khác, trong đó ba huyện là Định Hóa, Đại Từ và Phú Bình có tăng trưởng dân số âm.

2.1.2.2. Lao động

Thái Nguyên có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 779.261 người, chiếm 69,4% tổng dân số. Nhóm tuổi dưới 15 có 249.001

người, chiếm 22,2% tổng dân số, nhóm người trên 60 tuổi có 94.854 người, tức chiếm 8,4%. Số lao động được tạo việc làm trong năm: 16.150 người [4].

2.1.2.3. Dân tộc và tơn giáo

Trên địa bàn tỉnh hiện có 46 dân tộc sinh sống (trên tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam) trong đó có 8 dân tộc chủ yếu đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’mơng, Sán Chay, Hoa và Dao. Các dân tộc cùng sống xen kẽ trên lãnh thổ với nền văn hóa chung về tính chất nhưng đa dạng về hình thái, do từ nhiều nguồn gốc nhân văn tập hợp lại. Về ngôn ngữ, các dân tộc ở Thái Nguyên thuộc nhóm ngơn ngữ sau: người Kinh nhóm ngơn ngữ Việt - Mường; người Tày, Nùng, Cao Lan nhóm ngơn ngữ Tày - Thái; người H’mơng, Dao nhóm ngơn ngữ H’mơng - Dao; người Hoa, Sán Dìu nhóm ngơn ngữ Hán.

Bảng 2.1: Thành phần dân tộc Dân tộc Dân số (người) Tỉ lệ so với tổng dân số tỉnh (%) Dân số đô thị (người) Tỉ lệ so với dân số dân tộc (%) Dân số nông thôn (người) Tỉ lệ so với dân số dân tộc (%) Kinh 821.083 73,1 249.305 30,4 571.778 69,6 Tày 123.197 11 21.319 17,3 101.878 82,7 Nùng 63.816 5,7 7.716 12,1 56.100 87,9 Sán Dìu 44.134 3,9 3.941 8,9 40.193 91,1 Sán Chay 32.483 2,9 1.101 3,4 31.382 96,6 Dao 25.360 2,3 1.186 4,7 24.174 95,3 H’mông 7.230 0,6 237 0,03 6.993 99,97 Hoa 2.064 0,18 712 34,5 1.352 65,5

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên 2010.

Thái Ngun có hai tơn giáo chính là Phật giáo, Cơng giáo và một số tôn giáo khác. Theo thống kê năm 2009, số người theo các tôn giáo tại tỉnh Thái Nguyên là 32.923 người, chiếm 2,93% tổng dân số của tỉnh.

Bảng 2.2: Thành phần tôn giáo

Công giáo 25.430 2,264

Tin Lành 4.453 0,397

Phật giáo 3.015 0,268

Hồi giáo 10

Minh Lý đạo 7

Minh Sư đạo 6

Phật giáo Hòa Hảo 1

Baha'i 1

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên 2010.

Hiện nay, Thái Nguyên có khoảng 100 chùa, gần 50 đền và khoảng 100 đình. Ðạo Tin Lành ở Thái Nguyên có từ năm 1963 và từ năm 1990 trở lại đây, tôn giáo này tiếp tục phát triển, tập trung chủ yếu vào vùng đồng bào dân tộc H’mông, Dao. Thái Ngun có bốn xứ đạo Cơng giáo hoạt động là Thái Nguyên, Tân Cương, Nhã Lộng (Phú Bình) và Yên Huy (Ðại Từ), tất cả các hoạt động Công giáo ở Thái Nguyên đều do Tòa giám mục Bắc Ninh chỉ đạo. Các tín đồ tơn giáo, các dân tộc sống xen kẽ với nhau, đoàn kết trong khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.

2.1.2.4. Văn hóa, giáo dục, y tế - Văn hóa

Thái Nguyên là nơi tụ hội nền văn hóa của các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, tạo nên một nền văn hóa phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Về văn hóa tinh thần

Thái Nguyên có kho tàng văn hóa phi vật thể đặc sắc, đa dạng như mỗi dân tộc có các truyền thuyết, sự tích, chuyện cổ tích, kho tàng thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố, các làn điệu dân ca (hát sli, lượn, hát pảdzung...). Hằng năm thường diễn ra các lễ hội truyền thống như Hội Lồng tồng (xuống đồng), lễ hội đền Đuổm mùng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm để tạ ơn công đức của danh tướng Dương Tự Minh, lễ hội đình Phương Độ (Phú Bình); lễ hội núi Văn, núi Võ (Đại Từ); lễ hội đền Lục Giáp (Phổ Yên)... Mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán riêng trong việc cưới, việc tang, thờ cúng và vẫn đang bảo tồn, phát huy những thuần phong mỹ tục.

+ Về văn hóa vật thể.

Các điểm du lịch chính của Thái Nguyên: Khu du lịch hồ Núi Cốc, khu Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, đền thờ Đội Cấn, khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà tại huyện Võ Nhai, khu di tích lịch sử An tồn khu (ATK) huyện Định Hóa, đền Đuổm thờ Dương Tự Minh (Phú Lương), chùa Hang (Đồng Hỷ), chùa Phù Liễn, đền Xương Rồng (thành phố Thái Nguyên). Ngành Du lịch ở Thái Nguyên có thể khai thác các danh lam thắng cảnh theo hướng kết hợp du lịch sinh thái với cảnh quan thiên nhiên và văn hóa dân gian. Đến nay, Thái Ngun có 780 di tích, trong đó có 474 di tích lịch sử, 12 di tích khảo cổ, 43 di tích thắng cảnh, 26 di tích kiến trúc nghệ thuật, 225 di tích tín ngưỡng, tơn giáo. Tính đến thời điểm năm 2010, tồn tỉnh đã có 36 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 70 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Các di tích văn hóa, lịch sử ở Thái Nguyên là niềm tự hào là tài sản vô giá phản ánh truyền thống kiên cường dựng nước và giữ nước của cả dân tộc.

- Giáo dục

Tỉnh Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đại học Thái Nguyên là một trong 3 đại học vùng của Việt Nam. Đây là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực. Hiện Thái Nguyên có gần 30 trường đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động.

Trong những năm qua giáo dục và đào tạo của Thái Nguyên đã hồn thành chương trình xóa mù chữ, phổ cập cấp tiểu học và phổ cập trung học cơ sở. Thái Nguyên là một trong 11 tỉnh được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi trong cả nước và là tỉnh miền núi đầu tiên được công nhận đạt chuẩn từ năm 2002. Đến tháng 8 - 2010, tồn tỉnh có 323 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt trên 50%.

Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm y tế của vùng đông bắc. Theo thống kê năm 2010, tỉnh Thái Nguyên có 15 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế tỉnh, 13 phòng khám khu vực và 180 trạm y tế. Tổng số giường bệnh do Sở Y tế tỉnh quản lý là 3.300 giường trong đó 2.120 giường tại các bệnh viện. Cũng trong năm 2010, Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên quản lý 771 bác sĩ, 564 y sĩ, 1392 y tá và 207 nữ hộ sinh. Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên cũng có 55 dược sĩ cao cấp, 223 dược sĩ trung cấp và 72 dược tá. Ngoài hệ thống bệnh viện huyện và trung tâm y tế các huyện, Thái Ngun cịn có bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên và nhiều bệnh viện, trung tâm y tế khác trên địa bàn. Ngành Y tế Thái Nguyên ln làm tốt cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân trong tỉnh và khu vực.

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w