Những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 73)

- Máy chế biến thức ăn gia súc 0,39 0,

2.3.1. Những hạn chế, bất cập

Từ thực trạng nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy răng: Trong q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000- 2011, có một số hạn chế cần được tập trung giải quyết trong giai đoạn tới:

Một là, về chủ trương, cơ chế, chính sách: Mặc dù đã được sự quan tâm

chú trọng, song vẫn còn thiếu và cịn bất cập, từ cơng tác quy hoạch sản xuất, đến cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước thơng qua các chương trình, đề án, dự án phát triển nông nghiệp, chưa tạo động lực thúc đẩy cho q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn nhanh, mạnh và vững chắc. trong đó nổi cộm là chính sách quy hoạch, chính sách về đất đai, các chính sách về nghiên cứu, ứng dụng, triển khai và đổi mới cơng nghệ, chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Hai là, về những điều kiện để mở rộng sản xuất hàng hóa: Dù đã có

nhiều cố gắng, song do tư duy về kinh tế của các cấp, các ngành còn hạn chế; nhận thức về ý nghĩa và vai trò của việc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chưa đầy đủ, nên chưa tạo dựng được một cách đồng bộ những điều kiện để mở rộng sản xuất hàng hóa cho nơng dân, đặc biệt là việc xây dựng và tạo lập một cách đồng bộ các loại thị trường đầu vào và đầu ra cho sản xuất nơng nghiệp hàng hóa. Việc cung cấp thơng tin về thị trường đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời, chính xác, nhất là dự báo dài hạn. Chưa có mạng lưới làm cơng tác xúc tiến thương mại sâu, rộng ở thị trường trong nước và thế giới, chính sách xây dựng thương hiệu nơng sản chưa được quan tâm đúng mức. Chính sách thương mại cũng chỉ mới tập trung vào cầu xuất khẩu, mà chưa chú trọng đến cung xuất khẩu, tức là chưa quan tâm đúng mức tới chất lượng nông sản, khả năng cung ứng với khối lượng và chất lượng ổn định của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Ba là, về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: Do xuất phát điểm nền kinh tế

của tỉnh thấp, thu ngân sách của địa phương khơng đủ chi ngân sách, thêm vào đó địa hình phức tạp, nên dù những năm qua được thụ hưởng nhiều

chương trình mục tiêu và nhiều dự án lớn của chính phủ, nhưng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh thiếu nhiều so với u cầu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung và q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn của tỉnh nói riêng. Thực tế hệ thống giao thơng của tỉnh thiếu hồn chỉnh, đầu tư cầm chừng, dàn chải, dẫn đến chất lượng rất thấp. hệ thống điện, hệ thống thông tin, liên lạc chất lượng chưa cao, dẫn đến các chủ sản xuất, kinh doanh cũng như người dân phải trả chi phí cao cho dịch vụ này. Hệ thống kho, bãi cịn ở mức kém so với các tỉnh trong vùng, làm cho chi phí giao dịch lên cao, giá cả nơng sản thay đổi thất thường theo mùa vụ, tỷ lệ hao hụt lớn. Vì vậy, nơng dân phải bán sản phẩm ngay sau khi thu hoạch và chấp nhận vị thế đàm phán rất thấp khi tham gia thị trường. Mặc dù là một tỉnh có nhiều mặt hàng nơng sản xuất khẩu có giá trị, có vị thế quan trong trên thị trường, nhưng do sự yếu kém về kết cấu hạ tầng, nên các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài chủ yếu tập trung vào vùng thuận lợi về giao thông. Đây là một trong những hạn chế cản trở sự phát triển và làm giảm khả năng cạnh tranh của sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh.

Bốn là, về nhận thức, trình độ và tay nghề của người lao động: Là một

tỉnh miền núi, có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, thu nhập đầu người chưa cao, nên trình độ dân trí khơng đều, nhận thức nhìn chung cịn hạn chế; số lao động nơng nghiệp qua đào tạo ít, lại chủ yếu thông qua tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoặc sơ cấp; tư tưởng tiểu nông, lạc hậu, tập quán sản xuất, canh tác theo kiểu tự cung, tự cấp cịn ảnh hưởng khá sâu rộng trong nhân dân. Nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cịn thấp và khơng đồng đều giữa các dân tộc. Số người được đào tạo là dân tộc thiểu số cịn q ít, trình độ văn hóa giữa các dân tộc cũng khá chênh lệch, thêm vào đó là các chương trình đào tạo nghề cho nơng dân cịn chưa phù hợp với mục tiêu phục vụ nhu cầu tuyển dụng lao động trên thị trường. Vẫn cịn có ngành nghề đào tạo chưa sát thự, chương trình dạy học đơn điệu, nặng về lý

thuyết, dạy chay, ít rèn luyện kỹ năng thực hành. Chương trình đào tạo nghề cho nơng dân cịn vừa trùng lắp, vừa chậm đổi mới chưa đáp ứng được cho nhu cầu của người học; hiệu quả đào tạo nghề thấp. Nhiều nơng dân sau khi tham gia các khóa đào tạo nghề, vẫn không đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH trong giai đoạn tiếp theo.

Năm là, về năng lực huy động và sử dụng các nguồn lực. Trong giai

đoạn vừa qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước, tổng số vốn đầu tư cho xã hội tăng mạnh, nhưng vốn đầu tư cho nơng, lâm nghiệp, thủy sản cịn hạn chế. Bên cạnh đó, việc quản lý, sử dụng một số nguồn vốn chương trình, mục tiêu lại chưa chặt chẽ, thất thốt, lãng phí, kém hiệu quả; việc huy động vốn từ khu vực ngoài quốc doanh và trong nhân dân phục vụ cho CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn cịn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Xét một cách toàn diện, nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên vẫn và đang khan hiếm vốn. Vì vậy, huy động tổng nguồn vốn phục vụ cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là tất yếu. Tuy nhiên, trình độ phát triển kinh tế, nhất là hệ thống tài chính tiền tệ của Tỉnh cịn nhiều hạn chế, nên chưa thể khai thác và huy động tốt các nguồn vốn đầu tư. Do vây, việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho nơng nghiệp cịn kém, khơng đáp ứng được u cầu phát triển nơng nghiệp hàng hóa chất lượng cao. Cơ cấu đầu tư không phù hợp, tỷ trọng đầu tư cho khoa học - công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn cịn thấp. Chính sách đầu tư của nhà nước về nơng nghiệp, nơng thơn nói chung và của tỉnh Thái Ngun nói riêng cịn chưa đáp ứng yêu cầu, chậm sủa đổi, nên chưa tạo động lực cho nông nghiệp, nông thôn của tỉnh phát triển theo hướng CNH, HĐH.

Sáu là, khoa học-công nghệ phục vụ sản xuất nơng nghiệp cịn chưa đáp

ứng yêu cầu của tình hình mới.

Khoa học-cơng nghệ là đơng lực chính, đóng góp cho tăng trưởng về kinh tế, nhất là cho nông nghiệp. Thế nhưng, các cơ quan nghiên cứu của tỉnh

vẫn nằm trong tình trạng hạn chế và thiếu. Phần lớn các tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất nông nghiệp như: Giống cây trồng, vật ni, máy móc... đều phải nhập khẩu từ nước ngồi, hoặc ngoại tỉnh.

Cơng tác nghiên cứu, đầu tư cho nơng nghiệp cịn dàn trải, mức đầu tư thấp, kết cấu hạ tầng, trang thiết bị của các trung tâm nghiên cứu tỉnh vẫn còn lạc hậu; hoạt động nghiên cứu vẫn chưa được xã hội hóa; các mảng nghiên cứu về chính sách, thị trường, mơi trường ở nơng thôn chưa được chú ý đáng kể. Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin chưa được áp dụng rộng rãi để đóng góp đáng kể cho sự phát triển một nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa của tỉnh. Hoạt động nghiên cứu chưa gắn với thực tiễn, nhất là chương trình đào tạo về khuyến nơng, các cơng trình tỷ lệ áp dụng không cao.

Năng xuất nhiều loại cây trồng như: Lúa, đậu tương, rau, quả chưa cao. Chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho nơng dân ứng dụng khoa học - công nghệ và kỹ thuật trong sản xuất nơng nghiệp của tỉnh cịn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của nơng dân. Nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh cho nơng nghiệp còn hạn chế, manh mún, nên hiệu quả của sự hỗ trợ chưa đạt kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó, sự hưởng ứng của nơng dân chưa tạo thành sức mạnh, khiến khoa học và cơng nghệ có thể làm thay đổi cơ bản phương thức sản xuất nông nghiệp và đời sông của nhân dân.

2.3.2. Nguyên nhân

2.3.2.1. Nguyên nhân của những thành tựu đã đạt được

Có nhận thức đúng đắn, vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng của các cấp, các ngành mà trước hết là Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh; đồng thời đề cao công tác tuyên truyền vận động nhân dân, được nhân dân hưởng ứng đồng tình ủng hộ và thực hiện theo chủ trương, đường lối đó. Tỉnh đã xây dựng được quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu, giải pháp sát với tình hình thực tế của địa phương, của từng vùng trong từng

thời gian và cả thời kỳ có tính chiến lược lâu dài, đồng thời tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy hoạch, kế hoạch, bám sát mục tiêu đã đề ra. Trong quá trình thực hiện, trong từng thời gian có sự bổ sung sát với tình hình thực tế.

Đã phát huy được lợi thế, tiềm năng của tỉnh, nội lực của các thành phần kinh tế của toàn xã hội cho đầu tư phát triển, hướng tới mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững.

Có sự quan tâm, ủng hộ, sự chỉ đạo giúp đỡ của các bộ ngành Trung ương; sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngồi nước vào địa bàn trong suốt q trình xây dựng và phát triển những năm qua..

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được là rất quan trọng, song trước yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn thì nơng nghiệp, nơng thơn tỉnh Thái Ngun cịn những hạn chế, nhược điểm và khó khăn cơ bản sau đây.

Tiềm năng kinh tế nông nghiệp của tỉnh chưa được khai thác đầy đủ và hiệu quả, quy mơ cịn nhỏ bé, chất lượng hiệu quả, tính bền vững cịn thấp. Nơng nghiệp vẫn chưa thốt khỏi tình trạng phân tán, manh mún, lạc hậu, không ổn định và không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh. Sản xuất hàng hóa cịn đơn lẻ, vùng sản xuất hàng hóa tập trung có chất lượng và phục vụ cho chế biến và xuất khẩu cịn ít. Tuy cơ cấu nơng nghiệp, nơng thơn của tỉnh Thái Ngun đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tiến bộ, song ở nhiều nơi chuyển dịch chậm, chưa rõ nét, thiếu bền vững, chưa gắn với thị trường. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong tổng sản phẩm ở một số địa phương còn thấp. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn chủ yếu vẫn là thuần nơng. Giá trị sản xuất nơng nghiệp cịn chiếm trên 90%, giá trị sản xuất lâm nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nơng thơn cịn chiếm tỷ trọng thấp. Trong sản xuất nơng nghiệp, giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng mang tính hàng hóa cao hiện cịn ít, tỷ

trọng giá trị sản phẩm cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả trong 3 năm có xu thế giảm. Chưa đạt mục tiêu đưa chăn ni trở thành ngành chính sản xuất trong nơng nghiệp.

Các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao phát triển chưa nhiều, sự chuyển dịch diện tích đất nơng nghiệp hiệu quả kém sang trồng cây, ni con có hiệu quả cao diễn ra cịn chậm, do đó giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nơng nghiệp cịn thấp: năm 2007 mới chỉ đạt bình qn 21 triệu đồng/ha.

Dịch vụ nơng, lâm nghiệp, thủy sản tuy đã phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất nhất là khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong những năm qua, cơ cấu ngành dịch vụ có sự dịch chuyển theo hướng giảm dần tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp, tăng tỷ trong dịch vụ lâm nghiệp, thủy sản, song hiện nay dịch vụ nông nghiệp vẫn chiếm hơn 90%.

Sản xuất nông nghiệp tuy phát triển tương đối toàn diện, song tốc độ chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chưa rõ nét và thiếu bền vững. Giá trị ngành trồng trọt trong tổng giá trị nơng nghiệp cịn chiếm tỷ trọng cao, các cây công nghiệp, cây ăn quả và cây thực phẩm chưa đạt sự phát triển tương xứng vị trí của nó. Tỷ trọng chăn ni trong cơ cấu nơng nghiệp còn thấp, đạt 28,4% năm 2000 và 39,4% năm 2007. Giá trị thu được trên một ha đất canh tác còn thấp so với tiềm năng và không đạt kế hoạch, đạt 21 triệu đồng/năm, trong khi một số tỉnh có điều kiện như Thái Nguyên đạt từ 50 - 55 triệu đồng/ha. Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nơng nghiệp ở nhiều nơi cịn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch và hướng dẫn chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao và không bền vững. Tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Trình độ khoa học - cơng nghệ trong nhiều lĩnh vực nơng, lâm, ngư nghiệp cịn thấp, nên năng suất, chất lượng nhiều loại nơng sản hàng hóa cịn hạn chế. Việc ứng dụng cơng nghệ cao để xây dựng nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp ven đô mới dừng lại ở mơ hình, chưa ứng dụng được ở diện rộng do q trình triển khai cịn lúng túng, khó khăn. Tác động của công nghiệp vào nông nghiệp và

kinh tế nơng thơn chưa rõ nét. Số lượng máy móc nơng nghiệp chủ yếu trang bị tính bình qn trên một đơn vị diện tích canh tác cịn ít, vì vậy tỷ lệ cơ giới hóa các khâu sản xuất nơng nghiệp cịn thấp, đặc biệt cơ giới hóa các khâu cấy, gặt đến nay gần như chưa đưa được vào đồng ruộng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Quy mô của các đơn vị sản xuất hầu hết là nhỏ và quá nhỏ, sản phẩm hàng hóa nhất là hàng tiêu dùng và xuất khẩu đơn điệu, cịn mang nặng yếu tố truyền thống, ít có sản phẩm hàng hố cơng nghệ cao, bên cạnh đó thị trường hạn hẹp, khả năng cạnh tranh thấp. Nhiều cơ sở công nghiệp chế biến lạc hậu về công nghệ, đơn điệu về sản phẩm, chủ yếu là sơ chế, giá trị gia tăng thấp và chưa gắn kết chặt chẽ với vùng ngun liệu. Các ngành cơng nghiệp có thế mạnh về thu hút lao động, nguyên liệu tại chỗ như dệt may, da giày, đồ gia dụng, cơng nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi cịn ít ở nơng thơn Thái Nguyên.

Ngành nghề nơng thơn ở một số nơi phát triển cịn mang yếu tố tự phát, cơng nghệ lạc hậu. Mơ hình cụm cơng nghiệp làng nghề được triển khai và bước đầu đạt kết quả, song công tác tổ chức quản lý, vấn đề thị trường, thương hiệu sản phẩm cịn có hạn chế. Các làng nghề cịn ít, sự lan tỏa (cấy nghề) còn chậm chạp, khả năng tiếp cận thị trường trong và ngồi nước chưa mạnh, trình độ quản lý cịn hạn chế, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh cịn thấp.

Tình trạng ơ nhiễm mơi trường ngày càng trầm trọng nhất là trong các khu, cụm công nghiệp, ở những nơi mới phát triển ngành nghề thủ công nghiệp đã gây nên ô nhiễm nặng ở mức cao như mơi trường khơng khí, nguồn nước. Tiếng ồn, các loại chất thải rắn, lỏng và khí là những tác nhân gây nên tình trạng ơ nhiễm mơi trường. Tình trạng lạm dụng các chế phẩm hóa học trong sản xuất nông nghiệp đã và sẽ gây tác hại to lớn đối với cả người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường sinh thái. Các đơn vị kinh tế nhà nước chưa phát huy được chức năng là trung tâm kinh tế, khoa học - kỹ thuật, giải

quyết đầu vào và đầu ra cho kinh tế hộ. Chủ trương “dồn điền, đổi thửa” giữa các hộ nông dân diễn ra chậm, kinh tế hộ và kinh tế trang trại quy mơ nhỏ, hoạt động phân tán, vẫn cịn mang tính tự phát. Các điều kiện để thu hút vốn

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w