Đổi mới và hồn thiện cơng tác quy hoạch nhằm khai thác tốt tiềm năng lợi thế của tỉnh, bảo đảm cho việc thực hiện công nghiệp hóa,

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 81 - 89)

- Máy chế biến thức ăn gia súc 0,39 0,

3.2.2. Đổi mới và hồn thiện cơng tác quy hoạch nhằm khai thác tốt tiềm năng lợi thế của tỉnh, bảo đảm cho việc thực hiện công nghiệp hóa,

tiềm năng lợi thế của tỉnh, bảo đảm cho việc thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn

Để đẩy mạnh CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn thì cơng tác quy hoạch, xây dựng các kế hoạch, chương trình, đề án của các cấp chính quyền là hết sức quan trọng. Nếu quy hoạch đúng, phù hợp, được dựa trên cơ sở khoa học và khảo sát thực tiễn một cách đầy đủ, thì việc CNH, HĐH sẽ diễn ra đúng hướng, với tốc độ nhanh. Ngược lại, nếu áp đặt tư tưởng chủ quan, duy ý trí, kết hợp với bệnh hình thức, thành tích trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án thì khơng những khơng có hiệu quả, mà cịn làm cản trở, kéo lùi quá trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn. Do vậy, việc đổi mới, hồn thiện cơng tác quy hoạch là một trong những giải pháp cơ bản, quan trọng trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. Công tác quy hoạch phải đạt được yêu cầu và nội dung cụ thể sau:

- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu chiến lược, công tác quy hoạch, kế hoạch, xác lập một cách có chất lượng hệ thống chỉ tiêu trong phát triển ngành, vùng lãnh thổ và thành phần kinh tế.

- Đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình xây dựng, phê duyệt, triển khai và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như quy mô, tốc độ và xu hướng CNH, HĐH để đáp ứng yêu cầu phát triển cao của nền kinh tế thị trường và yêu cầu phát triển bền vững.

- Nâng cao chất lượng công tác dự báo, công tác nghiên cứu xu hướng phát triển của thị trường. Trên cơ sở những chỉ báo về thị trường, tạo lập căn cứ khoa học để xây dựng quy hoạch, kế hoạch CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bảo đảm các mục tiêu đề ra.

- Trong công tác quy hoạch, kế hoạch CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn của Tỉnh theo hướng phát triển bền vững luôn luôn xác định: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phải đi trước một bước, tạo lập nền tảng vật chất để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nơng thơn một cách có hiệu quả.

- Xác lập quy hoạch mang tính chất dẫn đường, chỉ báo như: Quy hoạch các ngành sản xuất - kinh doanh; quy hoạch sản phẩm chủ yếu nhằm sử lí linh hoạt những thay đổi của nền kinh tế thị trường trong nước, khu vực và thế giới.

Nội dung của công tác quy hoạch phải phát huy được lợi thế cạnh tranh, hình thành các vùng sản xuất nơng nghiệp hàng hóa chủ lực tập trung có quy mơ lớn, chất lượng sản phẩm cao gắn với công nghiệp chế biến.

Để đảm bảo an ninh lương thực, chủ động đối phó với mọi tình huống bất lợi do thiên nhiên tạo ra. Việc quy hoạch diện tích thâm canh cây lương thực vùng cao sản đối với Thái Nguyên được đặt ra như một nhiệm vụ hàng đầu và có tầm chiến lược quan trọng trong q trình CNH, HĐH NN,NT. Do đó trong chương trình của đề án quy hoạch phát triển NN (giai đoạn 2011 - 2020) tỉnh đã xác định:

Cây ngơ, là cây trọng điểm trong chương trình phát triển cây trồng vụ đơng của tỉnh để góp phần nâng cao hệ số sử dụng đất tăng thu nhập/1 ha đất canh tác. Bố trí diện tích trồng ngơ cả năm đến năm 2015, năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ổn định ở 20.000 ha, diện tích ngơ lai chiếm 95% diện tích gieo trồng.

Đối với cây rau đậu:

+ Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất: công nghệ che phủ nilông, nhà lưới, tưới phun, sử dụng phân đạm chậm tan, sản xuất rau thuỷ canh...

+ Hình thành hệ thống phân phối khép kín từ người sản xuất đến các đại lý phân phối, người tiêu dùng.

+ Xây dựng nhà bảo ôn bảo quản rau, quả tươi tại các khu vực sản xuất tập trung có cơng suất 3- 5 ngàn tấn/năm trong các khu công nghiệp, gần vùng nguyên liệu.

Đối với cây công nghiệp ngắn ngày:

+ Đầu tư thâm canh đưa các giống mới năng suất cao thích hợp với điều kiện canh tác vào sản xuất trên diện rộng.

+ Thực hiện các qui trình cơng nghệ mới vào sản xuất: Sử dụng phân vi lượng, kỹ thuật trồng lạc bằng phủ nilơng v.v...

+ Qui hoạch, hình thành các vùng sản xuất lạc, đậu tương tập trung ở vùng đất chuyên màu thuộc huyện Phổ n, Phú Bình, Võ Nhai, Sơng Cơng...

Hoa, cây cảnh:

+ Xác định cơ cấu, chủng loại hoa, cây cảnh có năng suất cao, chất lượng và mẫu mã đẹp, phong phú về chủng loại để phát triển sản xuất.

+ Đầu tư cho công tác nghiên cứu ứng dụng.

+ Tăng cường các thông tin thị trường và xúc tiến thương mại.

+ Tăng cường xây dựng hạ tầng ở một số vùng sản xuất hoa, cây cảnh tập trung chuyên canh.

+ Hệ thống tổ chức sản xuất: Các hộ gia đình nhỏ lẻ cần lập thành các tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã, hiệp hội để cùng nhau sản xuất và tiêu thụ. Các công nghệ tiên tiến nên tập trung vào các doanh nghiệp, chủ trạng trại và các hộ có tiềm năng lớn để sớm phát huy được hiệu quả của khoa học cơng nghệ.

+ Chính sách vốn:

Hỗ trợ mơ hình khuyến nơng: hỗ trợ 40% kinh phí mua giống mới; 20% kinh phí mua vật tư; 30% kinh phí xây dựng nhà lưới nhà kính;

Hỗ trợ đào tạo tập huấn chuyển giao công nghệ: Hỗ trợ 100% kinh phí Hỗ trợ xúc tiến thương mại: 50% kinh phí cho cơng tác quảng bá.

Đầu tư cho vay vốn sản xuất: Mức vay vốn thấp hơn 50% tổng chi phí sản xuất, kinh doanh hoa, cây cảnh.

Cây ăn quả:

+ Giai đoạn 2011 - 2020: Đầu tư các cơ sở chế biến rau quả (kho lạnh, sấy khô, xử lý bằng nước ôzôn...) công suất 5.000 -10.000 tấn/năm trong các khu công nghiệp, gần vùng nguyên liệu tại Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên.

+ Giai đoạn sau năm 2020: Trên cơ sở ổn định sản lượng và cơ cấu cây trồng tiến hành đầu tư xây dựng các dây chuyền chế biến nước quả ép có cơng suất 5 triệu lít/năm bố trí tại Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Bình; đầu tư xây dựng nhà máy cổ phần sản xuất bánh mứt kẹo các loại từ trái cây có cơng suất 6.000 tấn / năm tại thành phố Thái Nguyên.

Cây chè, là cây thế mạnh của tỉnh cân có giải pháp cụ thể sau: + Giải pháp về khoa học công nghệ:

Chú trọng bộ giống mới cho công tác trồng mới và trồng thay thế

Đầu tư chỉ đạo áp dụng quy trình thực hành nơng nghiệp tốt (VietGAP), IPM để 100% nguyên liệu chè búp tươi là chè an toàn thực phẩm.

Coi trọng việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO-HACCP, VietGAP trong quản lý nông nghiệp để việc sản xuất nguyên liệu được ổn định, bền vững, an tồn.

+ Giải pháp về cơng nghiệp chế biến:

Căn cứ vào dự báo khả năng đáp ứng nguyên liệu và sự hình thành các vùng nguyên liệu đến 2020 và định hướng đến năm 2030. Việc lựa chọn nhà máy tương ứng với vùng nguyên liệu theo công thức:

N = Q: (n x K). Trong đó:

N là cơng suất chế biến của nhà máy tính theo tấn búp tươi/ngày.

Q là sản lượng chè búp tươi của vùng nguyên liệu dự kiến thu hoạch được trong năm.

K là hệ số đồng đều của số lượng chè cung cấp của các tháng trong năm sản xuất.

Việc đầu tư nâng cấp các nhà máy cần điều chỉnh theo dự báo thị trường những năm 2010 - 2020 và định hướng đến năm 2030 theo dự báo của FAO thì những năm tới nhu cầu của người tiêu dùng và nội tiêu trong nước thiên hướng về chè xanh cho nên cơ cấu sản phẩm sẽ là: Vùng sản xuất chè xanh 60% diện tích (tập trung chủ yếu TP. Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Đại Từ, Võ Nhai, Sông Cơng). Vùng sản xuất chè đen dự kiến 15% diện tích (tập trung chủ yếu huyện Định Hố, Phú Lương). Vùng sản xuất chè cao cấp 25% diện tích (tập trung chủ yếu TP. Thái nguyên, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên và Phú Lương).

Với chè xanh: Công nghệ, thiết bị Trung Quốc, Nhật Bản. Với chè đen: Công nghệ Anh, Ấn Độ, Srilanca.

Với chè Ơ long: Cơng nghệ Đài Loan, Trung Quốc.

Các nhà máy sản xuất chè nhất thiết phải đầu tư phương tiện vận chuyển chè, sọt đựng chè theo phương pháp tiên tiến để chè về nhà máy phải tươi, non không bị dập nát.

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới để sản xuất các sản phẩm sao cho có hiệu quả cao như: Nước chè đóng chai, dược liệu chè, bánh chè, rượu chè…

Phấn đấu đến 2020: 100% các doanh nghiệp phải áp dụng có hiệu quả các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO - HACCP để đến 2020 khơng cịn các cơ sở sản xuất chè kém chất lượng và khơng an tồn thực phẩm bán ra thị trường xuất khẩu cũng như nội địa.

+ Giải pháp về nguồn nhân lực:

Cần đào tạo, đầu tư lại lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ KHKT công nghệ, cán bộ KCS cho ngành. Ít nhất bộ máy lãnh đạo một doanh nghiệp phải có:

05 hoặc 06 cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng trở lên, có chun ngành sản xuất chế biến chè.

Lực lượng công nhân sản xuất, chế biến phải được đào tạo, tập huấn kỹ thuật thường xuyên hàng năm.

Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến công để mở các lớp tập huấn kỹ thuật về khoa học công nghệ, về kỹ thuật nơng nghiệp, chế biến để nâng cao trình độ cho bà con làm chè toàn tỉnh.

+ Giải pháp về kết cấu hạ tầng: Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng ở một số vùng chè trọng điểm: tập trung đầu tư vào 3 lĩnh vực trọng yếu: giao thông, thuỷ lợi, mạng điện.

+ Giải pháp về thị trường:

Mua bán qua sàn giao dịch: giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện nắm được chất lượng hàng hóa của mình và có hướng khắc phục trước khi chè được xuất khẩu hoặc đến tay người tiêu dùng.

Có bộ phận chuyên trách khảo sát, đánh giá hệ thống thơng tin thị trường đã có, theo dõi diễn biến và cơ hội thị trường mới trên cơ sở đó hồn thiện hệ thống báo giá và thông tin thị trường trên địa bàn tỉnh.

Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, báo Thái Ngun nên có chun mục riêng về phát triển chè để quảng bá và thơng tin các chính sách, thị trường giá cả cho đơng đảo nhân dân và người trồng chè biết.

Xây dựng biểu tượng lôgô chè chung cho tất cả các thương hiệu của tất cả các thương hiệu của chè Thái Nguyên.

+ Chính sách đầu tư và hỗ trợ phát triển chè:

Chính sách đầu tư về vốn: áp dụng chính sách vay vốn ưu đãi, đa dạng hoá nguồn vốn vay phát triển chè (đầu tư cho trồng mới, đối mới công nghệ, xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu). Vốn ngân sách từ địa phương hỗ trợ tiền trồng chè bằng giống mới và phá bỏ diện tích chè già cỗi hoặc năng suất thấp để trồng thay thế.

Chính sách đầu tư trực tiếp cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ: (1) Hỗ trợ giống chè: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% giá giống cho người trồng chè

bằng giống chè mới chất lượng cao; (2) Cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi: Mức vay 20 triệu đồng/ha đối với trồng mới, trồng thay thế, thời gian vay 36 tháng. Đối với thâm canh, cải tạo chè các hộ được vay 15 triệu đồng/ha thời gian vay 12 tháng (đối với chè thâm canh) và 24 tháng (đối với cải tạo chè); (3) Miễn thuế hoàn toàn đối với một số doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ giống chè mới, ưu đãi thuế nhập thiết bị máy móc cơng nghệ cao và vật tư phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất chè.

Chính sách đầu tư khoa học công nghệ cho phát triển chè: Tiếp tục xây dựng và mở rộng những mơ hình quản lý chất lượng tồn diện từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè trên cơ sở gắn sản xuất với hệ thống thu mua, bán hàng và phân phối, tạo mơ hình thuyết phục về liên kết 4 nhà.

Về chăn ni:

+ Giải pháp cơng tác thú y, phịng chống dịch bệnh. + Giải pháp về thực hiện quy hoạch chăn nuôi tập trung. + Giải pháp về giống vật nuôi.

+ Giải pháp về kỹ thuật công nghệ. + Giải pháp về thức ăn chăn nuôi. Về lâm nghiệp:

+ Giải pháp về tổ chức sản xuất: Lấy hộ gia đình làm đơn vị cơ sở sản xuất chính tạo điều kiện cho nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng.

+ Tổ chức hệ thống quản lý bảo vệ rừng từ huyện, xã đến các thôn bản. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện cho lực lượng kiểm lâm các trạm, xã.

+ Giải pháp về chính sách: Chính sách đầu tư: Ngân sách Nhà nước đầu tư theo chế độ, chính sách hiện hành quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 về việc ban hành quy chế quản lý rừng; Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015.

+Phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ công chức của ngành bằng nhiều hình thức về quản lý phát triển lâm nghiệp.

- Giải pháp về chế biến:

+ Đến năm 2015: Phát huy hết công suất Nhà máy Ván dăm Lưu Xá đạt 16.500 m3/năm.

+ Đến năm 2020: Đầu tư nâng công suất Nhà máy ván dăm Lưu Xá lên 20.000 m3/năm. Đầu tư nhà máy gỗ ván ép thanh công suất 4.000 - 5.000 tấn/năm bố trí tại khu cơng nghiệp Sông Công, vốn đầu tư 20 tỷ đồng.

Về thủy sản:

+ Đầu tư nâng cấp cơ sở sản xuất giống thuỷ sản hiện có của các trại Hồ Sơn và Núi Cốc để đạt công suất 60 triệu cá bột/năm.

+ Xây dựng các điểm ương giống ở các hộ gia đình tại các huyện ni cá có quy mơ tập trung (mỗi huyện 6 - 7 điểm) và các vùng sản xuất cá giống tập trung là huyện Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên và TP. Thái Nguyên.

+ Đào tạo ngắn hạn và đào tạo lại để cập nhật kiến thức cho cán bộ kỹ thuật nuôi trồng, sản xuất giống và quản lý nuôi tại các cơ sở.

+ Cần tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày cho người dân về kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản.

Quy hoạch ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề:

+ Hỗ trợ các làng nghề ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm + Tạo nguồn nguyên liệu cho các làng nghề

+ Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực phát triển làng nghề + Tạo nguồn vốn sản xuất cho các làng nghề phát triển Nước sạch nông thôn:

+ Hàng năm cần giành nguồn vốn nhất định để sửa chữa những cơng trình xuống cấp, các cơng trình chất lượng phục vụ kém. Hoàn thiện quy chế quản lý vận hành các cơng trình mới xây dựng.

+ Cần nghiên cứu áp dụng công nghệ mở rộng và nâng cấp các cơng trình xây dựng trước đây, đặc biệt các chương trình có quy mơ phục vụ từ 200-300 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn 09 của Bộ y tế quy định. Từng bước trang bị phịng xét nghiệm chất lượng nước có đủ điều kiện quản lý nguồn nước, có kế hoạch đánh giá lại chất lượng nước những nơi có nguy cơ bị ô nhiễm chất lượng không đảm bảo.

+ Cần lựa chọn các địa bàn xây dựng dự án kêu gọi viện trợ của các tổ chức quốc tế đầu tư cho tỉnh mỗi năm ít nhất có từ 1 - 2 cơng trình được đầu tư từ nguồn viện trợ quốc tế.

+ Tiếp tục tập huấn về nước sạch vệ sinh môi trường cho các xã chưa được tập huấn về kỹ thuật, kiến thức nước sạch. Đẩy mạnh công tác tuyên

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w