Mở rộng và phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn; tăng cường mối liên kết sản xuất và tiêu thụ nơng sản hàng hóa trên địa bàn

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 100 - 108)

- Máy chế biến thức ăn gia súc 0,39 0,

3.2.7. Mở rộng và phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn; tăng cường mối liên kết sản xuất và tiêu thụ nơng sản hàng hóa trên địa bàn

cường mối liên kết sản xuất và tiêu thụ nơng sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Hiện nay việc khó khăn và nan giải trong sản xuất phát triển nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên là làm thế nào để có các sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt cung cấp theo nhu cầu thị trường và hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản đạt hiệu quả cao. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi giải quyết tốt cả hai vấn đề: Mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng ngành nghề và tăng cường mối liên kết từ sản xuất, đến chế biến và tiêu thụ nơng sản hàng hóa giữa các chủ thể tham gia vào q trình sản xuất nông nghiệp trong tỉnh.

Một là, mở rộng quy mô và năng lực sản xuất - kinh doanh của các chủ

thể kinh tế, khuyến khích phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nơng thôn

- Về phát triển kinh tế hộ gia đình: Mục tiêu chung là tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để hộ gia đình phát triển sản xuất hàng hóa với quy mơ ngày càng lớn và trình độ ngày càng cao hơn. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cần chú ý đến đặc điểm của từng nhóm hộ để có những chính sách tác động cho phù hợp và hiệu quả.

+ Đối với các hộ đã có khả năng về vốn, đất đai, lao động và kinh nghiệm sản xuất, thì khuyến khích, hỗ trợ để họ tiếp tục mở rộng quy mô đất đai, phát triển sản xuất theo hướng chun mơn hóa, hình thành kinh tế trang trại; các hộ trang trại lớn, làm ăn có hiệu quả, thì khuyến khích thành lập cơng

ty, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp để tăng tính pháp lý trong giao dịch và mở rộng khả năng phát triển sản xuất - kinh doanh.

+ Đối với hộ nghèo, hộ khó khăn, có nhiều đất canh tác nhưng thiếu kinh nghiệm sản xuất thì hướng dẫn họ cách làm ăn, trợ giúp vốn, giống và kỹ thuật để họ phát triển sản xuất hàng hóa, thốt nghèo và từng bước vươn lên làm giàu.

+ Đối với những hộ ít đất thì giúp họ chuyển nhượng đất đai, chuyển sang phát triển ngành nghề phi nông nghiệp để tăng thu nhập. Để làm được điều đó, cần thúc đẩy và phát triển thị trường quyền sử dụng đất, trước mắt chính quyền địa phương có các quy định để hộ có thể sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, tham gia liên kết, liên doanh. Bổ sung kịp thời và tổ chức thực hiện nghiêm các chính sách đền bù, tạo việc làm, ổn định đời sống của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng, khu cơng nghiệp và dịch vụ, chỉnh trang đơ thị và hình thành các khu dân cư mới.

- Về phát triển kinh tế tập thể: Trong điều kiện quy mơ đất sản xuất của hộ gia đình cịn nhỏ và trình độ sản xuất của hộ chưa cao, khả năng phát triển doanh nghiệp trong nông nghiệp, nơng thơn chưa mạnh thì phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức liên kết và ở nhiều quy mơ khác nhau là hướng đi phù hợp và tích cực nhất. Tuy nhiên để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển kinh tế tập thể cần tập trung vào một số giải pháp:

+ Tăng cường các hình thức tun truyền, vận động giúp hộ nơng dân nhận thức đúng đắn về lợi ích và vai trị của kinh tế tập thể trước yêu cầu phát triển của nền nơng nghiệp hàng hóa, đặc biệt là trước sức ép cạnh tranh về quy mô, số lượng, chất lượng và giá cả nơng sản hàng hóa trên thị trường trong và ngồi nước ngày một tăng.

+ Hỗ trợ kinh tế tập thể về đào tạo cán bộ quản lý và tay nghề cho người lao động, để họ tiếp cận các nguồn vốn; trợ giúp và chuyển giao khoa học kỹ

thuật, thông tin thị trường, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường để hợp tác xã làm tốt các dịch vụ đầu vào, chế biến và tiêu thụ nơng sản cho nơng dân; có các chính sách đãi ngộ thỏa đáng để thu hút cán bộ quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật về công tác tại các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

+ Tạo điều kiện cấp đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất kinh doanh của hợp tác xã, để khắc phục tình trạng hầu hết các hợp tác xã nơng nghiệp khơng có trụ sở làm việc, khơng có cơ sở vật chất và phương tiện làm việc như hiện nay.

+ Khuyến khích xã viên góp vốn bằng nhiều hình thức và tạo điều kiện cho hợp tác xã được vay vốn bình đẳng như các thành phần kinh tế khác; nghiên cứu để hợp tác xã được vay vốn bằng tín chấp và bằng dự án có hiệu quả cũng như các chương trình, dự án quốc gia, từng bước xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ bảo lãnh tín dụng cho kinh tế tập thể có vốn sản xuất kinh doanh.

- Về phát triển doanh nghiệp nơng nghiệp: Khuyến khích các doanh nghiệp nông nghiệp phát triển ở mọi quy mô, nhất là doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ, doanh nghiệp ở vùng sâu...

- Mở rộng và khuyến khích phát triển các ngành nghề, dịch vụ trong nông thôn: Hoạt động ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn của Thái Nguyên khá đa dạng như: Chế biến nơng sản, cơ khí, sửa chữa, sản xuất vật liệu xây dựng, mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ, dịch vụ cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, các ngành nghề này phát triển cịn chậm quy mơ sản xuất nhỏ và chất lượng sản phẩm còn hạn chế, chủ yếu tiêu dùng trong nước. Các giải pháp cơ bản sau:

+ Tăng cường xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành nghề nơng thơn; duy trì, khơi phục phát triển các làng nghề truyền thống và phát triển các làng nghề mới; hỗ trợ tín dụng để hộ ngành nghề nơng thơn đổi mới trang thiết bị và công nghệ; hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân để tạo cơ hội cho họ tìm kiếm việc làm hoặc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nghề

mới; có chính sách ưu đãi về đất đai, thuế đối với hộ phát triển ngành nghề, dịch vụ mới.

Hai là, tăng cường mối liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nơng sản

hàng hóa.

- Đối với Nhà nước: Phải giữ vai trò trung tâm điều hòa các mối quan hệ giữa nhà nông và doanh nghiệp trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản thơng qua một số nội dung:

+ Hồn thiện các chế tài trong việc thực hiện hợp đồng giữa nhà nơng với các nhà trong đó quy định rõ quyền lợi vật chất của các bên tham gia hợp đồng; tăng cường vai trị của các cấp chính quyền trong việc điều chỉnh, sử lý những bất cập, tranh chấp sảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng; tăng cường hơn nữa việc gắn kết trách nhiệm giữa cơ sở chế biến nông, lâm sản với các hộ nông dân trong việc xây dựng vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.

+ Tăng cường phối hợp giữa các ngành, các địa phương và các tổ chức chính trị-xã hội trong việc nhân rộng các mơ hình có hiệu quả, giúp nơng dân nâng cao hiểu biết về quyền lợi và trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng. Nghiên cứu và ban hành cơ chế giúp các hiệp hội, tổ chức chính trị-xã hội có thể làm trung gian tham gia vào quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản của hộ.

+ Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quảng bá hàng hóa, trước hết là phát triển hệ thống thông tin thị trường, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về quản lí chất lượng nơng sản hàng hóa theo yêu cầu thị trường; tư vấn hỗ trợ xây dựng thương hiệu hàng hóa nơng sản.

+ Củng cố và tăng cường năng lực hoạt động của các trung tâm xúc tiến thương mại từ tỉnh xuống địa phương. chú trọng mở rộng thị trường xuất khẩu đi đôi với việc khai thác có hiệu quả thị trường nội địa; tổ chức hệ thống thu mua và tiêu thụ nơng sản, khắc phục tình trạng tranh mua, tranh bán, gây biến động giá cả và làm thiệt hại đến lợi ích của cả người sản xuất, chế biến và tiêu dùng.

+ Hỗ trợ đầu tư nâng cấp các chợ hiện có và phát triển thêm chợ bn bán nơng sản hàng hóa, nhất là các chợ đầu mối kết hợp xây dựng các kho chứa đạt tiêu chuẩn để nông dân và cả thương lái có thể gửi hàng hóa nơng sản. Tổ chức các phịng trưng bày, giao dịch tiêu thụ, giới thiệu nông sản ở các đô thị lớn.

+ Phát triển các cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở các huyện và các xa vùng sâu, vùng xa để thu hút nguồn nguyên liệu, hình thành các vùng sản xuất tập trung. Thúc đẩy thị tứ, thị trấn các vùng trung tâm cụm xã, cụm dịch vụ ở nơng thơn phát triển, nhằm góp phần nâng cao khả năng giao dịch, tiêu thụ nơng sản hàng hóa.

- Đối với doanh nghiệp: Bao gồm các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, dịch vụ, ngân hàng, các quỹ tín dụng cả trong và ngồi nhà nước. Các doanh nghiệp này giữ vai trò hạt nhân trong mối liên kết giữa các nhà.

+ Nhà nước cần tạo lập mơi trường pháp lí và chính sách để thúc đẩy các doanh nghiệp đa dạng hóa các hình thức kí kết hợp đồng theo hướng gia tăng trách nhiệm cộng đồng và gắn kết lợi ích kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân như: ứng trước vốn, giống, vật tư, phân bón, hỗ trợ kỹ thuật và mua lại nông sản theo giá cả thống nhất ghi trong hợp đồng; hoặc bán trả chậm vật tư và mua lại nông sản theo giá cả thỏa thuận; hoặc các hình thức liên kết cao hơn như nơng dân góp vốn bằng đất hoặc cho doanh nghiệp thuê đất rồi sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp.

+ Đổi mới hoạt động của các ngân hàng thương mại, các quỹ hỗ trợ phát triển, các tổ chức tín dụng theo hướng thực hiện liên kết tay ba giữa: doanh nghiệp - tổ chức tín dụng-nơng dân trong việc cho nông dân vay vốn sản xuất để giảm bớt các thủ tục vay vốn còn đang bất cập.

- Đối với nhà khoa học: Bao gồm các tổ chức và các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoa học và cơng nghệ. Theo đó, Nhà nước cần ban hành cơ chế, chính sách để thúc đẩy các nhà khoa học quan tâm hỗ trợ nhà nông về:

huấn luyện tay nghê, đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học-kỹ thuật và cơng nghệ mới, thơng qua các hình thức ký kết hợp đồng trực tiếp với hộ nông dân hoặc ký kết hợp đồng tay ba với doanh nghiệp và hộ nông dân.

- Đối với nhà nông: Bao gồm kinh tế hộ, kinh tế trang trại và kinh tế tập thể. Nhà nước thực hiện các biện pháp nâng cao nhận thức của nhà nơng về vai trị trách nhiệm của họ trong thực thi hợp đồng kinh tế, đồng thời tăng cường củng cố và phát triển mạnh kinh tế tập thể, để các tổ chức kinh tế này đại diện cho hộ xã viên đứng ra kí kết hợp đồng, vừa tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng sản xuất tập trung, vừa giảm đầu mối kí kết hợp đồng cho các doanh nghiệp và tăng vai trò tự quản trong việc thực hiện hợp đồng.

KẾT LUẬN

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn là một tất yếu, khách quan, là một trong những nội dung chủ yếu của quá trình phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế mà Đảng ta đã khẳng định CNH, HĐH NN, NT là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Phát triển cơng nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho CNH, HĐH NN,NT và đặc biệt với tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng các nguồn lực, khai thác và phát huy được tiềm năng, thế mạnh sẵn có của tỉnh; nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị sản xuất; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, rút ngắn khoảng cách về thu nhập giữa nơng thơn và thành thị; góp phần quan trọng vào bảo vệ môi trường sinh thái, đưa Thái Ngun nhanh chóng thốt khỏi tình trạng một tỉnh nghèo, chậm phát triển như hiện nay. Vì vậy, đây là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 của tỉnh Thái Nguyên và những năm tiếp theo, nhưng q trình đó phải được làm rõ cả về mặt lý luận và thực tiễn đó là.

Thứ nhất, hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận cơ

bản về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn như: Khái niệm, quan điểm của Đảng ta qua từng giai đoạn, nội dung, yêu cầu, các yếu tố tác động, tính tất yếu khách quan đối với cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Đồng thời tổng hợp những kinh nghiệp thực tiễn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn ở một số địa phương trong nước để rút ra bài học cho tỉnh Thái Nguyên.

Thứ hai, trên cơ sở khung lý thuyết đã xây dựng, tiến hành phân tích

tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2011. Từ đó, đánh giá được mặt tích cực, hạn chế và rút ra được những vấn đề đặt ra, cần phải giải quyết để tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh đạt được những kết quả tốt trong giai đoạn tới

Thứ ba, từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó phân tích,

đánh giá và những vấn đề đặt ra của cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng về CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn, từ những định hướng của tỉnh dựa trên định hướng của cả nước trong thời gian tới, từ đó đã đề xuất được phương hướng và 07 nhóm giải pháp chủ yếu phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh để đẩy mạnh q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nông thôn trong giai đoạn 2011- 2020 và những năm tiếp theo.

Tóm lại, CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn của tỉnh Thái Nguyên là

một vấn đề mới, bao hàm nhiều nội dung liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đồng thời kết quả của việc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn lại phụ thuộc rất nhiều vào chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước, cũng như của địa phương. Do giới hạn về thời gian, phạm vi nghiên cứu và trình độ nghiên cứu khoa học còn hạn chế, nên luận văn khơng tránh khỏi thiếu sót. Rất momg được sự đóng góp, bổ sung của các nhà khoa học, các chuyên gia, các thầy cô giáo và đồng nghiệp.

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 100 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w