Đẩy mạnh cơ giới hóa nơng nghiệp, mở rộng ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ và kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 100)

- Máy chế biến thức ăn gia súc 0,39 0,

3.2.6. Đẩy mạnh cơ giới hóa nơng nghiệp, mở rộng ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ và kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp

khoa học-công nghệ và kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp

Đây là một trong những giải pháp cơ bản, có tầm quan trọng to lớn, quyết định đến việc thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp

nông thôn của tỉnh Thái Nguyên. Để thực hiện tốt giải pháp này, cần chú trọng những vấn đề sau:

Thứ nhất, tiếp tục tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp,

nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm bớt tỷ lệ lao động ở nơng thơn.

- Hỗ trợ tín dụng cho các hợp tác xã, tổ kinh tế hợp tác, chủ trang trại, hộ gia đình mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ nhu cầu cơ giới hóa của mình, đồng thời làm dịch vụ cho các hộ trong vùng; khuyến khích cơ giới hóa vào các khâu sử dụng nhiều lao động sống và có tỷ lệ cơ giới hóa cịn thấp như: làm đất, gieo trồng, thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, chế biến.

- Khuyến khích các cơ sở kinh doanh máy móc nơng nghiệp mở rộng các hình thức bán trả góp hoặc cho th thơng qua chính sách tín dụng và thuế.

- Chú trọng đầu tư cải tạo mặt bằng đồng ruộng, mở rrộng quy mơ đất sản xuất hình thành các vùng sản xuất tập trung đi đơi với phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi để tạo thuận lợi đưa cơ gới hóa vào đồng ruộng.

Thứ hai, mở rộng ứng dụng khoa học - công nghệ và kỹ thuật mới vào

sản xuất nông nghiệp, nông thôn.

- Khoa học - công nghệ và kỹ thuật mới chính là động lực thúc đẩy tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài nguyên có hiệu quả, thúc đây q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay tỉnh Thái Nguyên cần tập trung vào ba khâu: Nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng.

+ Về công tác nghiên cứu khoa học: Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và công nghệ gắn với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nơng nghiệp của tỉnh; khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và triển khai đối với các lĩnh vực nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác phối hợp, liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu ở Trung ương trong việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ, tập trung cho một số lĩnh vực cơ bản.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào lĩnh vực: chọn, tạo và nhân tạo giống cây trồng, vật ni mới có khả năng kháng được nhiều loại sâu, bệnh để giảm các loại thuốc bảo vệ thực vật và thích nghi cao; nghiên cứu các chế phẩm phân bón, nơng dược, thức ăn chăn ni và ni trồng thủy sản, sản xuất theo hướng cơng nghiệp, an tồn thực phẩm và mơi trường; các phương pháp kỹ thuật chuẩn đốn nhanh, chính xác về sâu, dịch, bệnh hại, dư lượng thuốc và hóa chất trong nơng sản hàng hóa.

Tập trung nghiên cứu máy móc phục vụ cơ giới hóa nơng nghiệp có giá thành hạ, cơng nghệ phù hợp với đặc điểm và quy mơ sản xuất, trình độ quản lí và khả năng đầu tư của nơng hộ, trong đó ưu tiên cho nghiên cứu các loại máy móc phục vụ khâu làm đất, gieo trồng, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sau thu hoạch.

+ Về chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ và kỹ thuật mới: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt đông chuyển giao khoa học - công nghệ và kỹ thuật mới đến nông dân và các chủ sản xuất, kinh doanh, chủ yếu thông qua hoạt động khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư; nâng cao kiến thức và khả năng tiếp nhận kỹ thuật cho nơng dân, theo các hướng sau:

Khuyến khích mọi thành phần trong xã hội tham gia vào các hoạt động khuyến nông. Đối với công tác khuyến nông của Nhà nước: Tăng cường hệ thống khuyến nông từ tỉnh xuống cơ sở, xây dựng lực lượng khuyến nông đủ về số lượng và giỏi về kỹ năng chuyển giao; tích cực phối hợp giữa cơ quan khuyến nông với cơ quan nghiên cứu khoa học và cơ sở đào tạo nghề; tăng kinh phí hàng năm từ ngân sách Nhà nước cho các hoạt động khuyến nơng.

Lựa chọn các hình thức phù hợp để tiến hành chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ và kỹ thuật mới. Tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyển giao cho nơng dân phải phù hợp với trình độ dân trí, khả năng kinh tế và điều kiện sinh thái của từng vùng sản xuất. Để làm được điều này, phải tiến hành phân loại trình độ của đối tượng tham gia thành các nhóm hộ khác

nhau, sau đó khuyến khích các nhóm hộ hình thành các câu lạc bộ, hay hiệp hội những người cùng nguyện vọng, sở thích. Với sự tương đồng về trình độ, điều kiện kinh tế và cùng nguyện vọng, sở thích khi gặp nhau sẽ dễ dàng trao đổi, tiếp thu và học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Bên cạnh đó, để làm tốt cơng tác này, cần chú ý một số vấn đề mang tính nghiệp vụ để tăng hiệu quả tiếp thu của nông dân và của chủ thể kinh tế nông nghiệp như: Khơi dậy tâm tư, nguyện vọng về học tập cũng như tháo gỡ những vướng mắc trong sản xuất của hộ, từ đó lựa chọn chủ đề tập huấn, nội dung trao đổi phù hợp; lựa chọn được đội ngũ giáo viên, tuyên truyền viên khuyến nông giỏi, thực sự phải là những chuyên gia có kinh nghiệm và khả năng giải đáp từng chủ đề, và đặc biệt là biên soạn tài liệu phục vụ cho tuyên truyền viên khuyến nông cơ sở và học viên phải hết sức ngắn gọn, dễ hiểu và tiện lợi trong quá trình sử dụng và lưu giữ.

+ Về ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và kỹ thuật: Đẩy mạnh lại tổ chức sản xuất với quy mô lớn để tạo thuận lợi cho việc đưa tiến bộ khoa học - công nghệ và kỹ thuật mới vào tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp. Để làm được điều đó, cần thúc đẩy tích tụ đất đai, tăng cường liên kết trong sản xuất bằng các hình thức phù hợp được xem là giải pháp quan trọng để đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Phát huy vai trò đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh tế trang trại, làm hạt nhân quan trọng thu hút các hộ gia đình và bà con nơng dân cùng thực hiện thơng qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và các hình thức liên kết sản xuất. Các hợp tác xã sẽ là đầu mối liên kết các hộ xã viên trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất thơng qua các hoạt động dịch vụ của hợp tác xã.

Ngồi ra, cần phải tiếp tục duy trì và tăng cường các chính sách khuyến khích và hỗ trợ nơng dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là các hộ nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số thông qua các chương trình trợ giá, trợ

cước về giống; hỗ trợ vật tư đối với các mơ hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; hỗ trợ vốn tín dụng để nơng dân đầu tư các loại máy móc nơng nghiệp; tăng cường quản lý nhà nước về tiêu chuẩn chất lượng, quy trình cơng nghệ kỹ thuật cơ giới hóa nơng nghiệp; thực hiện miễn, giảm thủy lợi phí; hỗ trợ nơng dân đầu tư hệ thống điện phục vụ sản xuất bằng nguồn vốn ứng trước của ngành điện hoặc nguồn vốn tín dụng...

Thứ ba, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và

môi trường sinh thái ở nông thôn. Đây là vấn đề rất quan trọng trong quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển bền vững, trước mắt cần tập trung giải quyết một số giải pháp cơ bản sau:

- Hoàn thành việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức và cá nhân. Tổ chức thực hiện tốt công tác thu hồi, giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhất là đối với đất sản xuất nơng nghiệp; tiến hành rà sốt việc sử dụng đất của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa; chấn chỉnh ngay các trường hợp vi phạm, thay đổi mục đích sử dụng khi chưa dược phép của cơ quan có thẩm quyền, hoặc các hiện tượng lấn chiếm đất công, không đưa vào sử dụng đúng theo mục đích đã đăng ký của các doanh nghiệp tư nhân và các chủ thể sản xuất kinh doanh nơng nghiệp.

- Tích cực tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, nhất là các doanh nghiệp giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến nông, lâm sản, nhằm giảm ô nhiễm môi trường; triển khai các chương trình tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng sạch; tăng cường quản lý tài nguyên nước, nhất là nguồn nước ngầm và các con sông phục vụ nước sinh hoạt trong tỉnh, nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và đáp ứng mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Thái nguyên

- Nâng cao chất lượng quản lý môi trường; huy động mọi nguồn lực theo hướng xã hội hóa cao để bảo vệ môi trường sinh thái. Đầu tư nhà máy sử lí rác thải ở thị trấn, thị tứ; quy hoạch và sử lí ơ nhiễm mơi trường các cơ sở sản

xuất, trong các làng nghề. Quản lí chặt chẽ và sử lí triệt để các dự án, cơ sở sản xuất gây ơ nhiễm mơi trường; có biện pháp ngăn chặn việc sử dụng hóa chất độc hại, phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng không đúng quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai, hoạt động khai thác khoáng sản, tài nguyên nước và việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w