Trên cơ sở nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của hai tỉnh Vĩnh Phúc và Hưng Yên, là những tỉnh có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như q trình phát triển có nhiều nét tương đồng Bắc Ninh, chúng ta rút ra một số bài học như sau:
- Chuyển dịch cơ cấu lao động nơng thơn gắn liền với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hố, do đó cần phải đáp ứng các vấn đề mới phát sinh của quá trình này. Trong điều kiện hiện nay, q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa đồng nghĩa với q trình chuyển đổi mục đích sử dụng của đất nơng nghiệp, do đó phải giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đó có vấn đề giải quyết việc làm cho lao động tại các khu vực có đất thu.
- Một bộ phận nông dân không cịn đất hoặc cịn rất ít đất để sản xuất nơng nghiệp, trong khi đó lại chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng về chuyển đổi nghề nghiệp nên dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp. Vì vậy, ngồi chính sách đền bù khi thu hồi đất, cần có các giải pháp hỗ trợ về đào tạo nghề mới, chuyển đổi nghề nghiệp.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động phải đảm bảo phù hợp với cơ cấu kinh tế không chỉ về số lượng mà về cả chất lượng nguồn nhân lực.
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực phải hướng vào đẩy nhanh khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động. Cần đặc biệt chú ý đến phát triển khoa học cơng nghệ, có chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể và trong từng thời kỳ cụ thể.
- Chính sách phát triển cơng nghiệp cần chú ý giữa bố trí cơng nghiệp tập trung hay phân tán, mức độ tập trung hay phân tán của bố trí quy hoạch cơng nghiệp ảnh hưởng mạnh tới chuyển dịch cơ cấu lao động và dịng dân di cư. Việc bố trí các doanh nghiệp về nơng thơn ngồi tác động tạo việc làm cho lao động nơng thơn nhưng cũng có thể làm cho giá thành sản xuất của các doanh nghiệp này tăng cao nếu không đi đồng bộ với cải thiện cơ sở hạ tầng và các dịch vụ đi kèm khác và như thế có thể dẫn đến sự phát triển thiếu bền vững của cơng nghiệp hóa nơng thơn.
- Tăng cường kết nối giữa thành thị - nông thôn, công nghiệp - nông nghiệp, sản xuất - thị trường.
Chương 2