Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 31 - 33)

Về quy mơ lao động, tính đến cuối năm 2011 tồn tỉnh có 663.194 người đang trong độ tuổi lao động (chiếm 62,55% dân số tồn tỉnh) trong đó có 603.806 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân (chiếm 56,95% so với tổng dân số toàn tỉnh).

Bảng 2.2: Số lượng lao động được đào tạo tại các cơ sở đào tạo

công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh qua các năm học

ĐVT: Người Năm học Bậc học 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 Đại học và Cao đẳng 1.497 1.266 2.731 3.236 4.562

Trung học chuyên nghiệp 1.582 1.796 1.530 1.438 2.486

Công nhân kỹ thuật 1.903 2.030 2.110 2.260 1.867

Về trình độ chun mơn kỹ thuật của lực lượng lao động, theo kết quả điều tra lao động việc làm hàng năm, tỷ lệ lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật ngày càng tăng. Tỷ lệ lao động được đào tạo đã tăng từ 7,8% năm 1997 lên 19,2% năm 2001; 24,8% năm 2003; 28,97% năm 2006; 47,5% năm 2011.

Qua số liệu bảng 2.1 cho thấy lực lượng lao động được đào tạo trên địa bàn tỉnh qua các năm tăng dần lên đều tăng lên, trong đó bậc tốt nghiệp đại học và cao đẳng có tốc độ tăng nhanh hơn từ 1.497 người năm học 2007- 2008, đến năm học 2011-2012 đã tăng lên 4.562 người, tức là tăng hơn 2 lần.

Ngoài hệ thống các cơ sở đào tạo cơng lập thì hệ thống các cơ sở đào tạo ngồi cơng lập cũng đã góp phần quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH của tỉnh.

Bảng 2.3: Đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp

và dạy nghề ngồi cơng lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2011 ĐVT Tổng số Đại học, caođẳng

Trung học chuyên

nghiệp Dạy nghề

Số cơ sở Trường 19 3 6 10

Số giáo viên Người 1.365 271 298 796

Số tốt nghiệp Người 23.245 887 2.791 19.576

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh, 2011.

Chỉ năm 2011, các trường ngồi cơng lập đã đào tạo nghề cho 23.245 lao động đã góp phần cung cấp một lực lượng lao động đơng đảo có tay nghề để thực hiện tốt chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

Theo số liệu ở bảng 2.2 và 2.3, ta có thể thấy số lượng cơ sở đào tạo, đội ngũ giáo viên cũng như những sản phẩm đào tạo của tỉnh Bắc Ninh đang ngày càng được cải thiện cả về số lượng và chất lượng. Các cơ sở đào tạo của cả hệ thống các trường công lập cũng như ngồi cơng lập được chia thành nhiều hệ đào tạo khác nhau như dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học

và sau đại học… đang ngày càng góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh nhà theo hướng CNH, HĐH; nhằm tạo ra một đội ngũ lao động có trình độ cao, lao động trí tuệ chiếm phần lớn tỷ trọng và vai trò trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Bảng 2.4: Giải quyết việc làm mới của Bắc Ninh giai đoạn 2007-2011

ĐVT: Người

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Dân số trong độ tuổi lao động 622.585 630.479 644.998 652.302 663.194 Việc làm mới trong năm 20.568 22.130 22.500 25.770 26.120

Nữ 10.300 10.885 11.200 12.250 12.510

Nam 10.268 11.245 10.700 13.520 13.610

Lao động qua đào tạo (%) 34,5 36,7 37,8 45,0 47,5

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2011.

Quá trình tạo việc làm của tỉnh cũng đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Năm 2011, giải quyết việc làm cho 26.120 lao động (trong đó có 12.510 lao động nữ và 13.610 lao động nam), giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn 3,28%. Có 2.089 lao động tham gia xuất khẩu lao động. Cấp giấy phép lao động cho 453 lao động là người nước ngoài làm việc tại Bắc Ninh. Tổng số tiền cho vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 22.116 triệu đồng cho 549 dự án, số lao động được giải quyết việc làm từ nguồn vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm là 1.106 lao động.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w