Quy mô dân số và tập quán sinh sống của dân cư

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 30 - 31)

Tính đến năm 2011, dân số trong tồn tỉnh là 1.060.328 người, với mật độ là 1.289 người/km2 cao gấp 5 lần so với mật độ dân số cả nước. Phân bố dân cư Bắc Ninh mang đậm sắc thái nơng nghiệp, trong đó số dân khu vực nơng thơn là 784.310 người (chiếm 73,97%), số dân khu vực thành thị là 276.018 người (chiếm 26,03%). Dân số phân bố không đều giữa các huyện, thành phố. Mật độ dân số của huyện Quế Võ và Gia Bình chỉ bằng khoảng 1/3 của Từ Sơn và 1/3 của thành phố Bắc Ninh [6].

Bảng 2.1: Dân số trung bình phân theo giới tính và khu vực ở tỉnh Bắc Ninh

giai đoạn 2007-2011

ĐVT: Người

Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo khu vực

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2007 1.009.362 491.428 517.934 153.054 856.308

2008 1.018.144 497.976 520.168 237.549 780.595

2009 1.026.715 504.460 522.255 242.328 784.387

2010 1.038.229 511.696 526.533 268.504 769.725

2011 1.060.328 521.093 539.235 276.018 784.310

Trong cơ cấu dân số của tỉnh Bắc Ninh thì tỷ lệ nữ ln cao hơn tỷ lệ nam khoảng 1%. Cụ thể năm 2011, cơ cấu dân số theo giới tính là nam chiếm 49,14% trong khi đó tỷ lệ nữ chiếm 50,76%.

Bắc Ninh có nhiều lễ hội, là quê hương của sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc và phát triển tới đỉnh cao. Hầu như làng nào cũng có lễ hội, trong đó có nhiều lễ hội tiêu biểu cả vùng, cả nước như hội xem hoa mẫu đơn chùa Phật Tích, hội rước pháo Đồng Kỵ, hội đền Lý Bát Đế, đền Bà Chúa Kho, hội chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Hàm Long, hội đền Phả Lại, hội giổ tổ Huyền Quang,...

Nổi tiếng và thu hút là hội ca hát giao duyên của các làng Quan Họ. Người dân Bắc Ninh vốn thông minh, cần cù, tài khéo, năng động và tinh xảo trong hoạt động kinh tế, sáng tạo trong hoạt động văn hố nghệ thuật và bao trùm là đạo lí sống "uống nước nhớ nguồn" , quý trọng cái tình, cái nghĩa, sự chung thuỷ trong quan hệ ứng xử giữa người với người "bốn biển một nhà", "tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm", tơn vinh tình u thương con người và sự mê say các hoạt động văn hố nghệ thuật. Vì vậy coi thể xem Bắc Ninh là quê hương của thi ca, nhạc họa, một phần đặc sắc của cội nguồn dân tộc và văn hoá Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w