3. Nhân khẩu trong độ tuổi lao động 705,2 64 731,7
3.2.5. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động
- Trước hết phải tạo được nhận thức đúng đắn trong các cấp chính quyền về vai trị, ý nghĩa của xuất khẩu lao động. Trên cơ sở đó thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa chính quyền, đồn thể và các doanh nghiệp xuất khẩu lao
động. Nâng cao nhận thức của người dân đối với xuất khẩu lao động, cho họ thấy được những lợi ích mà xuất khẩu lao động đem lại. Tuyên truyền cho họ hiểu biết về hoạt động xuất khẩu lao động, quy trình xuất khẩu lao động để tránh bị các đổi tượng xấu lợi dụng khi họ muốn tham gia xuất khẩu lao động
- Chú trọng khâu giáo dục định hướng cho người lao động trước khi tham gia xuất khẩu: pháp luật, ngoại ngữ, văn hoá, phong tục của nước mà người lao động sẽ đến. Một vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay là tình trạng bỏ chốn, phá hợp động lao động khi xuất khẩu lao động. Vấn đề này đã tác động xấu và làm giảm khả năng khai thác các thị trường xuất khẩu lao động. Do vậy, vấn đề giáo dục pháp luật xuất khẩu lao động cho người lao động phải là một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu. Đây là một yếu tố quan trọng để đẩy nhanh quá trình xuất khẩu lao động.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động khai thác thị trường của tỉnh. Để làm được điều này các cấp chính quyền, các đồn thể phải tích cực tham gia phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
- Có chính sách khuyến khích người lao động tham gia xuất khẩu. Hỗ trợ tài chính cho các đối tượng tham gia xuất khẩu đặc biệt là các đối tượng thuộc diện ưu tiên và có thể mở rộng hỗ trợ thêm các đối tượng khác.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động, có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, và người dân trong việc phòng, chống các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật xuất khẩu lao động.