KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 81 - 83)

3. Nhân khẩu trong độ tuổi lao động 705,2 64 731,7

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Quá trình nghiên cứu nội dung của đề tài : “Chuyển dịch cơ cấu lao động

trong quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở tỉnh Bắc Ninh”, đã đặt ra và

giải quyết được một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn như sau:

Một là, CDCCLĐ nhằm tạo sự chun mơn hố lao động, do đó dẫn đến

sự chuyên mơn hố sản xuất, là phương thức hữu hiệu để nâng cao trình độ lực lượng sản xuất trong q trình CNH, HĐH; và có thể khẳng định rằng việc thúc đẩy quá trình CDCCLĐ trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Bắc Ninh là một xu thế khách quan trong quá trình phát triển KT-XH của tỉnh. Việc thúc đẩy quá trình CDCCLĐ sẽ tạo tiền đề để phát huy những lợi thế của tỉnh, tạo ra những ngành kinh tế mũi nhọn, làm bàn đạp cho tỉnh phát triển trong thời gian tới; đồng thời tạo điều kiện cho việc thực hiện các mục tiêu KT-XH của tỉnh.

Hai là, đề tài đã đánh giá một cách khách quan và khoa học về thực

trạng CDCCLĐ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ đó rút ra được những thành cơng cũng như hạn chế, yếu kém trong quá trình CNH, HĐH. Những hạn chế này có những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan của nó và là đối tượng của các chính sách, chương trình phát triển KT-XH của tỉnh trong thời gian tới.

Ba là, với hệ thống quan điểm, mục tiêu, phương hướng và các giải pháp

có tính khoa học, phù hợp với điều kiện KT-XH của tỉnh là cơ sở khoa học cho việc thúc đẩy CDCCLĐ trong quá trình CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Để đẩy nhanh quá trình CDCCLĐ tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới cần khai thác tiềm năng và lợi thế của tỉnh, chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng vật ni, hình thành các vùng chun canh, thâm canh nông - lâm - thuỷ sản; đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển đa dạng các ngành nghề

như tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống nhằm chuyển một bộ phận LĐ nông nghiệp sang các nghành nghề phi nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập cho người LĐ và hiệu quả chung cho nền kinh tế. Từng bước đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH từ đó thúc đẩy CDCCLĐ trên địa bàn tỉnh.

2. Kiến nghị

Để đẩy nhanh quá trình CDCCLĐ như đề tài đã nghiên cứu và phân tích, địi hỏi sự kết hợp nổ lực giữa nhà nước, cộng đồng xã hội, gia đình và cá nhân người lao động khi giải quyết và tháo gỡ các khó khăn. Đồng thời, nhằm phân bổ và sử dụng tốt hơn nguồn nhân lực xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, các địa phương khác trên cả nước. Vì thế tơi xin kiến nghị một số vấn đề như sau:

- Ban hành các nghị quyết, chính sách và văn bản hướng dẫn nhằm cụ thể hoá các quan điểm, mục tiêu và định hướng chủ đạo của Nhà nước về CDCCLĐ theo hướng CNH, HĐH.

- Mở rộng mơ hình đào tạo, kết hợp đào tạo nghề tại địa phương và liên kết đào tạo nghề, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên dạy nghề cả về số lượng và chất lượng.

- Tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh mang tính chiến lược ổn định và lâu dài mang tính định hướng. Trên cơ sở đó, tiến hành quy hoạch chi tiết cho từng vùng, từng lĩnh vực, từng ngành.

- Thực hiện tốt vấn đề tích tụ ruộng đất cho nông dân để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w