3. Nhân khẩu trong độ tuổi lao động 705,2 64 731,7
3.2.4. Mở rộng liên kết giữa tỉnh và các vùng kinh tế lân cận
Bắc Ninh là một trong 7 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ (bao gồm Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên và Vĩnh Phúc). Đây là vùng có tiềm năng kinh tế - xã hội tương đối đa dạng, cho phép phát triển kinh tế theo hướng đa ngành.Vùng có vị trí, vai trị rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; là vùng có đủ điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, công nghiệp sử dụng công nghệ cao, phát triển khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, phát triển dịch vụ, du lịch.v.v.
Một trong những ưu thế nổi trội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ so với các vùng khác trong cả nước là: vùng này có lực lượng lao động kỹ thuật, đặc biệt lao động có trình độ chun mơn cao, có cán bộ đầu ngành của hầu hết mọi lĩnh vực, đã hình thành hệ thống đào tạo và nghiên cứu khoa học,
trung tâm y tế trình độ cao, giữ vai trò quyết định trong việc đào tạo và chăm sóc sức khoẻ cho cả vùng và cả nước.
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có số lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học cao nhất so với các vùng khác, chiếm tới 35% cả nước. Đây là vùng tập trung đông nhất các cơ sở nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, có các trang thiết bị hiện đại nhất cả nước.Trong tương lai ưu thế nổi trội này của vùng vẫn được củng cố và có chiều hướng phát triển. Đây rõ ràng là một tiềm năng, lợi thế lớn, nổi trội vào loại hàng đầu cần được phát huy tạo ra sự phát triển nhanh, mạnh, vững chắc của vùng này và lôi kéo các vùng khác trong cả nước phát triển theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và chuẩn bị tiền đề phát triển nền kinh tế tri thức.
Chính vì vậy, để chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH cũng như tạo đà tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh thì tỉnh cần phải thực hiện những biện pháp nhằm tăng cường liên kết kinh tế vùng, đặc biệt là các tỉnh lân cận. Cụ thể:
- Lập kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh nhưng phải hài hoà với quy hoạch phát triển chung của vùng.
- Phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hợp lý tiến tới hiện đại, liên kết nội tỉnh, tỉnh với thủ đô, với cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nhằm tạo ra sợi dây thông suốt cho các tỉnh giao lưu kinh tế, liên kết kinh tế.
- Liên kết trong thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.
- Phối, kết hợp các trung tâm hỗ trợ, giới thiệu việc làm của các tỉnh.