Động thái thay đổi tỷ trọng lao động của các ngành kinh tế trong cơ cấu kinh tế của tỉnh

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 38 - 41)

CDCCLĐ theo ngành kinh tế là quá trình chuyển dịch lao động giữa các nhóm ngành: nơng - lâm - thuỷ sản, công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Trong các nhóm ngành lớn này lại phân chia ra các ngành, phân ngành nhỏ hơn.

Theo số liệu bảng 2.7, ta thấy cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì cơ cấu lao động tỉnh Bắc Ninh về cơ bản đã có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH.

Bảng 2.7: Số lượng lao động phân theo ngành kinh tế tỉnh Bắc Ninh

giai đoạn 2007-2011 Năm Ngành 2007 2008 2009 2010 2011 SL (Người) Tỷ lệ (%) SL (Người) Tỷ lệ (%) SL (Người) Tỷ lệ (%) SL (Người) Tỷ lệ (%) SL (Người) Tỷ lệ (%) Toàn tỉnh 582.559 100 585.513 100 589.412 100 596.328 100 603.806 100 Nông nghiệp 322.725 55,40 309.308 52,83 302.506 51,32 284.558 47,97 266.573 44,15 Công nghiệp 159.319 27,35 170.312 29,09 175.727 29,81 197.551 31,82 210.638 34,88 Dịch vụ 100.515 17,25 105.893 18,09 111.179 18,86 114.219 20,21 126.595 20,97

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2011.

Năm 2007, trong tổng số 582.559 lao động thì lao động trong ngành nơng nghiệp có 322.725 người, chiếm 55,40% tổng lao động. Đến năm 2011, lao động trong ngành này chỉ còn 266.573 người nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn 44,15%. Như vậy, mặc dù có sự chuyển dịch lao động theo hướng tích cực, CNH, HĐH nhưng về cơ bản sự chuyển dịch còn chậm, tỷ lệ lao động nơng nghiệp cịn khá lớn.

Số lượng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ của tỉnh Bắc Ninh chiếm khoảng 45%. Năm 2007, lao động trong ngành công nghiệp của tỉnh là 159.319 người chỉ chiếm 27,35% tổng lao động. Đến năm 2011, số lượng này đã tăng lên 210.638 người, chiếm 34,88% tổng lao động tồn tỉnh. Cịn trong ngành dịch vụ, số lao động năm 2007 là 100.515 người, chiếm

17,25% trong tổng lao động. Đến năm 2011, con số này đã tăng lên 126.595 người, chiếm 20,97% trong tổng lao động tồn tỉnh.

Ta có thể thấy q trình CDCCLĐ ở tỉnh Bắc Ninh đang đi theo đúng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH.

Số lượng và tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm dần qua từng năm. Nếu như năm 2007, số lượng lao động làm việc trong ngành nơng nghiệp là 322.725 người thì đến năm 2011 đã giảm xuống cịn 266.573 người, tức là giảm gần 60.000 người. Cùng với quá trình giảm số lượng lao động thì tỷ trọng lao động tham gia ngành nơng nghiệp trong tồn bộ lao động cũng giảm dần. Năm 2007, lao động nơng nghiệp chiếm 55.40% thì đến năm 2011 đã giảm xuống còn 44,15%.

Biều đồ 2.2: Động thái lao động các ngành kinh tế tỉnh Bắc Ninh

giai đoạn 2007-2011

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2011.

Cùng với sự giảm xuống của số lượng và tỷ trọng lao động nơng nghiệp thì số lượng và tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên tương ứng.

Ở ngành công nghiệp xây dựng, số lượng lao động tăng lên hàng năm, từ 159.319 người năm 2007 đã tăng lên 210.638 người năm 2011, tức là bình quân tăng thêm khoảng 10.000 người/năm. Tỷ trọng lao động tham gia ngành

công nghiệp cũng tăng lên tương ứng từ 27,35% năm 2007 lên thành 34,88% năm 2011.

Ở ngành dịch vụ, số lượng lao động cũng tăng lên. Tuy nhiên, tốc độ tăng lao động ngành này chậm hơn ngành công nghiệp. Cụ thể là từ 100.515 người năm 2007 lên thành 126.595 người năm 2011, tức là tăng thêm khoảng 5.000 người/năm. Tỷ trọng lao động tham gia ngành này trong toàn bộ nền kinh tế cũng tăng từ 17,25% năm 2007 lên thành 20,97% năm 2011.

Như vậy, qua sự phân tích như trên ta có thể kết luận q trình CDCCLĐ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang đi theo đúng u cầu của q trình CNH, HĐH và thích ứng với q trình chuyển dịch CCKT của tỉnh trong giai đoạn 2007-2011.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w