ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2007-

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 57 - 60)

2. Tỷ lệ thất nghiệp (%) 3,84 3,82 3,23 2,89 2,

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2007-

ĐỘNG Ở TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2007-2011

2.3.1. Thành tựu

- Thứ nhất, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của

tỉnh Bắc Ninh diễn ra khá nhanh, trung bình mỗi năm tỷ trọng lao động ngàng nơng nghiệp giảm khoảng 2,2%, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp tăng 1,6%, tỷ trọng lao động ngành dịch vụ tăng 0,8%. So với cả nước sự thay đổi tỷ trọng lao động của các ngành diễn ra mạnh hơn, tốc độ nhanh hơn, đặc biệt là mức giảm và tốc độ giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp.

- Thứ hai, mặc dù tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế

biến động khơng ổn định, có những năm tăng, năm giảm nhưng nhìn chung có xu hướng tăng lên trong mấy năm trở lại đây.

- Thứ ba, hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo khu

vực kinh tế khá phù hợp. Sự phù hợp này được minh chứng bới xu thế chuyển dịch tỷ trọng giá trị, lao động của hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp.

+ Cơ cấu lao động nội bộ khu vực công nghiệp, xây dựng khá hợp lý, lao động ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng chủ yếu trong khu vực công nghiệp xây dựng. Chuyển dịch cơ cấu lao động nội bộ khu vực công nghiệp, xây dựng theo hướng tương đối hợp lý, tăng dần tỷ trọng lao động ngành công

nghiệp chế biến và xây dựng, giảm dần tỷ trọng lao động ngành công nghiệp khai thác, cơng nghiệp sản xuất, phân phối khí đốt, nước.

+ Cơ cấu lao động nội bộ khu vực thương mại, dịch vụ hợp lý, lao động trong những ngành dịch vụ kinh doanh có tính chất thị trường (Nhóm I) chiếm tỷ trọng chủ yếu. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nội bộ khu vực dịch vụ theo hướng hợp lý, tăng tỷ trọng lao động nhóm ngành I, giảm tỷ trọng lao động nhóm ngành II, tỷ trọng lao động nhóm ngành III giảm và có xu hướng ổn định.

- Thứ tư, CDCCLĐ theo trình độ CMKT ngày càng có những chuyển

biến theo hướng tích cực. Tỷ lệ lao động qua đào tạo không ngừng tăng lên theo thời gian làm tăng chất lượng lực lượng lao động của tỉnh. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ngày càng giảm xuống. Hệ thống giáo dục đào tạo và dạy nghề ngày càng được đầu tư, mở rộng, nâng cao chất lượng. Trong số lao động qua đào tạo thì tỷ lệ người lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật cao ngày càng tăng lên, tạo thành một đội ngũ lao đồng chất lượng cao.

2.3.2. Hạn chế

Thứ nhất, cơ cấu lao động theo ngành vẫn ở trình độ thấp và lạc hậu, tỷ

trọng lao động ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng quá lớn, trong khi đó, tỷ trọng lao động ngành dịch vụ lại ở mức rất khiêm tốn.

Thứ hai, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành diễn ra

không ổn định. Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành tăng giảm thất thường, thậm chí có giai đoạn chỉ số này gần như khơng biến động. Đây là một trong những dấu hiệu chứng tỏ quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động thiếu tính bền vững.

Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp

diễn ra chậm, lao động ngành nơng - lâm nghiệp có chiều hướng giảm nhưng khơng đáng kể vẫn chiếm tỷ trọng quá lớn trong nhóm ngành này.

Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành cơng nghiệp cịn

lao động ngành cơng nghiệp chế biến, một ngành có vai trị và vị trí quan trọng trong phát triển cơng nghiệp lại có xu hướng giảm, trong khi đó tỷ trọng lao động ngành xây dựng có xu hướng tăng.

Thứ năm, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Tỷ lệ lao động được qua

đào tạo chiếm khoảng 45%. Phần lớn lao động vẫn tập trung ở lĩnh vực nông nghiệp năng suất thấp, tác phong công nghiệp chưa cao, thời gian nơng nhàn cịn lớn.

Thứ sáu, chương trình tạo việc làm thơng qua xuất khẩu lao động mới

được quan tâm thực hiện. Tuy bước đầu đạt những thành quả quan trọng nhưng số lao động được đi làm việc còn quá nhỏ bé, chưa đáng kể. Lao động đi làm việc ở các nước chủ yếu là lao động chân tay, thu nhập thấp như Malasia, Đài Loan, Lybia; chưa thâm nhập hoặc thâm nhập chưa sâu rộng được thị trường lao động ở các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...

Trong thực tiễn thực hiện q trình CDCCLĐ trên địa bàn tỉnh cịn nhiều vấn đề bất cập đặt ra cần phải giải quyết:

- Việc lãnh đạo, chỉ đạo chương trình việc làm chưa được các ngành, các cấp quan tâm đúng mức. Chỉ tiêu giải quyết việc làm cho lao động hàng năm chưa gắn với kế hoạch của các ngành, các cấp và các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Việc xây dựng, phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mặc dù đã được quan tâm, song chưa có tính đột biến, đang nhỏ lẻ nên khả năng thu hút tạo việc làm mới đang hạn chế.

- Nguồn lực đầu tư cho chương trình giải quyết việc làm cịn thấp chưa đảm bảo đáp ứng yêu cầu. Việc sơ, tổng kết, xây dựng và nhân rộng các mơ hình giải quyết việc làm có hiệu quả trên địa bàn chưa được chú trọng.

- Các doanh nghiệp và trung tâm dịch vụ việc làm, xuất khẩu lao động hoạt động còn yếu, hiệu quả chưa cao. Hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm,

thông tin thị trường lao động phụ thuộc rất nhiều vào các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

- Chất lượng đào tạo nghề chưa gắn với thị trường lao động, việc đào tạo nghề chưa có kế hoạch cụ thể nên khả năng tạo việc làm mới còn hạn chế. Trong cơng tác xuất khẩu lao động cịn chạy theo số lượng, thiếu chất lượng nên tay nghề và ý thức của người tham gia xuất khẩu lao động còn nhiều yếu kém.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w