Nguyên tắc trong hôn nhân

Một phần của tài liệu Luật tục hôn nhân của người dao đỏ ở huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 31 - 34)

2.1. Quan niệm và nguyên tắc, quy định trong hôn nhân

2.1.2. Nguyên tắc trong hôn nhân

* Nguyên tắc chọn bạn đời

Mặc dù gia đình đã khơng cịn đóng vai trị chủ đạo trong q trình lựa 22

chọn và quyết định như trước và xu hướng tự lựa chọn đã nổi trội lên nhưng các tiêu chuẩn về gia đình vẫn được đặt ra. Sự tương xứng giữa hai bên gia đình vẫn tiếp tục được nhấn mạnh. Kinh tế các gia đình khơng cịn là cơ sở của sự tương xứng giữa hai gia đình. Trong các tiêu chuẩn cá nhân, đạo đức tư cách ln xếp vị trí số 1. Chàng rể tương lai phải biết làm ăn, có học để có thể ra làm việc làng, khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Phụ nữ phải biết làm ruộng giỏi, khéo thu vén, khỏe mạnh.

Theo người dân ở Nậm Đét, trước năm 1986 hôn nhân đối với người Dao Đỏ ở đây hầu như theo sự sắp sếp của bố mẹ, bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Thậm chí cịn có những cuộc hơn nhân ép buộc, khi đó cơ dâu chú rể cịn chưa từng được gặp mặt nhau lần nào mà vẫn phải lấy nhau, bà Ghến kể rằng “ngày xưa chị gái của cô đến hôm cưới rồi mà vẫn chưa biết mặt chồng mình là ai, do khoảng cách giữa hai thơn xa, cơng nghệ chuyển giao thơng tin cũng khơng có nên việc trai gái gặp nhau tìm hiểu nhau rất hiếm. Bố mẹ hai bên nếu ưng ý nhau tự giao ước, hẹn ngày rồi định ngày cưới”5. Theo các bậc cha mẹ khi xưa cho rằng, họ tìm dâu hoặc rể cho con mình là người trong làng và là cùng nhóm Dao để dễ giao tiếp, trao đổi cũng như thổ lộ tình cảm vì có chung tiếng nói, chung đặc điểm tập qn về ăn mặc, tập tục, quan niệm…

Hôn nhân truyền thống phổ biến của người Dao Đỏ trong những năm sau thời kỳ đổi mới đã có những thay đổi tiến bộ trong hôn nhân: là những đôi nam nữ kết hôn với nhau không phân biệt ở địa phương nào, không phân biệt các nhóm Dao cũng như các dân tộc khác, miễn sao hai người yêu thương nhau.

Người Dao Đỏ ở đây cịn có ngun tắc cấm kết hơn đối với anh em họ hàng trong vòng 3 đời. Đây là nguyên tác cơ bản nhất trong hơn nhân người Dao Đỏ vì họ quan niệm anh em họ hàng gần mà kết hơn với nhau thì cũng như kết hơn với anh em ruột, vì trong vịng 3 đời là thờ cúng cụ, cúng tổ tiên nên cấm kết hôn với nhau.

5

. Tư liệu điền dã ngày 13 tháng 3 năm 2019

23

Đối với người H’mông ở Bắc Hà, mỗi khi có trai gái trẻ yêu nhau say đắm, thề thốt sẽ cùng xây dựng tổ ấm chung sống đến đầu bạc răng long. Khi hai người yêu nhau và có thời gian tìm hiểu nhau vài ba năm tới lúc họ thực sự muốn tổ chức kết hôn thành vợ thành chồng của nhau, người con trai thổ lộ ý định của mình với cha mẹ, cha mẹ tìm hiểu ý định của con trai qua hội bạn của con mình, bàn bạc với chú bác cùng góp ý thận trọng tiến hành từng bước một. Qua vài lần hội ý thống nhất, nhà trai cử người thân thiết như bà cơ, hay bà dì, hay chị gái, em gái của chàng trai, có khi là người mẹ chàng trai lấy cớ tới chơi thăm họ hàng người thân ở làng nhà gái chơi với mục đích ngầm theo dõi những hành động, cử chỉ, lời ăn tiếng nói, lối ứng xử giao tiếp của người con gái mà con trai nhà mình đã yêu. Ngồi ra cịn thăm dị tin tức nhận xét đánh giá về nhân phẩm đạo đức, lối sống, tính tình của người con gái bên nhà gái qua hàng xóm láng giềng ở bản làng nhà gái. Khi đã có đầy đủ thông tin về nhà trai cung cấp lại tồn bộ thơng tin mà tai nghe, mắt thấy cho chủ nhà trai, qua đó bố của người con trai mời bác chú đến cùng nhận xét đánh giá, cùng đưa ra nhận định chung: nếu như mọi người cùng chấp nhận thì bước tiếp theo được tiến hành, khơng chấp nhận thì buộc con trai từ bỏ ý định của mình.

Việc chọn vợ, chọn chồng của dân tộc Dao cũng có những điểm giống người H’mơng, trai gái được tự do tìm hiểu nhau rồi thưa chuyện với cha mẹ để cha mẹ quyết định. Nhưng cũng có điểm khác biệt trong việc chọn dâu của người H’mơng. Đó là đối với người Dao Đỏ cấm kết hơn trong họ tộc cịn với người H’mơng thì cấm kết hơn ngoại tộc. Đây là điểm khác biệt rõ nhất của hai tộc người cùng sinh sống ở Bắc Hà.

* Nguyên tắc cư trú sau hôn nhân

Khác với một số tộc người như người Cơ Ho, người M’Nông sinh sống ởkhu vực nam Tây Nguyên do gia đình theo chế độ mẫu hệ, con sinh ra thuộc dịng họ mẹ. Nên cư trú sau hơn nhân chủ yếu là sống ở nhà vợ, một vài địa phương xuất hiện hình thức cư trú song phương rồi ra ở riêng. Trong gia đình người phụ nữ đứng vai trị chủ đạo nhưng người đàn ơng vẫn được vị nể, quyền

24

thừa kế tài sản thuộc về người con gái út.

Người Dao Họ ở Bảo Thắng thì lại có tục ở rể, sau khi cưới chú rể phải ở bên nhà vợ ít nhất 3 đến 5 năm rồi mới được về nhà mình ở riêng.

Đối với người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét, sau khi cưới cả hai vợ chồng trẻ thường sống ở bên nhà chồng, nếu trai ở rể thì sống bên nhà vợ, đơi vợ chồng trẻ phải sống chung với bố mẹ ít nhất một năm mới được ra ở riêng. Bởi lẽ người Dao Đỏ ở đây cho rằng, đôi vợ chồng trẻ mới cưới sẽ chưa biết đủ hết mọi phép tắc cũng như chưa có kinh nghiệm làm ăn nên chưa thể ra ở riêng được, Bố mẹ đơi vợ chồng trẻ có trách nhiệm dạy bảo việc làm ăn, trao truyền các kỹ năng lao động tăng gia sản xuất, tạo điều kiện để con cái tự chủ kinh tế gia đình, làm chủ và xây dựng một gia đình mới khi ra ở riêng. Anh Triệu Tài Hịa cho biết “Sau khi cưới chúng tơi sống với bố mẹ được 2 năm, đến khi chú út cưới vợ chúng tôi mới ra ở riêng. Ở với bố mẹ chúng tôi được bố mẹ dậy cách làm ăn, làm kinh tế, dậy cách làm chủ gia đình”6

Một phần của tài liệu Luật tục hôn nhân của người dao đỏ ở huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w