2.1. Quan niệm và nguyên tắc, quy định trong hôn nhân
2.1.3. Quy định trong hôn nhân
* Quy định độ tuổi và các hình thức trong hơn nhân
- Độ tuổi kết hôn của người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét huyện Bắc Hà Trước đây, khi con trai đủ 13 đến 14 tuổi thì cha mẹ đã tìm con gái hợp mệnh hợp tuổi cho con mình, sau đó tìm ngày tốt để đi hỏi cha mẹ cơ gái xem nếu đồng ý gả con gái thì chọn ngày tốt rước dâu. Bàn về vấn đề này tôi nhớ như in lời kể của mẹ tôi “Ngày xưa mẹ mới được 13 tuổi ông ngoại đã gả mẹ cho bố con. Khi đó mẹ cịn chưa biết thế nào là gia đình, thế nào là vợ chồng, việc đồng áng chưa biết, sức khỏe non yếu nên khi lấy bố con mẹ rất cực khổ. Đặc biệt là sống chung với bố mẹ chồng, gia đình thì đơng con, người làm thì ít, lại đang trong thời kỳ bao cấp khơng đủ ăn, đủ mặc, khơng có quyền lên tiếng và quyết định việc gì”. Từ những nhân chứng sống cho thấy việc chọn bạn đời của những đôi trai gái người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét ngày xưa là không
6
. Tư liệu điền dã ngày 14 tháng 3 năm 2019
25
được quyền lựa chọn, bố mẹ đặt đâu con phải ngồi đó.
Ngày nay những tư tưởng lạc hậu đó đã khơng cịn. Con cái phải đủ tuổi kết hơn theo pháp luật quy định thì mới cho kết hôn, việc chọn vợ chọn chồng, chọn dâu, bố mẹ hai bên đều phải hỏi ý kiến của con, nếu như con đồng ý thì mới dạm ngõ, ăn hỏi. Nếu các đơi trai gái tự tìm hiểu nhau, u nhau mà muốn tiến đến hơn nhân thì chỉ cần thưa với cha mẹ hai bên, là có thể đi đến hôn nhân.
Nét nổi bật trong hôn nhân người Dao Đỏ xã Nậm Đét là vai trò quyết định của cá nhân, nhưng cha mẹ và gia đình vẫn có vai trị quan trọng trong việc tham khảo và tư vấn. Những người có nhiều quyền quyết định trong hơn nhân đó là nam giới, những người kết hơn muộn, người có học vấn cao, người làm nhà nước… tuy nhiên, những người là con cả, con duy nhất thì lại ít có quyền quyết định trong hơn nhân của mình hơn.
- Các hình thức trong hôn nhân
Qua nghiên cứu cho thấy, sự thách cưới trong hôn nhân ngày xưa của người Dao Đỏ ở Nậm Đét, Bắc Hà, thông qua thách cưới bằng đồng bạc trắng và các hiện vật. Bên cạnh đó cũng cho thấy được những nét tiến bộ của người Dao Đỏ trong hơn nhân ngày nay.
Ngồi ra, hôn nhân của người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét cịn tn thủ chế độ hơn nhân một vợ một chồng. Trừ các trường hợp ngoại lệ phải lấy vợ lẽ như do vợ cả không sinh đẻ được hoặc mất. Trong trường hợp có vợ có con, có gia đình đầy đủ mà vẫn ngoại tình, cưới vợ hai hoặc bỏ chồng đi lấy chồng khác thì người đó sẽ bị sử phạt theo hương ước, quy ước của bản làng, của dòng họ.
Đám cưới của người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét hiện nay vừa thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống, vừa đan xen những yếu tố văn hóa của đời sống mới. Những yếu tố văn hóa này cũng tùy theo từng thơn, bản, huyện hay vùng sâu, vùng xa và tùy thuộc vào trình độ dân trí của từng người, từng vùng. Theo ý kiến của một số người dân, dù trong hơn nhân có đổi mới như thế nào thì những gì thuộc về bản sắc văn hóa dân tộc cũng khơng thể thay thế được. Vì đó là những tập quán tốt đẹp, đã trở thành bản sắc văn hóa dân tộc được truyền từ
26
đời này sang đời khác cần được gìn giữ và phát huy. Điều đáng trân trọng nhất là quan hệ cộng đồng được thể hiện đậm nét qua lễ cưới truyền thống của người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét. Ở đó có sự ứng xử khéo léo, đề cao các nghi thức trong mối quan hệ con người với con người, con người với xã hội, tạo điều kiện cho đôi vợ chồng trẻ biết tôn trọng nhau và củng cố mối quan hệ chồng vợ bền chặt hơn. Hiện nay trong hôn nhân của người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét, các yếu tố mang tính cốt lõi liên quan đến phong tục tập qn, tín ngưỡng của họ vẫn cịn lưu giữ. Người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét vẫn phải tiến hành đầy đủ các nghi thức chủ yếu trong lễ hỏi vợ, cúng bái tổ tiên, đưa đón dâu… nhưng được điều chỉnh thích hợp để hình thành nghi thức mới lành mạnh, tiết kiệm hơn.
* Quy định về ghi lễ trong hôn nhân
Nghi lễ thường được thể hiện qua sự ứng xử, giao tiếp trong xã hội, trong tín ngưỡng, trong sinh hoạt tôn giáo thông qua đời sống tâm linh, mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc. Nghi lễ là một từ chung, mang ý nghĩa qua sự tổ chức, thể hiện các khuôn mẫu giao tiếp đã được đặt ra của một hay nhiều người đối với một hay nhiều người khác, và đối với thần linh, đấng cao cả siêu nhiên. Nghi lễ gồm nhiều nghi thức hành lễ hợp lại. Nghi có nghĩa là uy nghi, dáng vẻ, cung cách. Nghi cũng được hiểu là mẫu mực, là tiêu chuẩn đo lường, nghi cịn có nghĩa là đồ cúng. Lễ là sự thực hiện các phép tắc, khuôn mẫu mà người xưa đã thực hiện; là hình thức thể hiện việc tổ chức giao tế xã hội, ví dụ: các cử chỉ, ngơn ngữ trong giao tiếp, cách ứng xử trong cuộc sống đời thường; các hình thức cúng bái, tế lễ, cầu nguyện,... như vậy, nghi lễ được hiểu là nghi thức khi hành lễ, hội đủ các yếu tố mang tính văn hóa tâm linh.
Nghi lễ trong hơn nhân là q trình người thân trong gia đình và dịng họ thực hiện các nghi lễ dựng vợ, gả chồng cho các con khi đến tuổi kết hơn.
Tục lệ cưới xin của các nhóm Dao ở Lào Cai khá phức tạp. Mỗi vùng, mỗi nhóm Dao có những nghi lễ khác nhau.
Ở nhóm Dao Tuyển, người ta lấy chỉ xanh đỏ buộc ghép hai đồng xu với nhau, nhờ người đưa sang nhà gái đánh tiếng. Nếu nhà gái nhận hai đồng xu,
27
nhà trai mới làm lễ dạm hỏi. Sau khi nghe nhà trai bày tỏ nguyện vọng, nếu nhà gái đồng ý thì trao lộc mệnh của con gái cho nhà trai đem về so tuổi. Đại diện nhà trai cầm tờ giấy có tên tuổi người con gái về, trên đường đi nếu không gặp điềm xấu (nghe tiếng hoãng kêu, gặp dúi, tê tê, nhện sa giữa đường, rắn bò qua mặt đường, cây đổ, đất lở, đá lăn nhào, gặp người vác cuốc xẻng, đám ma...) thì mới làm lễ so tuổi của đơi trai gái. Trường hợp gặp những điềm xấu đó thì coi như đám này khơng hợp với mệnh số của con trai, mà phải đi tìm đám khác. Nếu tuổi đơi trai gái hợp nhau, người ta mổ gà mời thầy bói đến làm lễ xem chân gà. Qua việc bói chân gà mà thấy mọi sự đều tốt lành thì nhà trai đem sang nhà gái một con gà hay một ít thịt lợn để làm lễ báo mệnh, tức báo cho nhà gái biết về kết quả việc so tuổi và xem chân gà, đồng thời chính thức đặt vấn đề kết hơn với nhà gái.
Ở một số nhóm Dao khác, nếu so tuổi đơi trai gái thấy hợp nhau, nhà trai đem gà và lễ vật đến nhà gái làm lễ xem chân gà, rồi kết hợp với lễ báo mệnh. Cũng có nơi, nhân dịp lễ báo mệnh, người ta tổ chức cho con rể tương lai đến trình diện nhà gái.
Trên cơ sở thu thập thơng tin qua nghiên cứu thực địa cho thấy, để tiến tới hôn nhân. Đôi bạn trẻ người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét cũng phải trải qua nhiều nghi lễ ở cả hai bên gia đình với những thủ tục khác biệt nhau. Đó là các thủ tục từ khi bố mẹ tìm chọn con dâu hoặc con rể tương lai, nhờ người đánh tiếng, mời người mai mối, mời thầy cúng, đến các lễ dạm ngõ, ăn hỏi, tổ chức đám cưới, thực hiện các nghi lễ trong hôn lễ. Các nghi lễ trong đám cưới như lễ chói buộc, lễ vào nhà, lễ đặt tên, lễ vái lạy tổ tiên và các nghi lễ sau hôn nhân như lễ lại mặt, lễ tạ ơn cha mẹ.
So với người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét huyện Bắc Hà thì nghi lễ trong hơn nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng cũng có những điểm tương đồng và khác nhau. Người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng cũng có các bước như đánh tiếng, mời người mai mối, lễ dạm ngõ, ăn hỏi, đến tổ chức đám cưới, lễ lại mặt. Nhưng điểm khác biệt trong hôn nhân của Dao Họ ở Bảo Thắng là các nghi lễ
28
trong hơn nhân có lễ đặt trầu (đặt dâu), lễ tơ hồng, lễ xin vào nhà ở mỗi nghi lễ lại có sự khác biệt trong đó, cụ thể là lễ vào nhà của người Dao Họ ở Bảo Thắng cũng cầu kỳ và phức tạp. Theo Dao Họ trước khi cô dâu bước qua ngưỡng cửa để vào trong nhà, đồn đón đưa dâu phải đứng trước cửa hát xin vào nhà. Trong nhà có thầy cúng làm phép mở cửa kết hợp trấn trị tà ma vào ba hình nhân. Chỉ khi ơng mối xếp các hình nhân xuống đất xong thì đồn mới được bước qua cửa vào nhà. Hai ông mối đi trước, tiếp đến là cơ dâu giẫm chân lên ba hình nhân (chỉ có cơ dâu giẫm), rồi chú rể cùng mọi người đi hàng một để vào. Tất cả đi một vòng trước bàn thờ tổ tiên theo chiều ngược kim đồng hồ. Đối với Dao Đỏ ở Bắc Hà nghi lễ vào nhà đơn giản hơn bên cạnh đó cũng thể hiện được sự hiếu khách qua lễ trói buộc đồn đưa dâu.