Ăn hỏi (nhản trai)

Một phần của tài liệu Luật tục hôn nhân của người dao đỏ ở huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 47 - 49)

2.3. Quy định về trình tự thực hiện lễ cưới của người Dao Đỏ ở huyện Bắc

2.3.2. Ăn hỏi (nhản trai)

Người Dao Đỏ ở đây thường chọn ngày lành trong tháng 1, tháng 2, tháng 3, tháng 7 âm lịch để sang nhà gái ăn hỏi; ấn định lễ vật dẫn cưới và các ngày, giờ tổ chức rồi ghi vào hai bản giấy đỏ để làm tin, mỗi bên giữ một bản.

10

. Tư liệu điền dã ngày 13 tháng 3 năm 2019

11

. Tư liệu điền dã ngày 20 tháng 3 năm 2019

38

Lễ ăn hỏi sẽ được tiến hành sau khi nhà gái đồng ý dạm hỏi, nhà trai hẹn ngày đi vào nhà gái, mang theo 3 con gà (1 con dùng để mở lời, 2 con dùng để cúng 2 bên tổ tiên), mang theo một đơi vịng tay, cho một nắm thuốc lào, nếu nhà gái khơng thay đổi thì mổ gà cúng, ơn lại tồn bộ nghi lễ thách cưới.

Sau đó nhà trai làm thủ tục đi câu cá (mình bạt bảo), bắc Nhuần cho biết “thủ tục này được tiến hành khi nhà gái đồng ý tiến đến ăn hỏi, người Dao Đỏ gọi là thủ tục đi câu cá tương đương với hình thức hứa hơn”. Theo đó con trai mang nghi lễ xem nhà gái có chấp nhận hay khơng, nếu khơng có ý kiến phản hồi thì thầy cúng mời rượu nhà gái, ơng bà, bố mẹ, cơ gì chú bác, anh chị em trong gai đình nhà gái: Thủ tục câu cá bao gồm 4 đùi gà mỗi bên 2 cái để làm nghi lễ (đùi gà tượng trưng cho mồi câu); 1 đơi vịng tay (vịng tay tượng trưng là lưỡi câu); 10 đến 15 chén rượu (rượu tượng trưng là ao hồ); 1 đồng bạc trắng (đồng bạc tượng trưng là phao câu). Nhà trai tiến hành mời nhà gái lần lượt từ ông bà, bố mẹ, cơ gì, chú bác, anh, chị, em của cô dâu nếu nhà gái nhận đùi gà và uống rượu mời thì lễ ăn hỏi hồnh thành, nhà gái đồng ý chấp nhận cưới (cá đã cán câu).

Sau khi mời người thân của cô gái, thầy cúng tiếp tục thủ tục mời riêng cô gái, nếu cô gái đồng ý nhận đùi gà và uống chén rượu mời thì mọi thủ tục được hoàn tất, lễ ăn hỏi hồng thành, bố mẹ chàng trai đeo đơi vịng tay cho cô gái làm vật đính ước, và trao đồng bạc trắng cho bố mẹ cơ gái làm vật giao ước sau đó căn dặn gia đình nhà gái, ngày giờ đón đưa dâu và về chuẩn bị cho đám cưới.

Dạm ngõ của Dao Họ ở huyện Bảo Thắng cũng có những khác biệt so với Dao Đỏ ở Nậm Đét huyện Bắc Hà. Theo Dao Họ ở Bảo Thắng, khi xem tuổi thấy hợp năm cưới thì nhà trai chọn ngày tốt sang nhà gái để sang ăn hỏi. Nhà trai gồm bố đẻ chàng trai, ông mối mang theo hai đồng tiền kẽm có lỗ. Đến nhà gái, hai người này lấy một cái bát ăn cơm, một đôi đũa, dùng dây buộc hai đồng tiền với nhau rồi xiên vào đầu đũa để trao cho nhà gái. Nhà gái làm mâm cơm gồm thịt gà, thịt lợn để cúng tổ tiên với sự chứng kiến của đại diện họ hàng

39

cho việc nhà trai xin cháu gái về làm dâu.

Sau đó, hai gia đình trao đổi về hình thức bán dâu hay ở rể, các lễ vật dẫn cưới, nếu con trai đến ở rể thì bao lâu, của hồi mơn cho cô dâu... Khi hai nhà thống nhất các nội dung, ông mối viết ra giấy 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản để hôm cưới kiểm tra lại. Song, trước 12 giờ đêm của ngày này, nếu hai bên gia đình gặp điều xấu thì buộc phải huỷ đám cưới. Nếu điều xấu khơng xảy ra thì nhà gái đi xem ngày tốt để tổ chức lễ cưới cho đôi trẻ.

Theo tập quán cả Dao Đỏ và Dao Họ đều kiêng dạm ngõ và cưới vào các tháng 3, 7 và 9 âm lịch; ngày cưới kiêng trùng với ngày, tháng, năm sinh của đôi trẻ và của bố mẹ hai bên gia đình, nếu vi phạm thì đơi trẻ sẽ khơng gặp may mắn trong cuộc sống sau này.

Một phần của tài liệu Luật tục hôn nhân của người dao đỏ ở huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w