Chuẩn bị về trang phục

Một phần của tài liệu Luật tục hôn nhân của người dao đỏ ở huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 39 - 42)

2.2. Quy định về chuẩn bị cho lễ cưới

2.2.2. Chuẩn bị về trang phục

* Ý nghĩa của trang phục

Trang phục truyền thống của các dân tộc không chỉ được người bản địa sử dụng để mặc hàng ngày, mặc trong những dịp lễ tết, cưới xin, lễ hội mà còn được các dân tộc khác sử dụng để làm trang phục biểu diễn nghệ thuật hay đơn giản chỉ để chụp hình kỷ yếu, lưu niệm. Mỗi một loại trang phục đều có những ý nghĩa khác nhau và thể hiện trên từng hoa văn, họa tiết. Trang phục chính là nơi gửi gắm những tình cảm, ước vọng về cuộc sống tốt lành, sung túc của đồng bào. Trang phục không chỉ để mặc mà cịn thể hiện tính thẩm mỹ, tín ngưỡng và tâm linh, cách nhận biết giữa dân tộc này với dân tộc khác.

Theo bà Triệu Thị Cói “trang phục dân tộc có ý nghĩa sung túc, ấm no, con cháu đầy nhà, vật nuôi đầy đàn, mùa màng tươi tốt đều được thể hiện trên

7

. Tư liệu điền dã ngày 19 tháng 3 năm 2019

30

các hoa văn họa tiết. Không chỉ vậy, dân tộc Dao Đỏ có nhiều nhóm, mỗi nhóm có một kiểu trang phục riêng, thậm chí cùng một nhóm trong một tỉnh nhưng giữa các huyện, các xã cũng có trang phục truyền thống khác nhau hoặc họa tiết hoa văn giống nhau nhưng dùng màu vải, màu chỉ chủ đạo khác nhau, chủ yếu thiên về màu trắng, vàng, đỏ, xanh hoặc đen”.

Đối với các thế hệ trẻ của người Dao Đỏ ở đây lại nhìn nhận theo một quan niệm khác, chị Bàn Thị Khé cho rằng “Việc cô dâu chú rể mặc áo dân tộc trong ngày cưới chỉ tôn lên vẻ đẹp của nhân vật chính trong ngày lễ. Giúp khách đến phân biệt dễ hơn đâu là cô dâu, chú rể, mặc áo dân tộc trong ngày cưới đã thành thông lệ, phong tục tập quán của người Dao Đỏ ở đây, nó cũng giống như người Kinh mặc váy cưới khi thành hơn”.

Để có cái nhìn nhận khách quan hơn tơi đã tiến hành phỏng vấn thêm một số nhân vật là người dân tộc khác. Theo ông Trương Quốc Đại “Nhìn vào bộ trang phục của người Dao Đỏ ở đây tơi đã thấy nó tốt lên sự tín ngưỡng tâm linh, đặc biệt là thể hiện trong các hình thêu và cách bài trí hoa văn thành ấn Bàn Vương. Đồng thời tôi cũng thấy được sự khéo léo và tỉ mỉ qua từng đường kim, mũi chỉ của phụ nữa Dao Đỏ ở đây”8

Qua phỏng vấn cụ thể cho thấy cách nhìn nhận về ý nghĩa trang phục dân tộc qua mỗi người, mỗi thế hệ là khác nhau vừa mang ý nghĩa tâm linh vừa thể hiện được ước vọng và tôn lên vẻ đẹp của con người.

Trang phục dân tộc Dao Đỏ trở nên lộng lẫy, độc đáo hơn bởi có sự điểm tơ của trang sức như vịng cổ, vịng tay, vịng chân, khuyên tai, nhẫn, xà tích… được làm từ nguyên liệu bạc, trạm khắc rất cầu kỳ, góp phần tạo nên vẻ đẹp duyên dáng và sức hấp dẫn của phụ nữ. Vì vậy trang phục dân tộc có ý nghĩa rất quan trọng trong lễ cưới của người Dao Đỏ, cần phải chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ trong thời gian dài.

* Chuẩn bị trang phục cho đám cưới

8

. Tư liệu điền dã ngày 19 tháng 3 năn 2019

31

Để hoàn thành một bộ trang phục dân tộc Dao Đỏ ở Nậm Đét thường mất khoảng gần 1 năm nếu làm nhanh, người làm chậm phải mất 2 năm mới may xong bộ quần áo. Chính sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong cơng đoạn thực hiện đã tạo nên bản sắc riêng biệt của trang phục dân tộc Dao Đỏ ở Nậm Đét mà không hề pha lẫn với bất kỳ dân tộc nào. Bà Cói cho biết thêm “Việc thêu thùa ở mỗi nhóm Dao cũng có quy chuẩn họa tiết, hoa văn riêng, màu chỉ chủ đạo ở khăn đội đầu, nẹp áo, yếm, thắt lưng, ống quần, xà cạp, túi, khăn quàng cũng khác nhau. Người Dao thêu tất cả hoa văn phải thêu từ mặt trái, không lộ mối nối chỉ”.

Với người Dao Đỏ ở Tuyên Quang, Hà Giang khi người con gái đi lấy chồng thì phải thêu cho bố chồng và chồng một cái áo và một khăn quấn đầu, còn người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét huyện Bắc Hà, con gái khi đi lấy chồng phải tự tay thêu một bộ áo dân tộc bao gồm: áo dài, áo yếm, khăn quấn đầu, khi nào thêu xong mới được lấy chồng. Ngồi ra mẹ cơ gái phải chuẩn bị cái mũ đội đầu cho con gái đội khi đi lấy chồng, mũ được đan bằng tre, một đầu tròn, một đầu nhọn, thiết kế chỗ đội chắc chắn.

Kèm theo bộ trang phục là chuẩn bị ô đen và vải đỏ để chồng lên ơ và người cơ dâu. Vải đỏ có nghĩa là may mắn, hạnh phúc, vừa có nghĩa tránh ma, đuổi tà trong ngày vui, ngày lễ.

Mẹ chồng có con trai chuẩn bị lấy vợ thì phải thêu cho con dâu một bộ quần áo trang phục dân tộc để mặc trong ngày đón dâu bao gồm: (áo dài, áo yếm, quần, khăn quấn đầu) trong đó áo yếm phải đính 7 cái cúc bạc vng, 20 cái bạc hoa, 50 hào tiền bạc. Chuẩn bị 2 bộ quần áo mặc thường ngày làm lễ đón dâu; một khăn choàng đầu màu đỏ. Bộ trang phục chuẩn bị cho con dâu được định giá từ 30 đến 40 triệu đồng.

Đối với con trai, thì bố mẹ thêu cho một bộ áo dân tộc, một khăn thêu quấn đầu và một khăn thêu che mặt để mặc trong ngày cưới, chuẩn bị 2 đến 3 bộ quần áo thường ngày. Chuẩn bị 4 tấm vải đỏ, mỗi tấm khoảng 2 mét để làm lễ và choàng lên người chú rể và ơ để che khi ra ngồi trời.

32

Mặc trang phục dân tộc trong ngày cưới đối với Dao Đỏ ở Nậm Đét là điều bắt buộc, bởi trang phục vừa thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang tính tâm linh, vừa mang lại sự may mắn, sung túc và tôn lên vẻ đẹp của người con gái và sự tôn nghiêm của chàng trai người Dao Đỏ ở đây.

Một phần của tài liệu Luật tục hôn nhân của người dao đỏ ở huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w