Dạm ngõ (phun in)

Một phần của tài liệu Luật tục hôn nhân của người dao đỏ ở huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 46 - 47)

2.3. Quy định về trình tự thực hiện lễ cưới của người Dao Đỏ ở huyện Bắc

2.3.1. Dạm ngõ (phun in)

Đôi trai gái yêu nhau ngỏ ý với bố mẹ, bố mẹ mới đi hỏi ý con gái cho con trai của mình. Sau một thời gian tìm hiểu, chàng trai thấy ưng cơ gái nào đó sẽ về thưa chuyện với bố mẹ để làm lễ so tuổi. Đây là nghi lễ rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hôn sự của đôi trai gái. Sau lễ so tuổi, thấy đôi trai gái hợp nhau, gia đình nhà trai nhờ một người có tài ăn nói làm ơng mối giúp gia đình tổ chức lễ dạm ngõ. Nếu gia đình nhà gái đồng ý thì sau một vài ngày sẽ nhờ người báo cho gia đình nhà trai biết để tổ chức lễ ăn hỏi. Người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét rất coi trọng việc mai mối, khi cưới phải có ơng bà mai mối theo sau, người làm mai mối thường là ông bà ngoại của cô dâu, ông bà ngoại sẽ ban xuống cho các con và các cháu bên họ nội để làm mối cho cháu gái của mình. Người làm mối phải có gia đình, có vợ có chồng thì mới được mời làm mối. Trước đám cưới một tháng bố mẹ cô gái chuẩn bị thuốc lào đi mời ông bà mai mối làm mai cho con gái mình và làm trưởng đồn nhà gái. Ơng mối là người trưởng đồn đưa dâu, đến trao đổi và xin gửi gắm cháu gái cho gia đình nhà trai. Vì vậy người đến dạm ngõ đánh tiếng bên nhà gái thường là ông bà mai mối.

Khi đến nhà gái, chuẩn bị lễ là một nắm thuốc lào bọc gấy đỏ buộc chỉ đỏ, hỏi bố mẹ cơ gái có ưng con trai mình và gả con hay khơng? Hỏi con gái con gái có đồng ý và yêu thương và đến với nhau hay không. Nếu bố mẹ và cô gái đều đồng ý thì sẽ nhận gói thuốc lào bọc giấy đỏ, sau đó chờ một thời gian, nếu bố mẹ và con gái khơng đổi ý thì nhà trai đến hỏi lần 2, hỏi ngày tháng năm sinh của con trai và con gái để xem tuổi hợp, nếu đồng ý gả thì hỏi lần cuối và chốt gả hay ở rể. Nếu trường hợp nhà gái đổi ý khơng muốn lấy thì nhà gái phải mang rượu và gói thuốc về trả nhà trai, nói rõ lý do vì sao đổi ý.

Sau khi đồng ý bố mẹ hai bên ôn lại các nghi lễ truyền thống của dân tộc mình. Trong các nghi lễ này bao gồm cả tục thách cưới được hai bên bàn tới trong ngày dạm ngõ chốt gả. Theo ông Triệu Phúc Nhuần “việc thách cưới của người Dao Đỏ trước những năm 1986 là phân hạng theo mước độ xinh đẹp, tài

37

giỏi và chăm chỉ của cơ gái. Nếu nhà nào có con gái vừa xinh đẹp, vừa cao giáo, nết na hiền dịu lại tài giỏi và chăm chỉ thì sẽ được sếp vào hạng thứ nhất và gia đình thách cưới 120 đồng bạc trắng tương đương với 120 triệu. Con gái ở hạng thứ 2 là ở mức tương đối ở mức độ biết, hiểu, tài giỏi và chăm chỉ thì được gia đình thách cưới 80 đồng bạc trắng tương đương với 80 triệu đồng. Hạng 3 là hạng bình thường hiểu biết và chăm chỉ được gia đình thách cưới 60 đồng bạc trắng đương đương với 60 triệu đồng”10. Người xưa quan niệm việc thách cưới là để thể hiện mức độ giá trị của người con gái. Tuy nhiên do nền kinh tế thời đó chưa phát triển cộng với các thủ tục thách cưới quá cao nên nhiều nhà không thể cưới được vợ cho con, nếu cưới được vợ cho con thì gia đình cũng trở nên nghèo khó hơn.

Những năm sau đổi mới 1986 đến nay dưới sự chỉ đạo dẫn lối của Đảng thay đổi về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, thể hiện nếp sống văn minh trong việc cưới thì các thủ tục thách cưới đã được bỏ bớt khơng cịn phân biệt theo hạng như xưa mà thay vào đó là mỗi đứa con gái chỉ được thách cưới tối đa 40 đồng bạc trắng.

Ngày nay việc thách cưới, ăn hỏi cũng trở nên đơn giản, nhẹ nhàng các thủ tục được tiến hành nhanh chóng. Nhà có con gái chỉ thách cưới tối đa 20 đồng bạc trắng và các sính lễ cũng được giảm bớt, các nghi lễ cũng được rút gọn. Ơng Lìn cho biết “tơi hỏi cưới cho hai con trai tôi, cả hai nhà gái đều thách cưới 20 đồng bạc trắng. Vì đồng bạc trắng bây giờ khó kiếm nên cả hai gia đình đều thỏa thuận quy đổi về tiền mặt”11. Khi nhà trai đồng ý với thách cưới của nhà gái thì định ngày ăn hỏi và ngày cưới cho con của mình.

Một phần của tài liệu Luật tục hôn nhân của người dao đỏ ở huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w