Các yếu tố biến đổi

Một phần của tài liệu Luật tục hôn nhân của người dao đỏ ở huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 65 - 70)

3.1. Những biến đổi trong luật tục hôn nhân người Dao Đỏ ở huyện Bắc

3.1.1. Các yếu tố biến đổi

- Các quan niệm, nguyên tắc

Các quan niệm về chọn vợ chọn chồng dựa trên các tiêu chí hầu như đã khơng cịn lưu giữ, việc chọn dâu chọn rể cũng khơng cịn tồn tại. Các bậc cha mẹ ngày nay tôn trọng quyết định của con cái, con cái yêu nhau mới hỏi cưới cho nhau, khơng cịn sự ép buộc như ngày xưa.

Việc cư trú sau hơn nhân cũng có sự thay đổi, những đơi vợ chồng trẻ cuới nhau không bắt buộc làm dâu hay ở rể muốn sông bên nhà vợ hay nhà chồng đều được. Tuy nhiên vấn đề sống với nhau trước hôn nhân lại diễn ra ngày càng phổ biến ở các thế hệ trẻ.

- Các quy định

Quy định về độ tuổi kết hơn có sự khắt khe hơn, bắt buộc phải đủ tuổi theo pháp luật: Nữ đủ 18, nam đủ 22 tuổi mới được kết kết hôn

Nghi lễ trong hôn nhân một số nghi lễ phức tạp cũng được bỏ bớt như lễ trói buộc, lễ rửa mặt cho ơng bà mai mối và đồn nhà gái đã khơng cịn lưu giữ, cịn các nghi lễ chính bắt buộc thì được lưu giữ nhưng được giảm bớt về thời gian làm lễ, giảm về một số thủ tục không quan trọng.

Về cơng tác chuẩn bị cho đám cưới cũng có những thay đổi đáng kể về thực phẩm, sính lễ và trang phục.

- Ẩm thực

Trong đám cưới của người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét huyện Bắc Hà không thể thiếu đi những món ăn truyền thống như: Thịt lợn hầm, thịt lợn quay, thịt gà luộc, thịt trâu xào, lòng lợn xào mang, đậu hoa, sơi ngũ sắc và các món canh

56

rau rừng.

Ngày nay ẩm thực trong đám cuới có thêm những món ăn mới như: giị lợn, giị bị, tơm chiên, chim nướng, trứng vịt lộn, và các món cá suối, khẩu nhục và có thêm hoa quả tráng miệng. Đặc biệt trong đám cưới khơng thể thiếu đi nước chấm tương ớt và món rau thơm.

-Biến đổi về sính lễ, thách cưới và biết đổi khác

Qua kết quả nghiên cứu ở huyện xã Nậm Đét huyện Bắc Hà cho thấy, bên cạnh việc bảo lưu các giá trị truyền thống, văn hóa hơn nhân của người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét cũng đã tiếp thu, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố mới, hiện đại. Tuy vậy bản sắc văn hóa nói chung, đặc trưng và các giá trị mang tính tộc người trong hơn nhân của đồng bào nói riêng vẫn thể hiện một cách rõ nét.

Theo đó, những tập tục khơng phù hợp với cuộc sống hiện nay như tảo hôn, thời gian làm lễ kéo dài, thách cưới lễ vật với số lượng nhiều…đã được bỏ đi hoặc cải biến, rút gọn. Tuy nhiên, ở những nơi vùng sâu so với trung tâm xã, địa bàn gần thị trấn và các tầng lớp cán bộ, công nhân, nơng dân… thì mức độ biến đổi cũng khác nhau, phụ thuộc vào trình độ nhận thức và khả năng về điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình.

Quyền quyết định hôn nhân tuy vẫn là của bố mẹ, nhưng ngày nay bố mẹ người Dao Đỏ ở đây để cho đơi bạn trẻ tự tìm hiểu và quyết định có kết hơn hay không, bố mẹ chỉ đứng lên tổ chức các nghi lễ cho các con.

Sự biến đổi lớn nhất trong đám cưới người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét từ năm 1986 đến nay chính là sính lễ và thách cưới. Những năm trước 1986 người Dao Đỏ ở đây muốn cưới được vợ phải chuẩn bị rất nhiều sính lễ và đồng bạc thách cưới. Có những gia đình thách cưới đến hơn 120 đồng bạc trắng, nhiều gia đình khơng thể hỏi được vợ cho con vì độ thách cưới qúa cao, vượt xa so với khả năng của gia đình. Ngày nay các gia đình chỉ thách cưới 20 đồng bạc tráng sau đó có thể quy đổi về tiền mặt 1 đồng có thể quy đổi về 800 đến 1 triệu đồng. Trong q trình thách cưới bố mẹ cơ gái sẽ quyết định lấy bao nhiêu đồng bạc và bỏ bớt bao nhiêu cho con gái của mình. Ngồi thách cưới ra, sính lễ cũng

57

được bố mẹ hai bên thỏa thuận và giảm bớt rất nhiều, lễ vẫn đầy đủ nhưng chỉ giảm bớt về sống lượng lễ vật.

- Trang phục

So với các dân tộc khác, đến nay, các giá trị văn hóa của người Dao Đỏ

ởxã Nậm Đét huyện Bắc Hà vẫn được tiếp nối, gìn giữ. Tuy nhiên, song hành với cuộc sống hiện đại không thể tránh khỏi sự xâm lấn, mai một đi các nét văn hóa vốn có, và trang phục của người Dao cũng vậy.

Trong đám cưới người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét huyện Bắc Hà, cái được mọi người quan tâm nhiều nhất là bộ trang phục cưới của cơ dâu. Trang phục này, ngày xưa bắt buộc phải có đầy đủ gồm 18 thành tố với 21 đầu hiện vật, được mặc theo thứ tự như sau: khăn quấn tóc, yếm, áo, quần, dây đai, dây đai đính chng bạc, thắt lưng vải trắng, 2 khăn quấn chéo ngực, vòng cổ, mũ cưới, khăn đỏ dài, 2 khăn đính đồng bạc, 2 khăn đính quả bơng đỏ, khăn sau lưng, khăn đính quả chng bạc, khăn thêu hoa văn, khăn vải trắng và cuối cùng là ô che đầu.

Với bộ trang phục đồ sộ này, cơ dâu phải chuẩn bị hàng năm trời. Trong đó, cơng phu nhất là cơng đoạn nhuộm chàm và thêu hoa văn. Riêng thêu hoa văn mất từ 3 đến 4 tháng và phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt. Hoa văn trên áo phía trước thêu hình quả núi, trên có cây to, dưới cây nhỏ; hoa văn sau lưng là hình cây cỏ; chỉ có hoa văn ở cổ áo là tùy ý thích của cơ gái.

Ngày nay sự cầu kỳ về bộ trang phục cưới được giảm bớt chỉ cịn áo dài, áo yếm đính bạc, khăn thêu quấn đầu hoặc khăn hồng đính tua chỉ, một dây đai màu đỏ, vịng cổ, vịng tay, mũ cưới và ơ che đầu. Các đường nét hoa văn được thêu tùy thích theo ý của cơ dâu. Công đoạn nhuộm chàm cũng không cịn, bố mẹ cơ dâu sẽ đi chọn và mua vải lanh nhuộm chàm về cho cô thêu. Con gái khi đi lấy chồng khơng cịn phải thêu áo cho bố chồng và chồng như ngày xưa nữa, việc mặc nhiều bộ trang phục trong ngày cưới của cô dâu cũng được giảm bớt chỉ còn phải mặc một cái áo dài.

Bộ trang phục được cơ dâu và nhà gái hết lịng chăm lo. Vì vậy ấn tượng 58

mạnh mẽ ban đầu của chú rể với cơ dâu chính là bộ trang phục ngày cưới, có thể coi đây là một tác phẩm độc đáo của sắc màu và sự tinh xảo trong từng đường nét hoa văn, do cơ dâu làm. Nhìn vào bộ trang phục nói lên sự nhẫn nại, tính khéo léo và đức hạnh của cơ dâu. Vì thế, các bé gái người Dao Đỏ ở Nậm Đét ngay từ khi lên 8 đến 10 tuổi đã được mẹ và chị dạy từ dễ đến khó các cơng đoạn để hồn tất một bộ trang phục.

Một trong những vấn đề khiến tơi lưu tâm nhất trong q trình đi thực tế đó cũng là về vấn đề mặc trang phục dân tộc trong ngày cưới. Hầu như đám nào cũng vậy, ngồi cơ dâu, chú rể, phù dâu phù rể và thầy cúng ra thì hầu hết bà con ở đây khơng cịn mặc áo dân tộc của mình nữa. Việc nhìn thấy bà con mặc áo dân tộc là rất hy hữu, chỉ những ai có nhiệm vụ về đi lễ xin cưới, đón dâu mới mặc.

Một thực tế hiện hữu của thế hệ trẻ người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét ngày nay là không biết may thêu quần áo, do đòi hỏi sự khéo léo, kiên nhẫn nên nhiều người chọn cách mua hơn là tự mình làm ra y phục truyền thống. Chính vì vậy, nhiều nét văn hóa đặc thù của trang phục truyền thống người Dao Đỏ nơi đây đang dần mất đi. Bà Ghế cho biết “Trang phục ngày thường của người Dao ở Bắc Hà hiện không khác biệt với các dân tộc trong vùng, đều theo lối âu hóa. Trang phục truyền thống từ thường phục đến lễ phục chỉ mặc trong dịp lễ Tết”.

Nếu lớp trẻ khơng có ý thức gìn giữ và phát triển trang phục dân tộc thì sẽ mất đi một phần rất quan trọng của văn hóa dân tộc. Nếu việc thêu thùa khơng cịn được phần đơng phụ nữ Dao Đỏ ở xã Nậm Đét u thích và thực hành thường xun, thế hệ trẻ khơng biết thêu và không hiểu ý nghĩa của các hoa văn thì nguy cơ mai một giá trị của bộ trang phục truyền thống là khơng tránh khỏi.

-Quy mơ và hình thức

Biến đổi về không gian tổ chức đám cưới, không gian ngày càng được mở rộng. Trước kia chỉ tổ chức bó hẹp ở nhà chính, giờ có thể mở rộng ra sân đất, bãi cỏ, nhà hàng xóm, và đặc biệt hơn là có nhà cịn tổ chức ở nhà hàng,

59

chỉ làm lễ cúng khi về nhà. Sân khấu đám cưới cũng được dựng lên nơi thôn quê, tiếng trống tiếng kèn, pha lẫn tiếng loa tiếng đài, tiếng nhạc sập sình. Khi làm xong nghi lễ cô dâu chú rể ra sang sân khấu tiếp tục lễ cắt bánh, đeo nhẫn, trao quà theo phong cách đám cưới của dân tộc Kinh. Sau đó cùng tổ chức các trò chơi, câu đố, câu hò cùng chung vui với bà con, thanh niên trong bản [phụ lục 1; ảnh 20].

-Những điều kiêng kị

Những vẫn đề kiêng kị được đặt ra trong hơn nhân đã có sự đổi mới, đặc biệt là do sự thay đổi về nhận thức của thế hệ trẻ, họ không tin vào những vấn đề tín ngưỡng tâm linh phá bỏ những nguyên tắc mà dân tộc đặt ra. Các vến đề sau khi cưới không được về nhà mẹ đẻ, không được vào nhà người khác khi chưa đầy tháng, nhiều thế hệ trẻ đã khơng cịn lưu giữ, Khi chưa làm lễ lạy mặt thì khơng được về nhà mẹ đẻ ngủ nhưng thực tế cho thấy những cô gái sau khi lấy chồng được khoảng 1-2 tháng là về bên mẹ đẻ ở trong khi chưa làm lễ lại mặt. Những quan niện như dâu đến nhà chồng không được ngồi cùng mâm ăn cơm với bố mẹ chồng, không được ngồi ghế, phải ngồi xổm để lễ bố mẹ , ông bà, bắc, chú bên nhà chồng hầu như đã khơng cịn trong các gia đình.

Việc vợ sinh con ở cữ chưa đầy tháng thì chồng khơng được đến gần buồng, khơng được chăm sóc vợ, bế con. Ngày nay quan niệm này hoàn toàn khơng cịn, mà ngược lại là khi vợ ở cữ hầu như tồn chồng chăm sóc, giặt rũ, cơm nước cho vợ…

Nhìn chung, những biến đổi trong hôn nhân thời gian gần đây đã giúp cho tinh thần người Dao Đỏ thêm phong phú, làm cho nguyên tác hôn nhân trong nội bộ người Dao Đỏ dần được đổi mới và ngày càng có nhiều cặp vợ chồng hỗn hợp dân tộc xuất hiện. Bởi vì trong bối cảnh đổi mới và tăng cường giao lưu, đây là xu hướng mới của sự phát triển quan hệ hôn nhân giữa người Dao Đỏ với các dân tộc khác, một minh chứng cho sự hội nhập giữa các dân tộc anh em trong vùng. Hơn nhân hỗn hợp có thể xem như những tác nhân dẫn đến những thay đổi nhất định trong nếp sống truyền thống của đồng bào Dao

60

Đỏ ở xã Nậm Đét huyện Bắc Hà.

Giống như ở nhiều tộc người, cùng với sự phát triển của thế hệ chính trị, kinh tế, khoa học - kỹ thuật và những tiến bộ về y tế, giáo dục… thì các hình thức nghi lễ liên quan đến hôn nhân, nhất là việc tổ chức đám cưới ở người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét huyện Bắc Hà hiện nay cũng có sự biến đổi, với xu hướng giảm dần về thời gian, nhưng quy mô tổ chức vẫn diễn ra đầy đủ các thủ tục, nghi lễ theo phong tục tập quán và hiện đại về hình thức. Tuy nhiên phạm vi và mức độ thay đổi giữa các địa bàn, các tầng lớp, lứa tuổi… cũng có sự khác biệt nhau. Đối với tầng lớp thanh niên, cán bộ, giáo viên, sự thay đổi này diễn ra nhanh hơn sâu sắc hơn; còn tầng lớp trung niên, người già, người lao động bình thường lại muốn duy trì bảo lưu các phong tục, tập quán truyền thống dân tộc, coi đó là chỗ dựa tinh thần trong đời sống tâm linh của họ.

Mặc dù vậy, cuộc sống mỗi gia đình người Dao Đỏ xã Nậm Đét huyện Bắc Hà vẫn bị chi phối ít nhiều phong tục tập quán riêng của dân tộc. Vì thế, nhìn nhận những biến đổi trong hơn nhân của người dân ở đây là khó nhưng lý giải và hiểu thấu đáo về sự biến đổi ấy thì khơng dễ, do phạm vi, mức độ biến đổi giữa các địa bàn, các tầng lớp, lứa tuổi…có khác biệt nhau.

Một phần của tài liệu Luật tục hôn nhân của người dao đỏ ở huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w