2.2. Quy định về chuẩn bị cho lễ cưới
2.2.4. Mời thầy cúng, đội kèn trống thực hiện nghi lễ
lễ * Mời thầy cúng
Hôn nhân của người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét huyện Bắc Hà luôn chú trọng vào các nghi lễ, vì vậy để một hơn lễ dẫn đến thành cơng tốt đẹp thì khơng thể thiếu đi người thầy chủ trì các nghi lễ trong ngày cưới. Điều đó địi hỏi những người thầy cúng tài giỏi, đức độ, hiểu biết về phong tục tập quán, các hình thức và nghi lễ trong hơn nhân. Bởi vậy việc đi mời thầy cúng cũng cần những lễ vật, vật phẩm theo điều lệ của bản làng.
Gia đình có con trai chuẩn bị cưới vợ thì bố của người con trai đó mang theo 1 lít rượu, một con gà đi mời thầy cúng, nhờ thầy xem tuổi, chọn ngày lành tháng tốt để ăn hỏi và làm đám cưới cho con. Thầy xem ngày là thầy cúng chủ trì hơn lễ, thực hiện các nghi thức trong ngày cưới. Thầy xem ngày phải là người
9
. Tư liệu điền dã ngày 20 tháng 3 năm 2019
34
hợp tuổi với con trai, hợp tuổi với gia chủ thì mới được mời làm lễ.
Sau khi xem được ngày cưới, trước đám cưới 3 ngày, chủ nhà trai phải nắm một gói muối, một trai rượu đến nhà thầy, nhờ thầy giúp đỡ gia đình, chủ trì hơn lễ của cơ dâu chú rể, làm chủ cho gia đình trong đám cưới đó. Đến ngày cưới, thầy cúng đến gia đình nhà trai, nhà trai mổ con lợn cho thầy cúng để cúng tổ tiên, “báo cáo tổ tiên cả hai bên gia đình, hơm nay ngày lành tháng tốt, nhà trai mang lễ (1 đôi gà, và các nghi lễ cần chuẩn bị) sang nhà gái xin dâu để cúng tổ tiên bên nhà gái. Báo cáo tổ tiên hẹn giờ, ngày, tháng, năm bên nhà gái đưa cô dâu sang nhà trai theo giờ quy định”.
So với người Dao Đỏ ở huyện Bắc Hà thì người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng việc mời thầy cúng có sự khác biệt hơn. Trước hơm cưới, đại diện nhà trai cầm gói muối và đồng xu đi nhờ thầy làm lễ. Sau đó thầy cúng tới khấn mời tam đại về phù hộ cho gia đình. Trước khi sang nhà trai, thầy cúng cịn làm lễ ở nhà mình cầu mong tổ tiên phù hộ. Đến nhà trai, thầy làm ba hình nhân từ giấy vàng rồi lấy mực đen vẽ mặt, mũi, chân, tay tượng trưng cho cô dâu, chú rể cùng con của họ. Thầy đặt ba hình nhân trước bàn thờ nhà trai để thắp hương, làm phép niệm chú, sau đó đem cài lên cạnh cửa ra vào. Tiếp đến, thầy viết tên các vị thần vào tờ giấy đỏ đặt xuống chiếu, lấy gạo rắc, dùng hai tay bắt quyết, làm phép vào tờ giấy (lá bùa) rồi dán vào cột trước cửa nhà để trấn trị tà ma không làm hại cơ dâu, chú rể và đồn đi đón dâu. Tiếp theo, thầy cúng còn làm một lễ nhỏ, gọi là lễ gói 12 gói muối để mang đến nhà gái cúng tam đại. Trong đó, 6 gói có buộc đồng tiền kẽm, 6 gói khác khơng buộc tiền kẽm để nhà gái mang đi biếu 6 người cao tuổi nhất thơn bản. Thầy cúng rót ba chén rượu trên bàn thờ nhà trai, rồi thắp ba nén hương và khấn báo với tam đại nhà trai cầu phù hộ cho đồn đón dâu đi lại an tồn... Đến nay, cả người Dao Đỏ và Dao Họ vẫn giữ tập quán dùng muối làm vật cúng, tức làm vật tế trong một số nghi lễ.
Như vậy, thầy cúng là nhân vật rất quan trọng trong hơn lễ, đóng vai trị chủ đạo, chủ trì dẫn dát hơn lễ. Là nhân vật trung gian gắn kết giữa con người
35
với thế giới tâm linh.
* Mời đội kèn trống và phù dâu, phù rể
Kèn (phàn tỵ), trống (zổ) là một trong những loại nhạc cụ gắn liền với đời sống văn hoá tinh thần của người Dao Đỏ. Người Dao Đỏ chỉ sử dụng kèn, trống trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng kèn trong ma chay như nhiều dân tộc khác. Người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét quan niệm tiếng kèn, tiếng trống là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đơi. Chính vì vậy người thổi kèn, đánh trống là một trong những nhân tố chủ đạo không thể thiếu trong đám cưới. Gia chủ phải đi mời người biết thổi kèn, biết các nghi lễ để thổi các bài nhạc theo đúng nghi lễ đó. Lễ mời người thổi cũng như lễ mời thầy cúng, cũng phải trang trọng, thể hiện sự tơn trọng, kính mến của gia chủ.
Sau khi mời được người thổi kèn, gia chủ tiếp tục đi mời người đánh trống, đánh chiêng, chũm chọe. Đây là bộ nhạc cụ dân tộc không thể thiếu trong đám cưới của người Dao Đỏ ở Nậm Đét.
Cuối cùng là đi nhờ người làm phù dâu, phù rể, người che ô cô dâu, người đeo hịm. Người được mời là em và cháu của cơ dâu, chú rể.