Tổ chức đám cưới (Chấu xiên cha)

Một phần của tài liệu Luật tục hôn nhân của người dao đỏ ở huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 49 - 62)

2.3. Quy định về trình tự thực hiện lễ cưới của người Dao Đỏ ở huyện Bắc

2.3.3. Tổ chức đám cưới (Chấu xiên cha)

Lễ cưới chính thức của người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường được tổ chức vào tháng mười đến tháng hai âm lịch, đây là khoảng thời gian nhàn rỗi, mùa màng đã thu hoạch xong. Gia đình nhà trai sẽ nhờ thầy chọn ngày tốt, ngày đẹp rồi bỏ vào túi giấy hồng nhờ ông mối mang sang thơng báo cho gia đình nhà gái biết để chuẩn bị tổ chức lễ cưới chính thức. Ngày cưới, gia đình nhà trai, nhà gái mời đơng đủ anh em, bạn bè, bà con hàng xóm về dự và chúc phúc cho con cháu, về chung vui cùng gia đình và nhờ người vào bếp chế biến thực phẩm phục vụ khách khứa. Nhà cửa, buồng cô dâu, chú rể được dọn dẹp sạch sẽ, trang trí lộng lẫy với mong muốn cặp vợ chồng sau này sẽ có cuộc sống giàu có, hạnh phúc. Đám cưới diễn ra liên tục 2 ngày đêm.

Qua quan sát, theo dõi ngày thành hôn của đôi bạn trẻ Triệu Tài Phiếu (chú rể 23 tuổi) với Bàn Thị Dần (cô dâu 22 tuổi) tại thôn Nậm Đét, xã Nậm Đét đã giúp tôi hiểu rõ hơn về nghi lễ trong hôn nhân của người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét. Hôn lễ được diễn ra trong hai ngày một đêm (từ ngày 19 đến 20 tháng

3 năm 2019 dương lịch), đi cùng với nhiều nghi thức phức tạp. Để có được những tài liệu thuyết phục khách quan cho khóa luận tôi đã đi sâu vào phỏng vấn, nghiên cứu từng nghi thức cụ thể.

40

Ngày thứ nhất, theo chân thầy cúng đến hai bên gia đình làm lễ trình báo tổ tiên [phụ lục 1; ảnh 5]. Khi đến, nhà trai cắt giấy màu, ghi câu đối, trang hoàng nhà cửa, rồi cử 4 người mang đồ dẫn cưới (lễ xin dâu) sang nhà gái gồm rượu, thịt lợn, con gà, hịm, quần áo trang sức cho cơ dâu mạc trong ngày cưới chính. Giúp nhà gái tổ chức tiệc rượu liên hoan và làm lễ trình báo tổ tiên bên nhà gái, báo ngày giờ xin dâu về nhà chồng.

Tối hôm đầu tiên, qua 12 giờ đêm, nhà trai mổ gà cho thầy cả báo cáo tổ tiên, những lời thỉnh cầu được cất lên với ý nghĩa “gia đình có con trai mới lớn đến tuổi dựng vợ gả chồng hôm nay tổ chức đám cưới cho con xin phép tổ tiên, báo cáo với tổ tiên về ngày, giờ đón dâu và đưa dâu vào nhà, gọi tổ tiên vào ăn uống phù hộ cho gia đình”. Thầy cúng vừa đọc thần chú vừa làm phép làm lễ đuổi hết các loại ma tà ra khỏi nhà, phù phép bằng một bát nước. “Đó là bát nước được tơi phù phép, khi làm lễ báo cáo tổ tiên xong tơi sẽ ngậm bát nước đó rồi phun thổi xung quanh nhà để đuổi hết ma quỷ trong nhà, vì trong những ngày vui đặc biệt là ngày cưới, khi làm lễ gọi mời tổ tiên, thần linh thì những ma quỷ sẽ nghe thấy và đi theo vào nhà, chính vì vậy nên tơi cần phải làm lễ đuổi chúng đi trước khi cô dâu đến” thầy cúng Triệu Phúc Nhuần chia sẻ. Sau khi làm lễ báo cáo tổ tiên thì nhà trai mổ thêm một con lợn để cho thầy 2 cúng thần Hoàng Làng. Làm lễ mời thần Hoàng Làng về chứng kiến ngày cưới của đôi trai gái và mong ngày phù hộ gia đình ln hạnh phúc con cháu xum họp [phụ lục 1; ảnh 6]. Lễ cúng thần Hoàn Làng là một con lợn có đầy đủ các bộ phận, chưa bị chặt thủ, lòng lợn và tiết đều dược mang ra trình cúng thần, lễ cịn kèm theo 2 hào bạc trắng bọc trong túm gạo.

Gia đình nhà trai tiếp tục mổ thêm hai con gà cho thầy 3 cúng thần lửa. Thần lửa là vị thần tối cao của người Dao Đỏ ở đây nên khi có lễ thì phải cúng mời thần về chung vui sum họp với gia tiên, cầu mong phù hộ và chúc cho gia đình ln ấm no hạnh phúc, luôn thắp sắng soi đường chỉ lối cho đôi bạn trẻ mới cưới [phụ lục 1; ảnh 7].

Sau khi làm xong lễ cúng các vị thần và tổ chức mời tiệc rượu cho bà 41

con họ hàng, Thầy cả bắt đầu đọc các câu đối đáp, chúc phúc của họ hàng anh em hàng xóm cho gia đình và bà con nghe. Những câu chúc phúc, chúc lộc được viết bằng chữ nho trên giấy màu đỏ hoặc mầu vàng và đính vào vải hoa dày 1,5 đến 2 mét [phụ lục 1; ảnh 8]. “Đây là những lời chúc của họ hàng gửi gắm đến đôi vợ chồng trong ngày cưới, vải hoa và giấy đỏ cịn được gọi là đơi vải đỏ, ln có đơi có cặp. Vải hoa mang ý nghĩa là sum vầy hạnh phúc, ấm no, con cháu đầy đàn như chăm hoa đua nở luôn trẻ đẹp xinh tươi”12 ông Nhuần cho biết. Sau khi đọc xong lời chúc phúc nhà trai bát đầu chuẩn bị cho lễ đón dâu và chờ giờ lành đi đón dâu.

Ngày thứ hai, lúc 2 giờ sáng cô dâu Bàn Dần dậy chuẩn bị trang phục, đầu tóc để xuất giá, chuẩn bị xong 4 giờ sáng nhà gái đưa dâu sang nhà trai và đây là ngày cưới chính. Ngày cưới chính bao giờ cũng phải là một trong các ngày Dần, Mão, Ngọ, Mùi là những ngày tốt theo quan niệm của người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét. Giờ đón dâu và đưa dâu vào nhà là giờ Dần và giờ Mão khi đó trời chưa sáng nhà gái phải đưa dâu sang nhà chồng, lúc đó trời chưa sáng khơng có ánh sáng, khơng có ánh mặt trời soi vào, vì cơ dâu là người đẹp nhất trong ngày cưới nếu để thần mặt trời nhìn thấy sẽ bắt đi mất. Trước khi cô dâu bước ra khỏi nhà, bố mẹ cơ dâu dạn dị con gái, lấy chồng phải biết chăm ngoan hiếu thảo với bố mẹ chồng, sau đó cơ dâu bái tổ tiên 3 vái để xin phép đi lấy chồng. Cô dâu từ lúc vái tổ tiên ra khỏi nhà lúc nào cũng phải có phù dây dát theo và có bà mối theo sau để bảo vệ và chỉ lối. Khi ra khỏi nhà khác với Dao Họ ở Bảo Thắng cơ dâu đội nón và cầm quạt giấy che mặt hay đối với Dao Tuyển, cô Đâu chỉ đội một cái mũ mầu đỏ có đính hạt cườm và tua chỉ thì cơ dâu Dao Đỏ ở Nậm Đét huyện bắc Hà phải đội khăn chùm đầu, mặc bộ quần áo mà mẹ chồng thêu cho, đeo trang sức trên mình, chồng khăn hồng vào hai bên sườn, che ơ đính vải đỏ tất cả đều mang ý nghĩa là tránh ma đuổi tà, việc đội khăn chùm đầu có ý nghĩa là tránh ma đeo bám, chùm vào mặt cô dâu không

12

. Tư liệu điền dã ngày 20 tháng 3 năm 2019

42

cho phép ma quỷ nhìn thấy và đến gần đồng thời chùm đầu vào cũng có ý nghĩa là khơng cho mặt trời chiếu vào mặt cô dâu, nếu mặt trời chiếu vào sau này sẽ khó khăn trong việc làm ăn [phụ lục 1; ảnh 9]. Theo bà Triệu Thị Pham – mẹ cô dâu cho biết “bộ trang phục mà con gái tôi đang mặc cùng với trang sức đeo trên người đều là lễ phục do mẹ chồng thêu may và chuẩn bị. Khi bước ra khỏi nhà, con gái tơi phải mặc vào để có thể tránh được những điều xui xẻo, và mang lại hạnh phúc cho mình”13. Trên đường đi đưa dâu nếu qua các con sơng các con suối thì phải đốt tiền giấy, được coi là “lộ phí qua cầu” để cầu xin thần sông, thần suối bắc cầu qua sông cho hồn cô dâu đi qua sông để lấy chồng, nếu khơng làm lễ xin thì hồn cơ dâu sẽ bị giữ ở lại vì khơng có cầu qua. Khi đi gần đến nhà chồng thì cơ dâu phải xuống đi bộ và không được đi dép đến khi vào nhà chồng. Lúc đó nhà trai cử đội kèn trống đến đón dâu ở đầu làng. Khi dâu đến nhà thầy cúng bát đầu thực hiện các nghi thức tập quán trong hơn nhân để đón nhận dâu mới. Đối với người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét huyện Bắc Hà là hai bạn trẻ sắp cưới phải tránh mặt nhau, không được gặp nhau trước 3 ngày cưới, đặc biệt là trong ngày cưới, khi chưa làm lễ xong thì khơng nhìn thấy mặt nhau. Cịn với người Dao Họ ở xã Sơn Hà huyện Bảo Thắng lại khác, trước hơm cưới chính thức, chú rể cùng ơng bà mối sang nhà gái xin dâu, và ngủ lại tại nhà gái. Sáng hôm sau, trước khi ra cửa về nhà chồng, cô dâu một tay cầm chiếc khăn, tay kia cầm chiếc quạt giấy, che mặt theo hai bà đưa dâu vào buồng gặp chú rể. Khi gặp chú rể, hai ông mối cùng hai bà đại diện nhà gái làm các nghi thức trao, nhận dâu rể, rồi tất cả cùng ra trước bàn thờ lạy tổ tiên nhà gái và xin phép đưa cơ dâu về nhà chồng. Lúc đó, thầy cúng lấy vị rượu mà nhà trai mang đến, dùng chiếc đũa chọc thủng tờ giấy hồng bịt miệng vị, rồi rót ra từng chén đưa mời nhà trai cùng bố mẹ cô dâu, họ hàng nhà gái uống và mừng quà hoặc tiền cho hai vợ chồng trẻ.

* Lễ đón dâu và trói buộc (Chíp xiên cha và shun xiên cha)

13

. Tư liệu điền dã ngày 20 tháng 3 năm 2019

43

Khi cơ dâu đi đến đầu làng thì nhà trai cử đồn đi đón dâu bao gồm nhạc trống kèn, và đồn đón hịm, đón ơ, đón ơng bà mai mối. Khi đến đồn nhà trai lạy đoàn nhà gái 3 lạy để tỏ lịng cảm ơn nhà gái đã khơng quản đường khó đưa dâu sang nhà chồng đúng giờ giao ước rồi đón dâu và đồn đưa dâu vào cổng nhà chờ làm lễ [phụ lục 1; ảnh 10]. Đúng lúc đó chú rể phải lánh mặt sang nhà hàng xóm, đến khi cơ dâu được vào nhà thì mới đón chú rể về làm lễ nhập tịch tiếp.

Khi đoàn đưa dâu đến, nhà trai chuẩn bị trà, thuốc lào mời khách thể hiện sự cảm ơn đối với đoàn đưa dâu. Khi đến giờ vào nhà thầy cúng tiếp tục làm phép đuổi ma trừ tà đi theo cơ dâu và đồn đưa dâu, sau đó đội kèn trống làm lễ trói buộc bên nhà gái nghĩa làm giữa lại chơi nhà chưa cho về, sau khi làm xong lễ mới mở chói cho về, lễ thể hiện sự yêu quý, kính trọng của nhà trai đối với nhà gái. Lễ trói buộc thể hiện bằng cách phân bố đồn đưa dâu thàng 3 nhóm rồi đội kèn trống đi vịng, vừa đi vừa thổi bài kèn mời khách lại nhà đi một vòng được coi như buộc một vòng, tổng phải đi 10 vòng [phụ lục 1; ảnh 11].

* Lễ vào nhà (đáp sái)

Sau khi làm lễ trói buộc thầy cúng bắt đầu làm lễ vào cửa cho cơ dâu, Đồn nhà gái tiến đến trước cửa chính, dừng ở ngưỡng cửa, cơ dâu đứng trước cửa chính chờ thầy làm phép đuổi tà theo bám. Thầy cúng một tay cầm bát nước, một tay cầm que sắt vừa niệm chú vừa đi quanh nhà ngậm nước phép phun ra xung quanh, hết một vịng nhà sau đó cầm một con gà con thỉnh cầu tổ tiên, cho vào nhà bằng cách xin quẻ sau khi hai thẻ che cùng lật hoặc một úp một ngửa thì có nghĩa tổ tiên đồng ý, khi đó thầy cúng dùng dao phù phép chặt đứt đầu gà, ném ra ngoài cửa [phụ lục 1; ảnh 12]. Sau đó cơ dâu được bước chân vào cửa nhà, đồng thời đoàn đưa dâu lúc này mới được vào nhà trai.

Khi vào nhà em trai hoặc em gái của chú rể bê chậu nước đặt trước cửa rồi rửa chân cho chị dâu sau đó đi đơi tất và giầy mà nhà chồng đã chuẩn bị cho cô dâu. Việc rửa chân mang ý nghĩa là rửa sạch đi mọi dơ bẩn đeo bám, rửa

44

sạch đi nhiều điều xui xẻo ở người cơ dâu, cịn đeo tất và giầy mới vào là gạt bỏ đi xui xẻo thay vào những cái mới mẻ cầu mong mọi thứ được suôn xẻ. Sau khi rửa chân xong, em của chú rể tiếp tục dải chiếu, để chăn và gối của chú rể lên gian giữa nơi có bàn thờ tổ tiên để làm lễ nhập tịch. Khi cô dâu đi sang nhà chồng thì phải mang theo cái hịm và cái chăn, cái chăn được mang ra làm lễ vái lạy tổ tiên. Chăn được đặt theo thứ tự của cô dâu đặt xuống dưới, chú rể đặt lên trên rồi đến hai cái gối. Chăn gối mang ý nghĩa trình báo tổ tiên nay theo lời hẹn ước nhà trai đón dâu về cùng chung sống với gia đình là vợ của con cháu nhà mình, từ nay chung chăn chung gối suốt đời.

* Lễ nhập khẩu (Thim tinh)

Trước khi làm lễ nhập khẩu cho cơ dâu thì đồn trống kèn đi đón chú rể về để làm lễ [phụ lục 1; ảnh 13]. Mở màn là lễ nhập khẩu cho cô dâu, tiếng Dao Đỏ gọi là “Thim tinh”, thầy cúng khấn báo tổ tiên về việc gia đình tổ chức đón dâu, mong tổ tiên chấp nhận và nhập thêm khẩu vào gia đình. Nhập khẩu cho cô dâu và đặt tên cho chú rể là nghi lễ quan trọng và bắt buộc bởi chỉ khi hoàn thành nghi lễ này cô dâu và chú rể mới được chính thức vào nhà và cơ gái mới chính thức trở thành thành viên của nhà chồng cũng như được tổ tiên nhà chồng che chở, bảo vệ.

Theo ơng Lìn “đối với người Dao Đỏ, thời gian diễn ra nghi lễ này phải được chọn rất cẩn thận. Trong đó tốt nhất là những giờ Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ. Thầy cúng sẽ chọn một trong 4 giờ này để thực hiện nghi lễ. Gia đình tơi chọn vào giờ Mão làm lễ nhập khẩu cho con trai tôi, đây là giờ tốt và cũng là lúc làm xong lễ vào nhà cho cô dâu, thực hiện nhập tịch cho cô dâu sẽ rút gắn được thời gian làm lễ”.

Trước khi thực hiện nghi lễ, gia đình sẽ chuẩn bị một mâm lễ đặt trước bàn thờ tổ tiên gồm 1 con lợn, 1 con gà trống, 6 chén rượu, 1 lít rượu và một bát gạo, hai hào bạc trắng bọc trong vải trắng và một tập tiền âm để thầy cúng dùng làm lễ [phụ lục 1; ảnh 14]. Ngồi ra, chủ nhà treo một vng vải đỏ ở giữa tấm vải có gài một tấm bạc trắng có chữ "kết hơn" lên trên bàn thờ tổ tiên và

45

treo một mảnh vải đỏ hình vng lên trên cửa chính.

Chuẩn bị xong lễ vật, thầy cúng sẽ bắt tay vào làm lễ và cúng. Nội dung bài cúng là trình bày về quá trình vất vả đi tìm con dâu của gia đình chú rể. “Gia đình đã phải đi các hướng Đơng - Tây - Nam - Bắc, đến lắm nơi, nhiều chốn và cuối cùng đã tìm được cơ con dâu ưng ý nhất về. Sau khi xin tuổi cô gái về đối chiếu cùng con trai khơng có gì vướng mắc, gia đình đã làm lễ ăn hỏi từ đầu năm. Bên gái cũng chuẩn bị trang phục từ đầu năm, bên trai đã chuẩn bị đón dâu đầy đủ, chủ gia đình đã nhờ được thầy tìm ngày tháng kết hơn tốt. Vậy mong tổ tiên chấp nhận và giúp thầy cúng nhập thêm khẩu vào gia đình, giúp hai người kết hơn và bảo vệ đám cưới, hai bên khỏe mạnh, không ốm đau bệnh tật, phù hộ cho đám cưới bình yên khơng gây mất đồn kết, phù hộ cho hai vợ chồng trẻ sống hạnh phúc, sinh được nhiều con cái thông minh, tài giỏi, làm ăn giàu sang phú quý…”. Sau khi đọc bài cúng, thầy cúng đặt tập tiền âm phủ lên bàn thờ tổ tiên, rồi lấy một tờ giấy đỏ ra ghi tên tuổi cô dâu vào, từ nay cô dâu đã thành người trong nhà và được tổ tiên nhà chú rể bảo vệ.

Tiếp sau lễ nhập khẩu cho cô dâu là lễ đặt tên cho chú rể. Sở dĩ chú rể cũng phải làm lễ dặt tên bởi trong quan niệm cổ truyền của người Dao Đỏ ở Nậm Đét, một người đàn ông từ khi sinh ra cho đến khi lấy vợ phải có đủ 3 tên gọi gồm: tên khi cịn trẻ con, tên khi lấy vợ và tên khi làm lễ cấp sắc.

Để đặt được tên, thầy cúng sẽ thống nhất với bố mẹ chú rể về tên gọi.

Một phần của tài liệu Luật tục hôn nhân của người dao đỏ ở huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 49 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w