Tác động về tình hình nhậ p xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-các tác động chính trị chủ yếu của chính sách xuất nhập cảnh qua khảo sát tại thành phố đà nẵng (Trang 29 - 36)

nước ngồi ở Việt Nam

Cùng với q trình hội nhập quốc tế theo xu thế tồn cầu hóa, mở rộng quan hệ hợp tác ngày càng mạnh mẽ... người nước ngoài vào Việt Nam với nhiều mục đích, hoạt động trên các lĩnh vực ngày càng phong phú, đa dạng như: hợp tác, liên doanh, liên kết, thăm dò thị trường, thương mại, đầu tư, buôn bán, du lịch, hoạt động từ thiện, thăm thân... ngày một tăng, trong số đó hầu hết người nước ngồi nhập cảnh vào Việt Nam đều đúng mục đích nhập cảnh, song cũng có một số ít người đã lợi dụng những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý của ta, những kẽ hở trong thực hiện luật đầu tư nước ngồi, trong quản lý kinh tế, cơ chế chính sách PL của nước ta chưa hồn chỉnh... để hoạt động vi phạm chính sách PL hoặc câu kết với bọn tội phạm trong nước để hoạt động phạm tội như: xâm phạm ANQG, buôn lậu; rửa tiền; buôn bán

trái phép chất ma túy; mua bán phụ nữ, trẻ em; tội phạm trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin… thậm chí là trộm cắp, cướp của, giết người...

Cơng tác đấu tranh phịng ngừa người nước ngồi vi phạm chính sách PL Việt Nam thơng qua công tác quản lý là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, của chính quyền, của các đồn thể và tồn dân; trong đó lực lượng Cơng an nhân dân giữ vai trị nịng cốt, xung kích.

Sự mở cửa, tăng cường giao thương với các nước trên thế giới khiến lưu lượng khách quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam tăng vọt, đòi hỏi việc nhận thức cơ bản về lĩnh vực người nước ngoài vào nước ta trở thành vấn đề bức thiết để có kế hoạch phịng ngừa sự tác động tiêu cực qua cư trú của họ trên lãnh thổ Việt Nam, để hồn chỉnh chính sách PL trong quản lý hoạt động của người nước ngoài.

a) Nhận thức về người nước ngoài

Người nước ngoài trong khoa học pháp lý Việt Nam cũng được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau phụ thuộc vào những tiêu chí xem xét khác nhau về người nước ngồi. Tuy nhiên vấn đề quan trọng khơng phải chỉ là hiểu thế nào cho đúng hay không đúng, mà phải gắn liền giữa quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

- Thuật ngữ “người nước ngoài” được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới. Trong các văn bản chính sách PL và khoa học pháp lý của các nước, “người nước ngoài” được hiểu theo hai nghĩa:

+ Theo nghĩa rộng: người nước ngồi là tất cả những người khơng có quốc tịch của nước sở tại, tức là bao gồm cả người có quốc tịch nước ngồi và người khơng có quốc tịch.

+ Theo nghĩa hẹp: người nước ngồi là người có quốc tịch nước ngồi và không phải công dân nước sở tại. Theo cách nhìn nhận này thì người khơng có quốc tịch khơng phải là người nước ngoài.

Trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn ở Việt Nam hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm người nước ngoài. Ở mỗi giai đoạn,

cách hiểu này cũng khác nhau. Theo Sắc lệnh 53 ngày 20/10/1945 do Hồ Chủ Tịch ký, quy định những người sau đây là công dân Việt Nam: cha, mẹ là người Việt Nam; cha là người Việt Nam, mẹ không phải là người Việt Nam; cha không rõ là ai, mẹ là người Việt Nam; cha mẹ không rõ là ai, sinh ra tại Việt Nam. Căn cứ sắc lệnh này thì những người khơng thuộc bốn loại kể trên đều là người nước ngồi.

Trong một số văn bản chính sách PL của Nhà nước ta được ban hành những năm gần đây, khái niệm “người nước ngoài” thường được dùng rộng rãi theo nghĩa rộng.

- Người nước ngoài, theo Luật quốc tế là người khơng có quốc tịch của nước mà họ đang cư trú. Vì vậy quốc tịch được xem là một căn cứ để xác định một người nào đó là cơng dân của nước này hay cơng dân của nước khác.

Tuy nhiên trong thực tế có cơng dân sinh ra ở nước này nhưng lại gia nhập quốc tịch nước khác, hoặc do nhiều nguyên nhân mà có người mang nhiều quốc tịch, có người khơng có quốc tịch.

Như vậy theo quy định của luật quốc tế thì người nước ngồi là người khơng có quốc tịch của nước sở tại (bao gồm cả người có quốc tịch nước ngồi và người khơng mang quốc tịch); như vậy người nước ngồi là người có quốc tịch nước khác và không là công dân của nước sở tại, nếu hiểu như thế này thì người khơng có quốc tịch khơng phải là người nước ngồi (vì thỏa mãn yếu tố mang quốc tịch nước khác và thỏa mãn yếu tố không phải là công dân của nước sở tại) và sẽ dẫn đến một số bất cập như: công dân của nước sở tại thơi quốc tịch nước đó thì sẽ khơng phải là người nước ngoài và họ là ai; khi muốn là cơng dân của nước sở tại thì phải mang quốc tịch của nước sở tại và điều quan trọng là các quy định của chính sách PL sẽ điều chỉnh họ như thế nào.

- Theo từ điển Bách khoa CAND Việt Nam thì khái niệm người nước ngồi được giải thích: “người nước ngồi là người cư trú ở một nước nhưng khơng phải là cơng dân (khơng có quốc tịch) của nước đó. Hiểu theo nghĩa rộng, người nước ngồi cịn bao gồm cả người khơng có quốc tịch” [49, tr.877].

- Tại Điều 3, Luật Quốc tịch Việt Nam đã giải thích các từ ngữ có liên quan tới khái niệm người nước ngoài như sau:

+ “Quốc tịch nước ngoài” là Quốc tịch của một nước khác không phải là Việt Nam.

+ “Người khơng Quốc tịch” là người khơng có Quốc tịch Việt Nam và cũng khơng có Quốc tịch nước ngồi.

+ “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam” là cơng dân nước ngồi và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam

Cũng theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam, thì người khơng quốc tịch: là người khơng có quốc tịch Việt Nam và cũng khơng có quốc tịch nước ngồi. Người khơng có quốc tịch có nhiều lý do khác nhau, như: mất quốc tịch, mất quốc tịch có thể do người đó thơi quốc tịch; đương nhiên mất quốc tịch; bị tước quốc tịch.

Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam: Là cơng dân nước ngồi và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.

Như vậy, có thể hiểu người nước ngồi là người khơng có quốc tịch Việt Nam. Khái niệm này phù hợp với xu hướng chung của các nước văn minh tiến bộ, cũng phù hợp với nguyên tắc của luật quốc tế: "Không nên phân biệt đối xử vì lý do dân tộc, chủng tộc, tơn giáo, giới tính, chính kiến, ngơn ngữ, trình độ văn hóa".

Việc một người là cơng dân của nước này hay nước khác phụ thuộc vào quốc tịch của người đó mang, và quốc tịch trở thành một chế định pháp lý quan trọng để nhìn nhận tư cách pháp lý của một con người tại một quốc gia là hoàn toàn hợp lý.

b)Tình hình nhập cảnh của người nước ngồi vào Việt Nam

Theo số liệu báo cáo của Cục Quản lý XNC Bộ Cơng an trong 10 năm qua (2000-2010) đã có 29.777.249 lượt người nước ngồi nhập cảnh Việt Nam, trong đó có 19.235.201 lượt người nước ngồi nhập cảnh qua cửa khẩu

hàng khơng quốc tế, số cịn lại nhập cảnh qua các cửa khẩu đường bộ, đường sơng, đường biển.

Tình hình nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam trong 10 năm qua có một số đặc điểm liên quan đến công tác đảm bảo ANQG như sau:

Đặc điểm về số lượng: người nước ngoài đến Việt Nam ngày càng gia

tăng, năm sau nhiều hơn năm trước, nếu năm 2000 chỉ có 1.155.784 lượt người nước ngồi nhập cảnh thì năm 2007 là 3.999.007 lượt người nước ngoài và đến năm 2010 đã có 4.374.779 lượt người nước ngồi nhập cảnh Việt Nam.

Đa dạng về quốc tịch: số lượng người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam

từ năm 1998 đến nay bao gồm công dân của 150 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, trong đó đơng nhất là Hoa Kỳ: 2.011.527 lượt người; Hàn Quốc: 1.983.296 lượt người; Trung Quốc: 1.860.380 lượt người…Đặc biệt từ năm 2005 đến nay, Việt Nam trở thành điểm đến an tồn và hấp dẫn của cơng dân các nước Châu Phi, từ năm 2005 đến năm 2008 đã có 25.307 lượt người từ các nước Châu Phi và 36.372 lượt người đến từ các nước Trung Đông nhập cảnh Việt Nam.

Với nhiều lý do, mục đích khác nhau: người nước ngồi đến Việt Nam

đơng nhất là khách Du lịch: 16.609.236 lượt; Thương mại: 5.669.887 lượt; Đầu tư 65.590, Làm việc: 5.519. Người nước ngoài đến Việt Nam làm việc trong các văn phòng đại diện, tiến hành các hoạt động nhân đạo, hoạt động trong các hãng thơng tấn báo chí, y tế, giáo dục, các dự án đầu tư, 100% vốn nước ngoài…Trong số người nước ngoài vào Việt Nam đáng lưu ý là số vào làm việc trong các tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngồi tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, các tổ chức NGO nước ngoài tại Việt Nam vừa tăng về số lượng, vừa mở rộng địa bàn, phạm vi hoạt động, xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội … của nước ta. Đến năm 2008, có 3.515 người nước ngồi làm việc cho 650 tổ chức NGO tại Việt Nam, trong đó có 600 tổ chức đã được Việt Nam cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện.

Nhiều nhất là NGO Mỹ: 614 người/194 tổ chức, với giá trị viện trợ chiếm gần 50% tổng giá trị giải ngân của các tổ chức NGO tại Việt Nam nói chung. Đây là vấn đề đáng quan tâm đối với công tác bảo vệ ANQG, nhất là an ninh chính trị trong tình hình hiện nay, vì chính các tổ chức NGO chính là một trong những cơng cụ quan trọng mà các thế lực thù địch nước ngoài, đặc biệt là Mỹ thường xuyên sử dụng để thực hiện chiến lược “DBHB” đối với Cách mạng nước ta. Các tổ chức NGO lợi dụng hoạt động từ thiện, nhân đạo, Chính phủ Mỹ và các nước thông qua tài trợ để chi phối, chỉ đạo các tổ chức phi chính phủ nước ngồi hoạt động theo hướng xâm nhập, chuyển hóa nội bộ.

Ngồi các cửa khẩu hàng khơng quốc tế, trong những năm gần đây, người nước ngoài vào Việt Nam qua cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường sông ngày càng nhiều: Từ năm 2000 đến nay có 3.129.567 lượt người nước ngồi nhập cảnh qua các cửa khẩu này. Trước đây, trên các tuyến này, chủ yếu là người các nước láng giềng qua lại lẫn nhau. Tuy nhiên, từ khi Nhà nước ta có đường lối mở cửa thì số lượng cơng dân nước thứ ba vào qua các cửa khẩu này ngày càng tăng. Từ năm 2000 đến nay, tại các cửa khẩu dọc tuyến biên giới Việt Nam - Cămpuchia, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Trung Quốc đã có 1.630.215 lượt người nước ngồi nhập cảnh qua các cửa khẩu này.

Kết luận chương 1

Nước ta đang bước vào thời kỳ chiến lược phát triển mới, hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống quốc tế trong bối cảnh thế giới đang có những thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường. Tình hình trên cùng với khát vọng chính đáng của người dân mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình đã làm cho dịng chảy di cư của công dân Việt Nam ra nước ngồi trở nên hết sức đa dạng, quy mơ và hình thái di cư gia tăng. Đi cùng với dòng di cư của Việt Nam ra nước ngồi thì người nước ngồi vào Việt Nam với nhiều mục đích, hoạt động trên các lĩnh vực ngày càng phong phú, đa dạng như: hợp tác, liên doanh, liên kết, thăm dò thị trường, thương mại, đầu

tư, buôn bán, du lịch, hoạt động từ thiện, nhân đạo, thăm thân... ngày một tăng, kèm theo những tác động phức tạp về an ninh chính trị, trong đó nổi lên lĩnh vực lao động là người nước ngồi, hiện có hơn 77.000 lao động nước ngồi đang làm việc ở Việt Nam, đến từ 60 quốc gia. Trong đó chiếm hơn 50% là lao động đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia. Phần lớn các lao động vào Việt Nam theo các dự án nước ngoài trúng thầu. Ngoài ra, một số người nước ngoài khác vào Việt Nam bằng con đường du lịch, tự tìm việc làm để sinh sống. Đa số đều vi phạm về Luật visa, thời hạn cư trú.

Nguyên nhân là do những sơ hở trong các văn bản PL tạo điều kiện cho lao động nước ngồi lách luật. Mặt khác nhận thức tình trạng nhập cư, nhất là lao động, trước tác động kinh tế, chính trị tồn cầu, nhiều chính trị gia các nước có quyết định, quyết sách chính trị liên quan trong thực hiện chính sách nhập cư khác nhau, điều đó đã tạo nên những tác động phức tạp, diễn biến khó lường, điều quan trọng đặc biệt là địi hỏi các chủ thể chính trị có quyết sách lựa chọn phù hợp trong diễn biến của thực tiễn.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-các tác động chính trị chủ yếu của chính sách xuất nhập cảnh qua khảo sát tại thành phố đà nẵng (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w