xuất nhập cảnh
Chủ quyền quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ quyền làm chủ thiêng liêng, bất khả xâm phạm của một quốc gia độc lập nhất định, được thể hiện trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao và được đảm bảo toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt, cả lập pháp, hành pháp lẫn tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Chủ quyền quốc gia là đặc trưng chính trị và pháp lý thiết yếu của một quốc gia độc lập, được thể hiện trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước và trong hệ thống chính sách PL quốc gia. Tơn trọng chủ quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất được Hiến chương Liên hiệp quốc khẳng định là tôn trọng và bảo đảm sự bình đẳng về chủ quyền quốc gia, khơng một quốc gia nào được can thiệp hoặc khống chế, xâm phạm chủ quyền của một quốc gia độc lập khác.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ: "Nước ta đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường thách thức nào". Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu "DBHB", bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" hịng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" diễn biến phức tạp.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự cường dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người công dân trong việc bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH. Cơng tác tuyên truyền, giáo dục phải giúp nâng cao nhận thức đúng đắn của toàn xã hội trong xu thế hội nhập và hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng với sự đan xen giữa các mặt hợp tác, đấu tranh và cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia dân tộc; các âm mưu "DBHB", bạo loạn, lật đổ, tội phạm khủng bố, tội phạm sử dụng công nghệ cao… xuất hiện với những biến thái khó lường, trở thành những nguy cơ đe dọa ANTT cả ở bên trong và bên ngoài đất nước.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hơn là, trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, chủ quyền quốc gia đang phải đối đầu với nhiều thách thức. Những thách thức đó khó nhận biết hơn, mang sắc thái mới hơn trước đây (trong điều kiện có chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc). Đó là những thách thức được che dấu dưới những chiếc áo khoác nhiều màu sắc hấp dẫn của lợi ích kinh tế, của sự cám dỗ về vật chất, được nhìn nhận qua những lăng kính ảo của tham vọng cá nhân, của những chuẩn mực giá trị đạo đức, lối sống sai lệch.
Báo chí phương Tây ra sức tuyên truyền rằng, trong điều kiện hội nhập kinh tế, chủ quyền dần dần mất đi, khái niệm chủ quyền đã lỗi thời… Sự thật hồn tồn khơng phải như vậy. Đó chỉ là những luận điệu mở đường cho việc tiến hành xâm phạm chủ quyền, can thiệp chủ quyền đối với các nước đang
phát triển. Cần thấy rằng, hội nhập kinh tế hiện nay là một xu thế phát triển trong điều kiện thế giới vẫn ở vào thời đại quốc gia dân tộc, quan niệm "chủ quyền quốc gia" vẫn là chuẩn tắc hành động cao nhất của các bên tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế.
Để bảo vệ chủ quyền quốc gia trong thực hiện CSXNC, tạo điều kiện hội nhập kinh tế, chúng ta cần quán triệt và thực hiện tốt một số vấn đề cơ bản sau đây:
Cần có chiến lược tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế một cách chủ động tích cực với một “lộ trình " phù hợp. Khơng nên cho rằng vì hội nhập kinh tế mang dấu ấn "tư bản chủ nghĩa", có ảnh hưởng xấu nên khơng dám hoặc không tự nguyện tham gia. Để không bỏ lỡ các cơ hội phát triển mà hội nhập kinh tế đưa lại, chúng ta cần có thái độ tích cực, chủ động. Hiện nay, đối mặt với những vấn đề những ảnh hưởng xấu của hội nhập kinh tế đưa lại, chúng ta cần nghiên cứu hết sức nghiêm túc, hết sức cẩn thận và có đối sách hữu hiệu tương ứng. Nhưng đối với xu thế phát triển mang ý nghĩa tiến bộ, về tổng thể, chúng ta phải có thái độ khẳng định và tích cực, đồng thời phải lợi dụng triệt để nhưng cơ hội do nó đem lại để đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá theo định hướng XHCN, tạo ra nền tảng vững chắc cho việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Chú trọng thực hiện tốt phương châm tranh thủ và lợi dụng mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế. Hội nhập kinh tế là “con dao hai lưỡi", mặt tích cực và tiêu cực mà nó mang lại cho từng quốc gia sẽ không giống nhau. Do vậy, bước đi của chúng ta tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế cần phải hết sức thận trọng để có thể tranh thủ và lợi dụng triệt để mặt tích cực trên cơ sở phát huy thế mạnh của chính mình, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những mặt tiêu cực do nó đem lại. Đó cũng chính là phương thức để chúng ta từng bước khẳng định chủ quyền quốc gia thực sự của mình, khơng để các nước khác chèn ép và áp đặt quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội của họ đối với chúng ta. Vấn đề có tính ngun tắc và đặt
lên hàng đầu mà chúng ta phải ln ln qn triệt và thực tồn nhất quán khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế là phát triển lực lượng sản xuất theo định hướng XHCN, xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, vì độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Sự chống phá của các thế lực thù địch bên ngoài, của thế lực phản động trong và ngoài nước ngày càng gia tăng với nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt, phương tiện hoạt động ngày một tinh vi, hiện đại hơn. Sự xuất hiện của nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm môi trường, tội phạm về ma túy, tội phạm khủng bố quốc tế, tội phạm rửa tiền, các tai, tệ nạn xã hội và các mối đe dọa an ninh mang tính chất phi truyền thống đang có xu hướng gia tăng, tác động không nhỏ đến môi trường phát triển lành mạnh, bền vững của đất nước.
Bảo vệ chủ quyền quốc gia trong thực hiện CSXNC là nhiệm vụ, đặc biệt quan trọng. Trong những năm qua thực hiện đường lối đối ngoại nước ta đã ban hành nhiều chính sách thiết thực đảm bảo thực hiện có hiệu quả trong quan hệ quốc tế, điều kiện toàn cầu. Thực hiện Pháp lệnh 24/2000/PL- UBTVQH10 ngày 28 tháng 4 năm 2000 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định 136/CP của Chính phủ, nhằm chủ động, phịng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các đối tượng có hoạt động gây phương hại ANQG, TTATXH, Bộ Công an đã quy định về người thuộc diện chưa cho nhập cảnh, và người thuộc diện chưa được xuất cảnh đó là:
Người thuộc diện chưa được nhập cảnh
1. Thành viên của các tổ chức khủng bố quốc tế, các tổ chức phát xít mới, đối tượng hoạt động khủng bố quốc tế, đối tượng nghi Hồi giáo cực đoan, tội phạm chiến tranh, phá hoại hịa bình, chống lồi người, đối tượng đang bị tổ chức Interpol, Aseanapol truy nã; 2. Đối tượng buôn bán người, buôn lậu quốc tế, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển buôn bán trái phép ma túy, vũ
khí, chất nổ, chất hóa học nguy hiểm, làm, tàng trữ,vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả, séc giả, giấy tờ có giá giả khác, tội phạm lợi dụng cơng nghệ cao; 3.Người đang hoạt động chống Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; 4. Người đã bị Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trục xuất hoặc yêu cầu xuất cảnh; do vi phạm PL Việt Nam trong lần nhập cảnh trước; người giả mạo giấy tờ, cố ý khai sai sự thật khi làm thủ tục XNC; 5.Người bị phía nước ngồi trục xuất về Việt Nam mà việc trục xuất đó chưa được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam.
Người thuộc diện chưa được xuất cảnh
1. Người mà cơ quan Cơng an có căn cứ xác định họ xuất cảnh nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hịa XHCN Việt Nam hoặc gây phương hại ANQG Việt Nam; 2. Người có dấu hiệu phạm tội, tuy Cơ quan điều tra Công an chưa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng đang trong quá trình điều tra, xác minh làm rõ, có khả năng xuất cảnh để trốn tránh điều tra, xử lý của PL; 3. Người có liên qua trực tiếp đến vụ án mà Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, hoặc đang đề nghị truy tố, truy nã; người đang bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú; 4. Người đang là đối tượng của một yêu cầu dẫn độ của nước ngoài để điều tra truy tố, xét xử hoặc thi hành án dân sự; 5. Phạm nhân đang được hỗn, tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù, người đang chấp hành các hình phạt trục xuất, phạm nhân bỏ trốn khỏi nơi giam đang bị Giám thị trại giam, trại tạm giam ra quyết định truy nã; 6. Người có hành vi phạm hành chính về XNC theo quy định của Chính phủ.
Người nước ngồi thuộc một trong những trường hợp quy định tại Khoản 1 điều 9 pháp lệnh số 24/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 4 năm 2000 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tại Khoản 4 Điều 4 Mục 1 Chương II của Thơng tư này có thể bị tạm hoãn xuất cảnh.
1. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam chưa cho người nước ngồi nhập cảnh, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Khơng có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh này; b) Giả mạo giấy tờ, cố ý khai sai sự thật khi làm thủ tục xin nhập cảnh; c)Vì lý do phịng, chống dịch bệnh; d) Vi phạm nghiêm trọng PL Việt Nam trong lần nhập cảnh trước; đ) Vì lý do bảo vệ ANQG, lý do đặc biệt khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định chưa cho người nước ngoài thuộc những trường hợp quy định tại khoản l Điều này nhập cảnh.
Người nước ngồi có thể bị tạm hỗn xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang là bị đơn trong các vụ tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động; b) Đang có nghĩa vụ thi hành bản án hình sự; c) Đang có nghĩa vụ thi hành bản án dân sự, kinh tế, lao động; d) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính; Ngồi ra người nước ngồi và người Việt Nam trong một số yêu cầu nhất định nhằm phòng ngừa và ngăn chặn các hoạt động xâm phạm ANQG và trật tự xã hội mà cần chú ý việc nhập cảnh, xuất cảnh của họ. Căn cứ về quy định trên các lực lượng chức năng thực hiện quản lý nhà nước về XNC đã ngăn chặn, triệt phá nhiều ổ nhóm tổ chức đưa người xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú bất hợp pháp, giữ vững chủ quyền, bảo đảm ANQG và TTATXH.