Giai đoạn từ 1986 về trước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-các tác động chính trị chủ yếu của chính sách xuất nhập cảnh qua khảo sát tại thành phố đà nẵng (Trang 37 - 41)

Từ khi Cách mạng tháng Tám thành công, ở giai đoạn này trên thực tế thực hiện vấn đề xuất cảnh, nhập cảnh khơng đáng kể, chủ yếu là các phái đồn của Nhà nước ta ra nước ngoài tham dự các hội nghị quốc tế, đều theo con đường khơng chính thức.

Về phía người nước ngồi: việc ra vào lãnh thổ Việt Nam lúc bấy giờ chủ yếu là lực lượng vũ trang của các nước đế quốc, thực dân xâm lược (Anh, Pháp, Tàu Tưởng) với danh nghĩa lực lượng của các nước đồng minh vào Việt Nam để giải giáp quân đội phát xít Nhật. Thời kỳ này có một số người nước ngoài vào Việt Nam đội lốt giáo sĩ, nữ tu hoạt động tình báo, gián điệp cho Pháp và một số Hoa kiều hoạt động gián điệp cho đặc vụ Tưởng để chống phá Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa.

Chính sách về xuất cảnh, nhập cảnh được ghi vào Hiến pháp năm 1946, là bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta tại Điều 10 đã quy định công dân Việt Nam có quyền "tự do đi lại, cư trú, có quyền ra nước ngồi".

Ngày 16/02/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 141/SL đổi Nha Công an thành Bộ Cơng an; theo đó, ngày 13/05/1953, lần đầu tiên Thứ Bộ Công an ra Nghị định số 74/NĐ-CA quy định rõ: tổ chức bộ máy của lực lượng quản lý người nước ngoài (ngoại kiều) và quản lý cửa khẩu quốc tế (kiểm soát qua lại biên giới) trực thuộc Vụ Trị an hành chính; ngày 29/08/1953, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định đổi tên Thứ Bộ Công an thành Bộ Công an.

Trong giai đoạn này, Nhà nước ta ban hành nhiều văn bản chính sách PL từ hiến pháp, sắc lệnh, nghị định đến các thông tư liên quan đến quyền con

người, đặc biệt là các quyền tự do dân chủ. Để bảo đảm thực hiện và bảo vệ các quyền đó, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm chính sách PL hành chính. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trị xã hội của đất nước ta lúc đó mà các quy định về hành chính liên quan đến các quyền con người nói chung mới định hình, cịn sơ sài.

Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc bước sang giai đoạn cách mạng XHCN, đồng thời tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam tiến tới thống nhất Tổ quốc. Hai nhiệm vụ chiến lược này của cách mạng Việt Nam chi phối toàn bộ hoạt động đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Nhà nước Việt Nam đã có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế, có điều kiện quan hệ với các nước trên thế giới với tư cách là một quốc gia độc lập. Hoạt động đối ngoại của Nhà nước ta bước sang thời kỳ phát triển mới. Quản lý người nước ngoài và quản lý cửa khẩu quốc tế là cơng tác cịn mới mẻ đối với ngành Công an. Nhà nước ta đã ban hành một loạt văn bản quy phạm chính sách chính sách PL trong quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú.

Ngày 20/10/1959, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 389/TTg quy định về hộ chiếu và thị thực. Điều 1 của Nghị định quy định: "Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hịa đi ra nước ngồi phải mang hộ chiếu". Điều 2 quy định hộ chiếu có ba loại: hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu cơng vụ, hộ chiếu phổ thơng, ngồi ra cịn có "những giấy tờ được coi có giá trị như hộ chiếu do Bộ Ngoại giao và Bộ Công an quy định". Về thẩm quyền của cơ quan cấp hộ chiếu, Điều 5 quy định: Bộ Ngoại giao cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông cho những người đi việc công; Bộ Công an cấp hộ chiếu phổ thông cho những người đi việc tư.

Cùng với Nghị định 389/TTg, Chính phủ cịn ban hành Nghị định 390/TTg ngày 27/10/1959 quy định việc thị thực vào hộ chiếu. Tại Điều 1 quy định: "Công dân Việt Nam hay người ngoại quốc ra vào nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phải mang hộ chiếu có thị thực của cơ quan có thẩm quyền của

nước Việt Nam dân chủ cộng hịa và phải xuất trình hộ chiếu có thị thực cho đồn công an ở địa điểm cuối cùng lúc ra hay địa điểm đầu tiên lúc vào".

Sau hai Nghị định 389/TTg, 390/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Chính phủ cịn ban hành Nghị định số 68/CP ngày 7/12/1960 quy định về cấp phát các loại hộ chiếu ngoại giao; Nghị định 83-CP ngày 10/6/1961 về việc người ngoại quốc xin nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh nước Việt Nam dân chủ cộng hịa; Nghị định số 203/CP ngày 19/11/1962 về giao thơng vận tải quy định cấp phát hộ chiếu cho thuyền viên đi ra nước ngoài; Nghị định số 38/CP ngày 22/2/1966 về việc cấp hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thơng cho những người đi ra nước ngồi về việc riêng.

Trong giai đoạn này, quan hệ ngoại giao, hữu nghị giữa các nước trong hệ thống XHCN. So với giai đoạn trước, quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú bằng chính sách PL đã tiến một bước đáng kể. Hệ thống các văn bản quy phạm chính sách PL về xuất cảnh, nhập cảnh và các văn bản quy phạm chính sách PL liên quan đã được ban hành và được bổ sung, điều chỉnh. Cơ quan quản lý nhà nước về XNC đã được thiết lập, nhưng việc hình thành cơ chế đảm bảo thực thi hành chính nhà nước của cơ quan chức năng trong lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú nói chung vẫn chưa kịp thời. Mặc dù, Bộ Cơng an được giao chức năng hành chính nhà nước trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, nhưng mãi đến ngày 24/5/1967, Bộ trưởng Bộ Công an mới ra Quyết định số 294/QĐ thành lập Phịng cơng tác người nước ngồi. Điều đó ở một mức độ nhất định đã hạn chế hiệu quả thi hành các văn bản quy phạm chính sách chính sách PL trong quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh nói chung và thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh nói riêng, ở thời kỳ nầy, trên thực tế, hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngồi trong giai đoạn này cịn ít, tính chất và thành phần cịn đơn giản.

Với thắng lợi mùa xuân năm 1975. Cả nước độc lập, thống nhất, tập trung sức thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

XHCN. Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ này là vừa phải đấu tranh chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch, giữ vững độc lập, chủ quyền, vừa phải tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại trong thế bao vây, cấm vận về kinh tế nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới, đưa nước ta thốt khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội.

Trong giai đoạn này, các văn bản quy phạm chính sách PL trong hành chính nhà nước nói chung và trong hành chính nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh nói riêng đã được Nhà nước quan tâm xây dựng hơn so với giai đoạn trước. Xuất phát từ chính sách đối ngoại của Nhà nước Cộng hịa XHCN Việt Nam, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định 122-CP ngày 25/4/1977 về chính sách đối với người nước ngồi cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam. Ngày 19/3/1979, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 121/CP về chính sách đối với người Việt Nam xin ra nước ngoài để làm ăn sinh sống, lần đầu tiên quy định những thủ tục xuất cảnh định cư. Chính phủ ta và Cao ủy về người tị nạn của LHQ cũng đã ký thỏa thuận ngày 30/5/1975 gồm 7 điểm quy định về những thủ tục cho người ra đi có trật tự (gọi tắt là chương trình ODP). Ngày 25/7/1983, Hội đồng Bộ trưởng ra Chỉ thị số 208/CT cho phép con lai Mỹ và thân nhân xuất cảnh.

Thời điểm này, Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao cũng đã ban hành một số Thông tư liên bộ như: Thông tư 178-LBNG - NV ngày 25/4/1977 hướng dẫn thực hiện Quyết định 122-CP ngày 25/4/1977; và Thông tư số 01/TTLB ngày 08/5/1979 hướng dẫn thực hiện Quyết định 121/CP ngày 19/3/1979, nhằm giải quyết cho người Việt Nam có nguyện vọng xuất cảnh đồn tụ với gia đình vì lý do nhân đạo.

Về bộ máy hành chính: năm 1981, Bộ Nội vụ ra quyết định thành lập: Cục Quản lý người nước ngoài và xuất cảnh, nhập cảnh; Cục Quản lý cửa khẩu. Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập các phòng hoặc đội quản lý xuất cảnh, nhập cảnh. Bộ Ngoại giao cũng đã phối hợp với Ủy

ban nhân dân các tỉnh, thành phố thành lập các Sở Ngoại vụ để giải quyết các vấn đề xuất cảnh, nhập cảnh thuộc thẩm quyền của mình. Như vậy, ở giai đoạn này, hành chính nhà nước trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh đã được quan tâm củng cố, phát triển thêm và được cụ thể hóa về cả phương diện các văn bản quy phạm chính sách PL lẫn cơ chế hành chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-các tác động chính trị chủ yếu của chính sách xuất nhập cảnh qua khảo sát tại thành phố đà nẵng (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w